Huycl2507
New Member
Chọn dịch vụ Internet di động nào
Với ưu thế về công nghệ (băng thông rộng) cả 3 nhà khai thác dịch vụ chuẩn CDMA tại Việt Nam: S-Fone, HT Mobile và EVN Telecom, đều đã công bố đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ Mobile Internet và đang cạnh tranh khá mạnh về giá.
Bên phía “cầu”, một trong những nguyên nhân thúc đẩy dịch vụ Mobile Internet là việc ngày càng nhiều người sở hữu máy tính xách tay, nhu cầu di chuyển ngày càng nhiều và cả một nguyên nhân thời sự khác là những người “chơi” chứng khoán đang có nhu cầu kết nối Internet không dây tốc độ cao ngày càng đông... Với Mobile Internet, bạn truy cập Internet tốc độ cao ngay cả khi đang di chuyển trên ôtô hoặc các phương tiện khác.
EV-DO - Internet không dây tốc độ cao
Hiện tại chỉ mới có các nhà cung cấp dịch vụ CDMA đưa ra dịch vụ Mobile Internet còn nhà cung cấp mạng GSM/GPRS chưa công bố chính thức về việc triển khai dịch vụ này.
Với Mobile Internet, bạn có thể nối mạng ở bất cứ đâu.
Ảnh: Hoàng Hà.
Với Mobile Internet, người dùng có thể di chuyển hoặc ở bất cứ đâu (nếu ở đó có sóng của nhà cung cấp điện thoại di động mà họ đăng ký dịch vụ), đây là ưu điểm lớn nhất mà không có một ISP hoặc một công nghệ truyền thống nào hiện nay có được tại Việt Nam. Như vậy, với công bố phủ sóng toàn quốc của S-Fone, HT Mobile và EVN, tầm phủ của Mobile Internet đang rất lớn.
Trước đây, kết nối Internet không dây qua dịch vụ của các hãng này chỉ có thể dùng công nghệ CDMA 2000 1x với tốc độ tối đa là 230,4 Kb/giây. Tốc độ truy cập này tương đối thấp, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho Mobile Internet trước đây chưa hấp dẫn được người dùng.
Thời gian gần đây, sau khi S-Fone đã công bố cung cấp dịch vụ dựa trên CDMA 2000 1x EV-DO, HT Mobile và EVN Telecom cũng đưa ra gói cước này, cho phép người dùng kết nối Internet với tốc độ lên đến 2,4 Mb/giây. Như vậy, ngày nay khi ở vùng phủ sóng CDMA 2000 1x hoặc CDMA 2000 1x EV-DO bạn đều có thể kết nối Internet di động. Tuy nhiên, không giống như 2000 1x, xét về vùng phủ sóng EV-DO, S-Fone hiện đang có ưu thế khi họ đang phủ sóng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ; trong khi EVN Telecom chỉ có ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; và HT Mobile có tại Hà Nội và TP.HCM.
Không thể so sánh với ADSL
Giá cước dịch vụ Mobile Internet cũng là một trong những vấn đề người dùng quan tâm. Tâm lý thông thường là người dùng hay so sánh với cước sử dụng ADSL. Tuy nhiên, sự so sánh này, theo nhiều chuyên gia là hơi khập khiễng vì một bên là Internet cố định hoặc Wi-Fi (vùng phủ sóng tối đa chỉ trong bán kính 100 m) còn một bên là Internet di động. Chính vì vậy cước của Mobile Internet có thể đắt hơn đáng kể so với ADSL hiện nay.
Sử dụng laptop nối mạng ở bất kỳ đâu có mạng di động.
Ảnh: Hoàng Hà.
Ngoài vùng phủ sóng EV-DO, S-Fone đang được đánh giá là có chính sách cước linh hoạt và có lợi nhất cho người dùng dịch vụ Internet di động. Ngoài 3 mức cước đã được công bố trước đây, 2 mức cước mới công bố trong tháng 4/2007 có tính chất đột phá là Data Basic và Data Option, nâng số lượng gói cước cho dịch vụ Internet di động của S-Fone lên con số 5.
Nói về hai gói cước mới, ông Đỗ Văn Quất, giám đốc kinh doanh và tiếp thị của S-Fone cho biết: “Đây chính là bước phát triển mới của S-Fone nhằm mang lại cho người dùng nhiều chọn lựa về gói cước để tiếp cận với các dịch vụ 3G, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ viễn thông của Việt Nam với thế giới”.
Trong khi đó cước dịch vụ Internet của HT Mobile được chia làm 4 gói. Thuê bao trả sau có thể sử dụng gói: B-Data 2, thuê bao 300.000 đồng/tháng, người dùng được miễn phí 300 MB/tháng, nếu dùng quá 300 MB, bạn sẽ phải trả 2 đồng Kb/giây, cước đăng ký dịch vụ là 118.000 đồng, gói cước này chỉ có thể sử dụng để kết nối Internet và gửi/nhận SMS; Gói B-Data 1 với giá thuê bao và đăng ký dịch vụ như với B-Data 2 nhưng người dùng phải trả 5 đồng mỗi Kb/giây nếu dùng quá 300 MB/tháng, bạn có thể sử dụng gói này cho thoại và data. Thuê bao trả trước có thể dùng 2 gói: Data 2 với các điều kiện về cước phí như B-Data 2 và gói Data 1 với các điều kiện cước phí như B-Data 1 (tất nhiên sẽ không được hưởng 300 MB/tháng miễn phí).
Khác S-Fone và HT Mobile, với EVN Telecom, ở thời điểm hiện tại, nếu sử dụng kết nối Internet trên công nghệ 2000 1x, người dùng không mất phí kích hoạt, tiền thuê bao hàng tháng là 55.000 đồng và cước truy cập Internet là 180 đồng/phút. Trong khi đó, nếu sử dụng EV-DO thì cước kích hoạt dịch vụ là 100.000 đồng, cước SIM là 26.000 đồng, cước thuê bao là 135.000 đồng/tháng và cước kết nối Internet là 300 đồng/MB.
“Modem” cũng là điều cần chú ý
Internet di động là dịch vụ cung cấp tiện ích kết nối Internet cho máy tính (xách tay hoặc để bàn) thông qua điện thoại di động tương thích hoặc thiết bị chuyên dụng như USB/PCMCIA có hòa mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Nghĩa là cũng giống như kết nối Internet qua quay số hay ADSL người dùng phải có modem (điện thoại di động hoặc USB/PCMCIA card) tương thích với dịch vụ muốn dùng. Ví dụ, nếu chỉ cần kết nối Mobile Internet theo công nghệ 2000 1x thì bạn cần mua điện thoại di động hoặc USB/PCMCIA card hỗ trợ công nghệ này và tương tự cho EV-DO. Một số sản phẩm EV-DO vẫn cho phép kết nối với 2000 1x nhưng không có chiều ngược lại; thiết bị cho EV-DO đắt hơn nhiều so với 2000 1x. Cả S-Fone, HT Mobile là EVN Telecom đều đang độc quyền bán ra các sản phẩm này.
Mobile Internet tiện hơn cho những người thường xuyên phải di chuyển. Ảnh: Hoàng Hà.
S-Fone còn có cả 1 nhà phân phối chính thức các sản phẩm USB/PCMCIA cho dịch vụ Mobile Internet là công ty FPT Mobile. Nếu dùng điện thoại để làm modem, bạn có thể tiết kiệm chi phí mua thiết bị nhưng đổi lại bạn phải có cáp kết nối điện thoại với máy tính và vì thế tính cơ động không cao. Hơn nữa, khi kết nối Internet, chức năng thoại có thể bị ngưng. Pin cũng là điều đáng lưu ý vì không phải loại cáp USB nào cũng cho phép đồng thời kết nối dữ liệu và sạc pin.
Sử dụng card PCMCIA hoặc USB (hiện chỉ có S-Fone cung cấp) khá tiện dụng. Bạn chỉ việc cắm thiết bị này vào cổng PCMCIA hoặc USB của máy tính.
Giá cả của các loại card này cũng là vấn đề cần phải cân nhắc. Ví dụ, nếu bạn mua card PCMCIA Merlin V620 của HT Mobile có hỗ trợ EV-DO thì giá hiện vào khoảng 3,8 triệu đồng, nhưng nếu mua loại PCMCIA Huawei EC321 cũng của HT Mobile nhưng không hỗ trợ EV-DO chỉ 1,76 triệu đồng. Trong khi đó, cũng là thiết bị hỗ trợ EV-DO nhưng loại Internet USB-Modem CCU-550 của S-Fone hiện lại có giá 1,79 triệu đồng.
Theo đánh giá của những người đã sử dụng cả 3 dịch vụ này thì hiện S-Fone tỏ ra có ưu thế hơn về chi phí và khả năng kết nối, tốc độ truy cập nhanh, ổn định. Tất nhiên, do áp lực cạnh tranh, các nhà khai thác đều đã và đang có nhiều chương trình khuyến mãi cho người dùng Mobile Internet đồng thời tiếp tục cải thiện về tốc độ, vùng phủ sóng, thiết bị kết nối.
(Theo Thế Giới Vi Tính)
Với ưu thế về công nghệ (băng thông rộng) cả 3 nhà khai thác dịch vụ chuẩn CDMA tại Việt Nam: S-Fone, HT Mobile và EVN Telecom, đều đã công bố đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ Mobile Internet và đang cạnh tranh khá mạnh về giá.
Bên phía “cầu”, một trong những nguyên nhân thúc đẩy dịch vụ Mobile Internet là việc ngày càng nhiều người sở hữu máy tính xách tay, nhu cầu di chuyển ngày càng nhiều và cả một nguyên nhân thời sự khác là những người “chơi” chứng khoán đang có nhu cầu kết nối Internet không dây tốc độ cao ngày càng đông... Với Mobile Internet, bạn truy cập Internet tốc độ cao ngay cả khi đang di chuyển trên ôtô hoặc các phương tiện khác.
EV-DO - Internet không dây tốc độ cao
Hiện tại chỉ mới có các nhà cung cấp dịch vụ CDMA đưa ra dịch vụ Mobile Internet còn nhà cung cấp mạng GSM/GPRS chưa công bố chính thức về việc triển khai dịch vụ này.
Với Mobile Internet, bạn có thể nối mạng ở bất cứ đâu.
Ảnh: Hoàng Hà.
Với Mobile Internet, người dùng có thể di chuyển hoặc ở bất cứ đâu (nếu ở đó có sóng của nhà cung cấp điện thoại di động mà họ đăng ký dịch vụ), đây là ưu điểm lớn nhất mà không có một ISP hoặc một công nghệ truyền thống nào hiện nay có được tại Việt Nam. Như vậy, với công bố phủ sóng toàn quốc của S-Fone, HT Mobile và EVN, tầm phủ của Mobile Internet đang rất lớn.
Trước đây, kết nối Internet không dây qua dịch vụ của các hãng này chỉ có thể dùng công nghệ CDMA 2000 1x với tốc độ tối đa là 230,4 Kb/giây. Tốc độ truy cập này tương đối thấp, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho Mobile Internet trước đây chưa hấp dẫn được người dùng.
Thời gian gần đây, sau khi S-Fone đã công bố cung cấp dịch vụ dựa trên CDMA 2000 1x EV-DO, HT Mobile và EVN Telecom cũng đưa ra gói cước này, cho phép người dùng kết nối Internet với tốc độ lên đến 2,4 Mb/giây. Như vậy, ngày nay khi ở vùng phủ sóng CDMA 2000 1x hoặc CDMA 2000 1x EV-DO bạn đều có thể kết nối Internet di động. Tuy nhiên, không giống như 2000 1x, xét về vùng phủ sóng EV-DO, S-Fone hiện đang có ưu thế khi họ đang phủ sóng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ; trong khi EVN Telecom chỉ có ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; và HT Mobile có tại Hà Nội và TP.HCM.
Không thể so sánh với ADSL
Giá cước dịch vụ Mobile Internet cũng là một trong những vấn đề người dùng quan tâm. Tâm lý thông thường là người dùng hay so sánh với cước sử dụng ADSL. Tuy nhiên, sự so sánh này, theo nhiều chuyên gia là hơi khập khiễng vì một bên là Internet cố định hoặc Wi-Fi (vùng phủ sóng tối đa chỉ trong bán kính 100 m) còn một bên là Internet di động. Chính vì vậy cước của Mobile Internet có thể đắt hơn đáng kể so với ADSL hiện nay.
Sử dụng laptop nối mạng ở bất kỳ đâu có mạng di động.
Ảnh: Hoàng Hà.
Ngoài vùng phủ sóng EV-DO, S-Fone đang được đánh giá là có chính sách cước linh hoạt và có lợi nhất cho người dùng dịch vụ Internet di động. Ngoài 3 mức cước đã được công bố trước đây, 2 mức cước mới công bố trong tháng 4/2007 có tính chất đột phá là Data Basic và Data Option, nâng số lượng gói cước cho dịch vụ Internet di động của S-Fone lên con số 5.
Nói về hai gói cước mới, ông Đỗ Văn Quất, giám đốc kinh doanh và tiếp thị của S-Fone cho biết: “Đây chính là bước phát triển mới của S-Fone nhằm mang lại cho người dùng nhiều chọn lựa về gói cước để tiếp cận với các dịch vụ 3G, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ viễn thông của Việt Nam với thế giới”.
Trong khi đó cước dịch vụ Internet của HT Mobile được chia làm 4 gói. Thuê bao trả sau có thể sử dụng gói: B-Data 2, thuê bao 300.000 đồng/tháng, người dùng được miễn phí 300 MB/tháng, nếu dùng quá 300 MB, bạn sẽ phải trả 2 đồng Kb/giây, cước đăng ký dịch vụ là 118.000 đồng, gói cước này chỉ có thể sử dụng để kết nối Internet và gửi/nhận SMS; Gói B-Data 1 với giá thuê bao và đăng ký dịch vụ như với B-Data 2 nhưng người dùng phải trả 5 đồng mỗi Kb/giây nếu dùng quá 300 MB/tháng, bạn có thể sử dụng gói này cho thoại và data. Thuê bao trả trước có thể dùng 2 gói: Data 2 với các điều kiện về cước phí như B-Data 2 và gói Data 1 với các điều kiện cước phí như B-Data 1 (tất nhiên sẽ không được hưởng 300 MB/tháng miễn phí).
Khác S-Fone và HT Mobile, với EVN Telecom, ở thời điểm hiện tại, nếu sử dụng kết nối Internet trên công nghệ 2000 1x, người dùng không mất phí kích hoạt, tiền thuê bao hàng tháng là 55.000 đồng và cước truy cập Internet là 180 đồng/phút. Trong khi đó, nếu sử dụng EV-DO thì cước kích hoạt dịch vụ là 100.000 đồng, cước SIM là 26.000 đồng, cước thuê bao là 135.000 đồng/tháng và cước kết nối Internet là 300 đồng/MB.
“Modem” cũng là điều cần chú ý
Internet di động là dịch vụ cung cấp tiện ích kết nối Internet cho máy tính (xách tay hoặc để bàn) thông qua điện thoại di động tương thích hoặc thiết bị chuyên dụng như USB/PCMCIA có hòa mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Nghĩa là cũng giống như kết nối Internet qua quay số hay ADSL người dùng phải có modem (điện thoại di động hoặc USB/PCMCIA card) tương thích với dịch vụ muốn dùng. Ví dụ, nếu chỉ cần kết nối Mobile Internet theo công nghệ 2000 1x thì bạn cần mua điện thoại di động hoặc USB/PCMCIA card hỗ trợ công nghệ này và tương tự cho EV-DO. Một số sản phẩm EV-DO vẫn cho phép kết nối với 2000 1x nhưng không có chiều ngược lại; thiết bị cho EV-DO đắt hơn nhiều so với 2000 1x. Cả S-Fone, HT Mobile là EVN Telecom đều đang độc quyền bán ra các sản phẩm này.
Mobile Internet tiện hơn cho những người thường xuyên phải di chuyển. Ảnh: Hoàng Hà.
S-Fone còn có cả 1 nhà phân phối chính thức các sản phẩm USB/PCMCIA cho dịch vụ Mobile Internet là công ty FPT Mobile. Nếu dùng điện thoại để làm modem, bạn có thể tiết kiệm chi phí mua thiết bị nhưng đổi lại bạn phải có cáp kết nối điện thoại với máy tính và vì thế tính cơ động không cao. Hơn nữa, khi kết nối Internet, chức năng thoại có thể bị ngưng. Pin cũng là điều đáng lưu ý vì không phải loại cáp USB nào cũng cho phép đồng thời kết nối dữ liệu và sạc pin.
Sử dụng card PCMCIA hoặc USB (hiện chỉ có S-Fone cung cấp) khá tiện dụng. Bạn chỉ việc cắm thiết bị này vào cổng PCMCIA hoặc USB của máy tính.
Giá cả của các loại card này cũng là vấn đề cần phải cân nhắc. Ví dụ, nếu bạn mua card PCMCIA Merlin V620 của HT Mobile có hỗ trợ EV-DO thì giá hiện vào khoảng 3,8 triệu đồng, nhưng nếu mua loại PCMCIA Huawei EC321 cũng của HT Mobile nhưng không hỗ trợ EV-DO chỉ 1,76 triệu đồng. Trong khi đó, cũng là thiết bị hỗ trợ EV-DO nhưng loại Internet USB-Modem CCU-550 của S-Fone hiện lại có giá 1,79 triệu đồng.
Theo đánh giá của những người đã sử dụng cả 3 dịch vụ này thì hiện S-Fone tỏ ra có ưu thế hơn về chi phí và khả năng kết nối, tốc độ truy cập nhanh, ổn định. Tất nhiên, do áp lực cạnh tranh, các nhà khai thác đều đã và đang có nhiều chương trình khuyến mãi cho người dùng Mobile Internet đồng thời tiếp tục cải thiện về tốc độ, vùng phủ sóng, thiết bị kết nối.
(Theo Thế Giới Vi Tính)