Ôm qua… di động
Mỗi lần bạn nói chuyện với người thân qua điện thoại, một cách rất tự nhiên, bạn có cảm giác muốn ôm người ấy, nhưng rồi bạn nhận ra mình không thể…Công nghệ hiện đại ngày nay đã tìm ra giải pháp cho vấn đề tưởng như không thể này. “Áo ôm”, một sản phẩm công nghệ mới của công ty CuteCircuit, là một chiếc áo cho phép người mặc nó tiếp xúc với người khác từ khoảng cách rất xa.
Đây là một chiếc áo thông minh và... rất tình cảm
Liệu chiếc áo này có phép mầu? Câu trả lời là không. Thực ra, “Áo ôm” cũng chỉ là một một phụ kiện công nghệ cao có kết nối Bluetooth dành cho các điện thoại di động được lập trình trên Java (có bộ cảm biến và kích thích chuyên dụng).
Thiết bị này có khả năng truyền các “dữ liệu ôm” tới điện thoại của người gọi rồi gửi tới điện thoại của người nhận, điểm đến cuối cùng của các dữ liệu này là chiếc “áo ôm” của người nhận. “Dữ liệu ôm” nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng quả thật, các bộ cảm biến của chiếc áo này có thể ghi lại được cường độ tiếp xúc, nhiệt độ của da, và nhịp tim của người gửi trong khi các thiết bị kích thích tái tạo các cảm giác về va chạm, nhiệt độ, và cả cảm xúc.
Trong trường hợp người gửi không có “áo ôm”, anh ta vẫn có thể tạo ra một cái ôm ảo bằng phần mềm Java “Hug me” và gửi đến người khác đơn giản như gửi một tin nhắn.
Một điều dễ chịu khác ở chiếc áo công nghệ cao này là, trái với suy nghĩ của nhiều người, nó có thể được giặt sạch một cách dễ dàng vì tấm đệm “công nghệ thông minh” đặt trong áo có thể được tháo ra lắp vào mà không yêu cầu nhiều về kỹ thuật chuyên môn ở người sử dụng.
“Áo ôm” hoạt động được trên mọi di động ở mọi dải tần số (900Mhz, 1800Mhz, v.v…) chỉ cần có lập trình Java, sử dụng pin sạc, có sử dụng các thành phần đạt tiêu chuẩn RoHS (quy định về hạn chế chất gây nguy hại) trong quá trình sản xuất. Hiện chưa có bất kỳ tiết lộ nào về giá cả cũng như thị trường cung cấp sản phẩm, nhưng với việc được tạp chí Time đề cử vào danh sách những phát minh xuất sắc nhất năm 2006, “áo ôm” chắc chắn sẽ có được thành công trên thị trường trong một tương lai không xa.
Nguyễn Nam (theo SoftpediaNews)
Mỗi lần bạn nói chuyện với người thân qua điện thoại, một cách rất tự nhiên, bạn có cảm giác muốn ôm người ấy, nhưng rồi bạn nhận ra mình không thể…Công nghệ hiện đại ngày nay đã tìm ra giải pháp cho vấn đề tưởng như không thể này. “Áo ôm”, một sản phẩm công nghệ mới của công ty CuteCircuit, là một chiếc áo cho phép người mặc nó tiếp xúc với người khác từ khoảng cách rất xa.
Đây là một chiếc áo thông minh và... rất tình cảm
Liệu chiếc áo này có phép mầu? Câu trả lời là không. Thực ra, “Áo ôm” cũng chỉ là một một phụ kiện công nghệ cao có kết nối Bluetooth dành cho các điện thoại di động được lập trình trên Java (có bộ cảm biến và kích thích chuyên dụng).
Thiết bị này có khả năng truyền các “dữ liệu ôm” tới điện thoại của người gọi rồi gửi tới điện thoại của người nhận, điểm đến cuối cùng của các dữ liệu này là chiếc “áo ôm” của người nhận. “Dữ liệu ôm” nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng quả thật, các bộ cảm biến của chiếc áo này có thể ghi lại được cường độ tiếp xúc, nhiệt độ của da, và nhịp tim của người gửi trong khi các thiết bị kích thích tái tạo các cảm giác về va chạm, nhiệt độ, và cả cảm xúc.
Trong trường hợp người gửi không có “áo ôm”, anh ta vẫn có thể tạo ra một cái ôm ảo bằng phần mềm Java “Hug me” và gửi đến người khác đơn giản như gửi một tin nhắn.
Một điều dễ chịu khác ở chiếc áo công nghệ cao này là, trái với suy nghĩ của nhiều người, nó có thể được giặt sạch một cách dễ dàng vì tấm đệm “công nghệ thông minh” đặt trong áo có thể được tháo ra lắp vào mà không yêu cầu nhiều về kỹ thuật chuyên môn ở người sử dụng.
“Áo ôm” hoạt động được trên mọi di động ở mọi dải tần số (900Mhz, 1800Mhz, v.v…) chỉ cần có lập trình Java, sử dụng pin sạc, có sử dụng các thành phần đạt tiêu chuẩn RoHS (quy định về hạn chế chất gây nguy hại) trong quá trình sản xuất. Hiện chưa có bất kỳ tiết lộ nào về giá cả cũng như thị trường cung cấp sản phẩm, nhưng với việc được tạp chí Time đề cử vào danh sách những phát minh xuất sắc nhất năm 2006, “áo ôm” chắc chắn sẽ có được thành công trên thị trường trong một tương lai không xa.
Nguyễn Nam (theo SoftpediaNews)