Vietvnn
Super V.I.P
Ngón tay thay… miệng trong giao tiếp thời đại số
Một nữ sinh viên tán gẫu bằng cách gửi đi hơn 1.000 tin nhắn qua Motorola RAZR mỗi tháng, nhưng cô ít nói chuyện đến mức bố mẹ phải "van nài" con gái mình đặt chiếc điện thoại lên miệng chứ không phải để nó dưới những ngón tay.
Nhiều thanh niên chọn giải pháp ở lì trong phòng để kết nối với thế giới qua thiết bị di động. Ảnh: Cater.
Cô gái Alexandra Smith, 18 tuổi người Mỹ, đang bắt đầu thực hành lại cách giao tiếp tự nhiên: vận động cơ miệng. Thay vì ngồi nhà bấm bàn phím điện thoại, cô cố gắng gặp gỡ 3 người bạn thân thường xuyên hơn để trò chuyện trực tiếp. Tuy vậy, Smith không quá lo lắng bởi cô không phải hiện tượng cá biệt. Bạn học của cô cũng chọn giải pháp ở lì trong phòng để "kết nối" thế giới, nếu không bằng điện thoại thì cũng là qua dịch vụ tin nhắn nhanh (IM) hoặc website mạng xã hội như MySpace và Facebook.
Với cái miệng đóng lại cả ngày còn laptop và thiết bị di động được bật 24/24 giờ thì phòng ngủ của giới trẻ đang dần biến thành một thư viện thu nhỏ. Dẫn chương trình truyền hình Ellen DeGeneres có lần nói với khách mời là diễn viên Lindsay Lohan: "Mỗi lần gặp cô đi ăn tối, tôi đều thấy cô đi cùng 8, 9 người khác. Các cô ngồi quanh một bàn nhưng mỗi người lại hí hoáy làm việc riêng với BlackBerry". Lohan thản nhiên trả lời rằng cô có cả nghìn tin nhắn cần phản hồi.
Các nhà tuyển dụng cũng đang có những mối lo lắng riêng. Nhân viên ngày nay yêu và sành công nghệ hơn các vị sếp khả kính nhưng lại không thể bàn bạc một cách nghiêm túc về công việc trong các cuộc họp. Sonya Hamlin, tác giá cuốn How to Talk So People Listen: Connecting in Today's Workplace (Làm thế nào để đồng nghiệp lắng nghe bạn), nói: "Chúng ta đang dần quên đi những kỹ năng tự nhiên và thuộc về bản chất của con người".
Hamlin từng tham gia giảng dạy tại một lớp tài năng thuộc một trường trung học ở California (Mỹ). Nhưng các câu phát biểu của học sinh đều quá ngắn gọn và không chứa thông tin, như thể bọn trẻ không có khả năng diễn đạt bằng lời những hiểu biết của chúng. Bà cho rằng giới trẻ không còn dùng tai trong giao tiếp nữa bởi dịch vụ tin nhắn nhanh cho phép chúng đọc đi đọc lại câu hỏi 6 lần trước khi trả lời.
Ngồi cạnh nhau nhưng vẫn không quên trả lời tin nhắn. Ảnh: Dsltarife.
Còn giới sản xuất điện thoại lại "vẽ đường cho hươu chạy" khi đua nhau cho ra đời những chủng loại điện thoại hỗ trợ gõ phím dễ dàng hơn. Virgin Mobile giới thiệu Switch_Back giống BlackBerry với bàn phím Qwerty và tích hợp công cụ chat AIM. "Tin nhắn sẽ là hình thức giao tiếp phổ biến mới và chúng ta đang sống trong quốc-gia-160-ký-tự", Howard Handler, đại diện của Virgin Mobile, tuyên bố.
Ngày nay, điện thoại cố định hiếm khi rung chuông. Nó mang lại không khí bình lặng trong gia đình nhưng cũng khiến nhiều phụ huynh khó khăn trong việc kiểm soát các mối quan hệ của con cái.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng mọi người không cần phải qua lo lắng bởi nhiều thanh thiếu niên đang bắt đầu nhận thức được tác dụng phụ của SMS và IM. Như Heather Hogan, một "tín đồ SMS", rốt cuộc cũng không chịu nổi cậu bạn mới. Họ gặp nhau trong một lần đi chơi cùng nhóm bạn và trao đổi số điện thoại, nhưng anh chàng kia không chịu gọi điện mà chỉ nhắn tin. Hogan cảm thấy bực bội và chán ghét dần chuyện bấm phím.
(Theo VnExpress)
Một nữ sinh viên tán gẫu bằng cách gửi đi hơn 1.000 tin nhắn qua Motorola RAZR mỗi tháng, nhưng cô ít nói chuyện đến mức bố mẹ phải "van nài" con gái mình đặt chiếc điện thoại lên miệng chứ không phải để nó dưới những ngón tay.
Nhiều thanh niên chọn giải pháp ở lì trong phòng để kết nối với thế giới qua thiết bị di động. Ảnh: Cater.
Cô gái Alexandra Smith, 18 tuổi người Mỹ, đang bắt đầu thực hành lại cách giao tiếp tự nhiên: vận động cơ miệng. Thay vì ngồi nhà bấm bàn phím điện thoại, cô cố gắng gặp gỡ 3 người bạn thân thường xuyên hơn để trò chuyện trực tiếp. Tuy vậy, Smith không quá lo lắng bởi cô không phải hiện tượng cá biệt. Bạn học của cô cũng chọn giải pháp ở lì trong phòng để "kết nối" thế giới, nếu không bằng điện thoại thì cũng là qua dịch vụ tin nhắn nhanh (IM) hoặc website mạng xã hội như MySpace và Facebook.
Với cái miệng đóng lại cả ngày còn laptop và thiết bị di động được bật 24/24 giờ thì phòng ngủ của giới trẻ đang dần biến thành một thư viện thu nhỏ. Dẫn chương trình truyền hình Ellen DeGeneres có lần nói với khách mời là diễn viên Lindsay Lohan: "Mỗi lần gặp cô đi ăn tối, tôi đều thấy cô đi cùng 8, 9 người khác. Các cô ngồi quanh một bàn nhưng mỗi người lại hí hoáy làm việc riêng với BlackBerry". Lohan thản nhiên trả lời rằng cô có cả nghìn tin nhắn cần phản hồi.
Các nhà tuyển dụng cũng đang có những mối lo lắng riêng. Nhân viên ngày nay yêu và sành công nghệ hơn các vị sếp khả kính nhưng lại không thể bàn bạc một cách nghiêm túc về công việc trong các cuộc họp. Sonya Hamlin, tác giá cuốn How to Talk So People Listen: Connecting in Today's Workplace (Làm thế nào để đồng nghiệp lắng nghe bạn), nói: "Chúng ta đang dần quên đi những kỹ năng tự nhiên và thuộc về bản chất của con người".
Hamlin từng tham gia giảng dạy tại một lớp tài năng thuộc một trường trung học ở California (Mỹ). Nhưng các câu phát biểu của học sinh đều quá ngắn gọn và không chứa thông tin, như thể bọn trẻ không có khả năng diễn đạt bằng lời những hiểu biết của chúng. Bà cho rằng giới trẻ không còn dùng tai trong giao tiếp nữa bởi dịch vụ tin nhắn nhanh cho phép chúng đọc đi đọc lại câu hỏi 6 lần trước khi trả lời.
Ngồi cạnh nhau nhưng vẫn không quên trả lời tin nhắn. Ảnh: Dsltarife.
Còn giới sản xuất điện thoại lại "vẽ đường cho hươu chạy" khi đua nhau cho ra đời những chủng loại điện thoại hỗ trợ gõ phím dễ dàng hơn. Virgin Mobile giới thiệu Switch_Back giống BlackBerry với bàn phím Qwerty và tích hợp công cụ chat AIM. "Tin nhắn sẽ là hình thức giao tiếp phổ biến mới và chúng ta đang sống trong quốc-gia-160-ký-tự", Howard Handler, đại diện của Virgin Mobile, tuyên bố.
Ngày nay, điện thoại cố định hiếm khi rung chuông. Nó mang lại không khí bình lặng trong gia đình nhưng cũng khiến nhiều phụ huynh khó khăn trong việc kiểm soát các mối quan hệ của con cái.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng mọi người không cần phải qua lo lắng bởi nhiều thanh thiếu niên đang bắt đầu nhận thức được tác dụng phụ của SMS và IM. Như Heather Hogan, một "tín đồ SMS", rốt cuộc cũng không chịu nổi cậu bạn mới. Họ gặp nhau trong một lần đi chơi cùng nhóm bạn và trao đổi số điện thoại, nhưng anh chàng kia không chịu gọi điện mà chỉ nhắn tin. Hogan cảm thấy bực bội và chán ghét dần chuyện bấm phím.
(Theo VnExpress)