• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THÔNG TIN CHUNG CÔNG NGHỆ NĂM 2007

Status
Không mở trả lời sau này.

Huycl2507

New Member
Palm: Sẽ hồi sinh

Palm, công ty nổi tiếng với các thiết bị PDA và hệ điều hành Palm cho PDA nổi tiếng đang gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường. Sau một bước cải tổ mạnh mẽ về nhân sự, những nhà đầu tư của Palm đang hy vọng vào những thành công tiếp theo cho công ty. Nhưng họ có thể sẽ phải mất thêm thời gian và sự kiên nhẫn vì những cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường.

Những khó khăn hiện tại của Palm


Công ty tư nhân Elevation Partners’ vừa quyết định mua lại 25% cổ phần của Palm và việc chia trả cổ tức từ khoản tiền kỳ vọng 940 triệu USD đã làm giới tài chính chứng khoán xôn xao. Những bên chỉ trích thì cho rằng Palm sẽ gặp khó khăn để vượt qua được những trở ngại trong giai đoạn trước mắt, ngay cả khi công ty được dẫn dắt bởi một người đã từng nhìn thấy trước được xu hướng phát triển của thiết bị nghe nhạc số iPod.

Cuộc thương thảo để Elevation đầu tư 325 triệu USD vào Palm, ước tính một cổ phiếu của Palm có giá trị 17,50 USD, gấp 24 lần so với ước tính của các nhà phân tích về thu nhập trung bình trong năm 2008. Hiện cổ phiếu của Palm trên sàn chứng khoán đang có giá 17,49 USD, tăng 1,4 USD, tương đương với 8,7%.

So sánh với Motorola, công ty này hiện đang giao dịch trên sàn với giá gấp 20,9 lần so với ước tính về thu nhập trung bình cho năm 2008, còn Research in Motion (công ty sản xuất Blackberry) đang giao dịch với giá gấp 34,7 lần. Cả hai công ty này đều có quy mô lớn hơn nhiều so với Palm.

78-2.jpg

Model Palm Treo đã không còn được ưa chuộng

Sau khi cuộc thương thảo hoàn thành, Palm sẽ chỉ định Jon Rubinstein phụ trách bộ phận phát triển sản phẩm của công ty. Rubinstein gia nhập công ty vào đúng giai đoạn khó khăn với những thách thức lớn hơn cho dòng điện thoại thông minh Treo. Trong khi đó, Samsung Electronics đang kinh doanh rất khá với sản phẩm Blackjack, Motorola có Q, Blackberry của RIM, còn Apple thì đang chờ đợi thành công của iPhone sẽ ra mắt vào cuối tháng 6 này. Rõ ràng, Palm đang gặp rất nhiều bất lợi vì công ty gần như đã đặt cả số phận của mình vào Treo.

Ngoài Treo, Palm còn lại rất ít sản phẩm và dòng PDA đang trở nên già cỗi trên thị trường. Vấn đề sống còn với Palm là phải đưa ra được những sản phẩm mới cả về phần cứng và phần mềm, để có thể “đối chọi” lại được với rất nhiều mẫu điện thoại phong phú hiện nay trên thị trường.

“Chứng khoán của các thiết bị di động được quyết định bởi sản phẩm mới và dòng đời của những sản phẩm đó”, Maynard Um, một chuyên gia phân tích của UBS nói. Trong khi đó, sản phẩm mới nhất của Palm là Foleo, một “người bạn di động”, sản phẩm trí tuệ của nhà sáng lập Jeff Hawkins của Palm, đã nhận được sự đón tiếp khá thờ ơ của người dùng.

Nhân sự mới - Những chuyên gia hàng đầu về công nghệ


Rubinstein từng là trưởng bộ phận phát triển phần cứng của Apple và có công trong việc cho ra đời sản phẩm iPod. Cùng với Rubinstein, Giám đốc tài chính cũ của Apple là Fred Anderson và Sáng lập viên Roger McNamee cũng gia nhập đội ngũ điều hành của Palm. Các chuyên gia đã ca ngợi rất nhiều về sự thay đổi này của Palm, “Palm đã thay thế 2 người lãnh đạo cũ bằng ba ngôi sao sáng của Silicon Valley”, một chuyên gia phân tích của ThinkEquity Partners nói, “tuy nhiên cũng phải mất thêm một vài năm để công việc đi vào hoạt động ổn định”.

McNamee cho rằng Palm đang ở vào tình huống tương tự như Apple trước khi công ty có được thành công nhờ các sản phẩm máy tính cá nhân và iPod. Cổ phiếu của Apple tăng ổn định trong suốt 4 năm qua, từ 10 USD vào cuối năm 2003 và đến nay là 120,68 USD. Còn Anderson, ông cũng là một người có công đóng góp cho thành công hiện tại của Apple. Tuy nhiên, uy tín của Anderson bị ảnh hưởng khá nhiều sau một vụ dính líu vào cổ phiếu và đã xin rút khỏi ban điều hành của Apple. McNamee thì vẫn tin tưởng vào khả năng của Anderson, ông nói “chúng tôi tin rằng Palm cũng sẽ có được những kinh nghiệm như Apple trong một vài năm tới”.

(24H.CỌM.VN - Theo eChip Mobile)
 

NhatNguyen

New Member
Phụ kiện GPS cho máy Sony Ericsson​
Sony vừa giới thiệu mẫu tai nghe có tích hợp bộ thu sóng GSP, giúp bạn kết hợp với một phần mềm để định vị mình trên bản đồ thế giới.

Thiết bị này như một tai nghe thông thường. Chỉ có điều nó thêm một bộ thu sóng GPS trên dây chuyển đổi Fast-port sang 3.5 mm. Micro hỗ trợ giọng nói và định vị.
Các model Sony Ericsson hỗ trợ: W908c, W910i, W660i, W580c, W580i, W888c, W610c, W610i, W880i, W850i, W710i, W710c, K858c, K850i, K818c, K810i, K550im, K550i, K550c, Z550a, Z710c, Z710i, Z550i, Z550c, K800i, Z530c, Z530i, K530i, Z750, T650i, T658c, S500c, S500i, Z610i, T250i, T250a, T258c

gpsenablerhge1001qf3.jpg

Dự kiến quý 3 năm 2007, hellboy88 có thể mua sản phẩm này nếu đang sở hữu cho mình một trong những model trên. Sản phẩm có 2 màu: bạc và đen


mobile-review.com
 

Huycl2507

New Member
Di động và mối đe dọa tiềm ẩn

Mối đe dọa về an ninh di động mới chỉ gây ra một chút phiền toái cho người sử dụng ĐTDĐ tại châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, các điều kiện đang nhanh chóng chín muồi khiến những mối đe dọa này bắt đầu len lỏi vào các công ty và những người sử dụng cá nhân tại bắc Mỹ.

Đó là nhận định của Kris Lamb, quản lý đội Xforce thuộc công ty Hệ thống An ninh mạng. Được IBM sở hữu vào mùa thu năm ngoái, tổ chức của ông chuyên nghiên cứu những mối đe dọa an ninh mới, trong đó có cả an ninh di động. Một phần công việc của ông là giám sát những hành vi mà ông gọi là hoạt động ngầm của tội phạm công nghệ.

Các chuyên gia đã có một cuộc thảo luận rất dài về những mối đe dọa tiềm năng đối với các thiết bị di động. Những thiết bị được sử dụng rộng rãi này có thể lưu trữ và truy cập các dữ liệu quan trọng, đồng thời, đây cũng tạo ra một góc khuất của mạng, nơi những kẻ xấu có thể lợi dụng để truy cập và lấy những dữ liệu quan trọng.

Lamb cho biết, tính đến thời điểm này, vẫn còn một số nhân tố gây khó khăn cho những kẻ viết mã phá hoại - những hacker, khi vượt qua các chướng ngại để tiếp cận với ĐTDĐ. Tuy nhiên, những nhân tố này đang thay đổi nhanh chóng, và mọi việc đang trở nên dễ dàng hơn cho những kẻ có ý đồ phá hoại. “Rất nhiều chướng ngại đối với hacker đã bị gỡ bỏ trong 12 tháng qua”, Lamb phát biểu trong một cuộc phỏng vấn “Quả cầu thạch anh đang trở nên sáng rõ”

Lamb đưa ra 5 yếu tố đang thay đổi và những gì mà một nhà quản lý IT và người sử dụng cá nhân có thể làm để giảm những nguy cơ đang ngày càng gia tăng đối với an ninh mạng di động.

79-2.jpg

Tình trạng hiện nay

Việc tạo ra những dữ liệu quan trọng cho người sử dụng di động mới chỉ bắt đầu và sẽ phát triển nhanh chóng. Một vài nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng này cũng sẽ có lợi cho các hacker. Ví dụ, ĐTDĐ hiện nay đã có nhiều cách để kết nối với mạng IP, như công nghệ 3G và Wi-Fi, và hầu hết chúng đều được hỗ trợ Bluetooth, một trong những cách cơ bản giúp hacker có thể thâm nhập vào điện thoại. Sự thâm nhập trái phép được bắt đầu thông qua Bluetooth, hay còn gọi là Bluejacking và Bluesnarfing, trong đó hacker sử dụng Bluetooth để gửi thông điệp hoặc tin nhắn đa phương tiện có chủ tâm phá hoại hoặc mời những người sử dụng vô tội tham gia một phần vào những dịch vụ nguy hiểm.

Mặc dù vậy, cho đến nay, các mối đe dọa kia chỉ mới gây khó chịu chứ chưa khiến người sử dụng lo lắng. Tuy nhiên, ngay cả ở giai đoạn sơ khai, các nhà cung cấp mạng di động ở châu Âu - nơi các mối đe dọa này diễn ra phổ biến nhất – vẫn gấp rút tìm mọi cách để tăng cường an ninh mạng. “Đó quả thực là một vấn đề lớn đối với các nhà cung cấp mạng di động. Họ đang bắt đầu có nhiều cuộc gọi từ khách hàng về những vấn đề như bị spam danh sách địa chỉ. Bạn có rất nhiều tin nhắn MMS gửi đến, và nó đang sử dụng rất nhiều công suất mạng. Không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng, những hiện tượng này còn gây không ít khó khăn cho các nhà cung cấp mạng”.

Nhưng những vấn đề này mới chỉ là khúc dạo đầu cho những gì sắp tới, Lamb nhận định. Điều quan trọng nhất là những nguy cơ đối với ĐTDĐ sẽ sớm trở nên nguy hiểm và phổ biến như nguy cơ đối với máy tính để bàn và server. Ông chỉ ra 5 lý do tại sao điều này sẽ sớm xảy ra, đặc biệt là ở bắc Mỹ, nơi mà cho đến nay đã có thừa những mối đe dọa kiểu này.

1. Những ứng dụng mới và quảng cáo trên ĐTDĐ

Tin nhắn đa phương tiện rất phổ biến ở châu Âu nhưng chưa xuất hiện nhiều tại Mỹ. Khi điều này xảy ra – và chắc chắn sẽ xảy ra – nó sẽ mang đến cho hacker nhiều cơ hội hơn. “MMS cung cấp đầy đủ hơn của những gì bạn có thể nhận. Bạn có thể nhận dữ liệu, âm thanh, video thay vì chỉ là một lượng file mỏng”.

Tương tự như thế, theo Lamb, mặc dù hiện nay hầu như chưa xuất hiện quảng cáo trên các thiết bị di động nhưng các nhà cung cấp mạng di động và các nhà quảng cáo đang sắp sửa kinh doanh theo hướng này. Điều này sẽ mở ra một cánh cửa lớn cho hacker.

“Sẽ rất khó để phân biệt sự khác nhau quảng cáo trên ĐTDĐ (hợp pháp) và sự tấn công của spam”, ông nói. “Một lý do email spam vẫn có mặt khắp nơi là do nhiều người bị lừa bởi vì rất khó phân biệt giữa thông điệp hợp pháp và bất hợp pháp. Nếu bạn áp dụng nó lên các thiết bị di động dưới hình thức tin nhắn MMS, bạn sẽ sai nếu cho rằng tội phạm ngầm không hiểu rõ điều đó”.

2. Hệ điều hành

Hầu hết những mối đe dọa đối với người sử dụng di động được viết cho những thiết bị dựa vào hệ điều hành Symbian. Vì hiện nay, theo rất nhiều nghiên cứu thị phần, nó là công nghệ thống trị khắp thế giới. Tuy nhiên, Synbian chưa trở nên phổ biến ở bắc Mỹ, nơi Palm Inc. đã từng thống trị và Windows Mobile cũng như Research In Motion Ltd."s BlackBerry được sử dụng rộng rãi.

Nói cách khác, số lượng ĐTDĐ thông minh khắp thế giới vẫn còn rất nhỏ, và chưa một hệ thống nào thống trị. Điều đó sẽ giúp giảm nguy cơ đe dọa an ninh mạng di động, Lamb cho biết. “Nếu bạn là một tổ chức tội phạm và muốn tác động lên các thiết bị di động để tạo spam hay bất cứ điều gì, bạn sẽ phải quyết định công nghệ nào bạn muốn tập trung vào”, ông lưu ý.

Tuy nhiên, Lamb cũng chỉ ra rằng, Microsoft đang tiến bộ nhanh chóng với Windows Mobile và hầu hết các chuyên gia mong đợi nó sẽ trở nên phổ biến trong vài năm tới. Điều đó có nghĩa là hacker có thể bắt đàu chuyển hướng tập trung sang công nghệ đó.

“Trước đây, bạn phải là một chuyên gia trên tất cả các công nghệ mới có thể viết những thứ như virus và trojan, nhưng điều đó hiện nay đã quá xa vời. Mọi thứ đang trở nên thống nhất với nhau. Hacker muốn kiếm tiền và sự thống nhất không cần đến quá nhiều khả năng tinh thông để có thể viết mã phá hoại.”

3. Sự thống trị của công nghệ phần cứng

Tương tự như thế, cách đây không lâu, có rất nhiều phần cứng được dùng trong ĐTDĐ. Điều đó hiện không tồn tại nữa. Ngày nay, hầu như tất cả các thiết bị di động đều sử dụng cấu trúc chip set của Intel Corp."s X-Scale và sử dụng bộ chỉ dẫn ARM. Sự hợp nhất của hệ thống phần cứng khiến cho công việc của hacker trở nên dế dàng hơn vì họ không còn phải viết những mã khác nhau cho mỗi công nghệ. Hơn nữa, điều này cũng giúp hacker dễ hơn trong việc tìm ra tính phức tạp của một hệ thống thống trị, Lamb lưu ý. “Chúng tôi nhận thấy, rất nhiều tội phạm ngầm đang nghiên cứu và phân tích xem ARM hoạt động như thế nào để chúng có thể viết mã cho nó và có được khả năng điều khiển những chiếc máy tính cuối cùng này.”

4. Sự hội tụ của công nghệ viễn thông

Một chủ đề chính tại Triển lãm thương mại mạng Interop gần đây là viễn thông thống nhất – khả năng liên kết theo nhiều cách, sử dụng nhiều ứng dụng và thiết bị khác nhau trên các mạng phân biệt. Các cá nhân và công ty sẽ ngày càng sử dụng nhiều thiết bị di động trên cả những mạng dữ liệu đi động và mạng IP cho các ứng dụng khác nhau như gọi trên IP, tin nhắn và tiếp cận các dữ liệu quan trọng.

“Chúng ta có thể nhận thấy sự hội tụ của công nghệ viễn thông”, Lamb cho biết. “Chúng ta sẽ có một hệ thống công nghệ liền mạch, và bạn sẽ không thể phân biệt ranh giới giữa máy tính trên đi động và máy tính để bàn”. Nói cách khác, tất cả các thiết bị sẽ cung cấp có nhiều điểm tiếp cận cho hacker.

80-2.jpg

5. Tuổi thọ pin tốt hơn

Mặc dù nhiều người sử dụng ĐTDĐ vẫn than phiền về tuổi thọ pin nhưng điều này đang dần được cải thiện. Và đó là một lý do khác tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những kẻ muốn tấn công vào ĐTDĐ. “Tuổi thọ pin luôn là một điều tồi tệ đối với tội phạm ngầm bởi vì chúng không có khả năng điều khiển thiết bị trong một khoảng thời gian dài” Lamb cho biết. “Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Hiện nay, một chiếc điện thoại BlackBerry có thể sử dụng một tuần mới cần phải xạc pin” Sự kết hợp giữa tuổi thọ pin lâu hơn, ít hệ thống phần cứng và phần mềm hơn, và nhiều tin nhắn đa phương cùng với những ứng dụng khác đồng nghĩa với cuộc sống đang trở nên dễ dàng hơn cho hacker đi động. Và bạn đã sẵn sàng để đối đầu với vấn đề này chưa?

Phải làm gì để giải quyết vấn đề?

Theo Lamb, điều đầu tiên các công ty nên làm là tạo ra và phổ biến một chính sách an ninh cho những người sử dụng ĐTDĐ khi tiếp cận với các dữ liệu nhạy cảm. “Chính sách này sẽ cho biết việc sử dụng thiết bị là gì, ai có khả năng tiếp cận, họ phải tiếp cận cái gì với mạng và thông tin gì được phép trên thiết bị? Đồng thời, nó cũng sẽ định nghĩa một chính sách rộng lớn, giúp người sử dụng hiểu rằng chính sách này sẽ có hiệu lực” Một lợi ích quan trọng của chính sách là nó giúp tăng nhận thức của người sử dụng về những mối đe dọa tiềm năng.

Bước tiếp theo là các nhà quản lý IT phải bàn bạc với các chuyên gia an ninh và các nhà phân phối cũng như cung cấp mạng không dây để xem những sản phẩm an ninh mạng di động và dịch vụ nào đã có sẵn. “Bạn cần tham gia tích cực với các nhà cung cấp dịch vụ để hiểu thêm về những gì họ đang làm với an ninh mạng và môi trường an ninh mạng của họ là gì”, Lamb nói.

Ông cũng gợi ý nên tập trung vào những mạng di động dựa vào IP, như WiMax, khi chúng xuất hiện và tránh những mạng dữ liệu 3G - mạng chuyển gói đã lỗi thời. “Mạng IP cho phép nhiều công nghệ được giới thiệu để giải quyết các mối đe dọa, giúp các nhà quản lý IT có thể nhìn thấy dữ liệu và đảm bảo dữ liệu đến thiết bị không bị đe dọa”.

Tóm lại, đã đến lúc các nhà quản lý IT phải tập trung sự chú ý vào an ninh di động vì nó có thể nảy sinh những mối đe dọa an ninh khác, Lamb kết luận.

(2H.COM.VN - Theo Mobilenet)
 

Huycl2507

New Member
Một điện thoại Siemens cháy do sạc pin quá lâu

Chiếc điện thoại thuộc dòng entry-level (tầm thấp) của Siemens đã đột ngột phát nổ và cháy xém khi người chủ đã để máy sạc quá lâu. Thật may là không ai bị thương.

Một độc giả của trang web về công nghệ Techeblog đã chụp những bức ảnh điện thoại Siemens của mình phát nổ và cháy. Việc này xảy ra ngày 14/6, khi ông để sạc quá lâu.

81-1.jpg

82-1.jpg

83-1.jpg

84-1.jpg

Đức Thanh (theo Mobilemag)
 

NhatNguyen

New Member
E-mail đến tận điện thoại di động

Thư điện tử (e-mail) đã trở thành phương thức liên lạc phổ biến. Trước đây, khi muốn gửi/nhận e-mail người dùng phải có máy tính (hoặc thiết bị trợ giúp cá nhân số - PDA) và đường truyền Internet, nhưng ngày nay, ĐTDĐ có thể làm được việc này ở mọi lúc mọi nơi.

Giống như trên máy tính, muốn sử dụng dịch vụ e-mail trên ĐTDĐ (Mobile E-mail) trước tiên ĐTDĐ phải được kết nối với Internet. Hiện nay ĐTDĐ có thể kết nối Internet bằng 3 phương thức chủ yếu là GPRS, 3G và WLAN.

Hầu hết các ĐTDĐ ngày nay đều được tích hợp công nghệ GPRS và các mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel cũng đã cung cấp dịch vụ này. Muốn kết nối Internet bằng ĐTDĐ qua dịch vụ GPRS, người dùng có thể cài đặt bằng tay (với các thông số do nhà khai thác dịch vụ cung cấp), cài tự động qua tin nhắn hoặc đã được cài đặt sẵn trong máy trước khi bán ra thị trường, ví dụ các máy E series của Nokia được bán chính thức tại Việt Nam. Vùng phủ sóng của GPRS (tuỳ theo từng nhà khai thác) rộng hơn 3G và tất nhiên là cả Wi-Fi nhưng không phải cứ ở đâu có sóng ĐTDĐ là ở đó có GPRS. Hạn chế của GPRS so với 2 công nghệ còn lại là tốc độ truyền thấp hơn với tốc độ cao nhất theo lý thuyết là 171,2 kbps.

Dịch vụ 3G đang được các nhà khai thác CDMA triển khai ở một số thành phố lớn, cho tốc độ kết nối Internet cao, lên đến 2Mbps. Thế nhưng, đến nay chưa có nhà khai thác CDMA nào tại Việt Nam công bố bán ra mẫu máy có tính năng gửi/nhận e-mail POP3/SMTP. Người dùng CDMA chỉ có thể sử dụng Mobile E-mail thông qua webmail hoặc các thiết bị mua riêng (không được phân phối chính thức), chủ yếu là các model PDA - phone và smartphone CDMA.

Khác với GPRS, tính năng kết nối Internet không dây tốc độ cao WLAN (Wi-Fi – 802.11b/g) hiện chỉ có trong một số sản phẩm như ĐTDĐ dòng E series của Nokia, hay O2... Với Wi-Fi người dùng có thể sử dụng Mobile E-mail tốc độ lên đến 11Mbps một cách dễ dàng ở những nơi có sóng, ví dụ trong các quán “cà phê Wi-Fi”; tất nhiên, bán kính phủ sóng hạn chế hơn nhiều so với GPRS hoặc 3G.

nokiae61i00ip6.jpg


Nokia E61i có bàn phím QWERTY đầy đủ, các kết nối GPRS, 3G, Wi-Fi đầy đủ tiện lợi cho việc gửi và nhận email

Nếu ĐTDĐ của bạn có cả 3 loại kết nối này thì quá tốt vì bạn gần như có thể “lướt web” bất kỳ ở đâu. Sau khi “vào” được Internet, người dùng có hai cách để sử dụng Mobile E-mail theo chuẩn POP3/SMTP hay web/WAP.

Email POP3/SMTP:

Dù đã xuất hiện trong máy tính và Pocket PC khá lâu nhưng chương trình gửi/nhận mail qua giao thức POP3/SMTP (mail client) chỉ mới được tích hợp vào ĐTDĐ. Được thiết kế tương tự chương trình mail client trên máy tính, tính năng e-mail trong ĐTDĐ cho phép gửi/nhận mail cũng tiện gần như Outlook Express - gửi/nhận với tập tin đính kèm (attachments), gửi cùng lúc cho nhiều người (CC), chèn (insert) hình ảnh, âm thanh, video. Sự tiện dụng của hình thức này là giao diện “thân quen” (nhiều người đã “nhẵn mặt” Outlook Express), nhanh chóng (không nhiều thao tác như cách dùng webmail), gửi/nhận dữ liệu phong phú (text, âm thanh, hình ảnh, video).

Thường thì bạn nhận được điạ chỉ e-mail POP3/SMTP từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), ví dụ, tài khoản e-mail ISP FPT hỗ trợ dịch vụ POP3/SMTP. Bạn cũng nên lưu ý là tài khoản do một trang web cung cấp như Yahoo mail miễn phí không phải là POP3/SMTP. Tin vui cho những người sử dụng dịch vụ mail của Gmail, nhà cung cấp này đã triển khai hỗ trợ người dùng sử dụng dịch vụ POP3/SMTP. Khi đã có tài khoản POP3/SMTP thì điện thoại di động của bạn phải có tính năng e-mail. Lúc này, bạn chỉ phải thực hiện việc cài đặt mail client (gần tương tự cài đặt Microsoft Outlook Express trên máy tính).

Email thông qua web/WAP:

Không cần ĐTDĐ có tính năng e-mail hoặc một tài khoản e-mail POP3/SMTP như đã nói ở trên, người dùng vẫn có thể sử dụng Mobile E-mail nếu điện thọai có trình duyệt duyệt web hoặc WAP (web thân thiện hơn). Giống như webmail trên máy tính (Yahoo mail chẳng hạn), khi kết nối vào web hoặc WAP, nhập địa chỉ của một trang web/WAP mail nào đó, trình duyệt sẽ cho bạn gõ địa chỉ mail và password như cách thực hiện trên máy tính. Sau khi đăng nhập thành công, người dùng có thể check mail và gửi mail bình thường. Hiện có nhiều trang web nổi tiếng cung cấp dịch vụ mail đã có phiên bản dành cho WAP như Yahoo mail, Google mail... hay thậm chí e-mail do chính nhà khai thác mạng mà bạn đang dùng như Vinaphone, Mobifone, S-Fone...

Sử dụng mail web/WAP người dùng không phải cài đặt mail client lần đầu cũng như không có nhiều yêu cầu từ máy đầu cuối nhưng phải mất nhiều thời gian thực hiện một loạt thủ tục đăng nhập như đã nói. Một số lưu ý: nếu dùng WAP để gửi/nhận email, người dùng chỉ có thể gửi/nhận dạng văn bản (text) mà thôi. Một vài nhà khai thác, cho bạn thực hiện việc báo tin có e-mail gửi đến thông qua tin nhắn SMS. Cước dịch vụ được tính bằng thời gian truy cập web/WAP hoặc dung lượng tải về nếu truy cập web/WAP qua GPRS tùy nhà khai thác dịch vụ bạn đang dùng.

Đọc thêm:

SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA GMAIL VỚI ĐTDĐ NOKIA E61i

• Kích hoạt tính năng e-mail (có thể bấm nhanh vào biểu tượng lá thư ngay trên hệ thống bàn phím của máy)
• Chọn Options (ở phía tay trái), tại đây chọn thư mục E-mail settings.
• Vào Connection settings trong thư mục Incoming e-mail, chọn:
- Chọn User name: , chẳng hạn docaoquochuy.
- Password:
- Incoming mail serv: , trường hợp này là: gmail.pop.com
- Mailbox name: , ví dụ: Gmail.
- Mailbox type: POP3
- Security: off
- Port: Default, trường hợp này là: 995
- APOP secure login: off
• Sau đó bấm phím back (ở phía tay phải màn hình), chọn Outgoing e-mail, vào:
- My e-mail address: <địa chỉ e-mail của bạn>, trường hợp này là dt0306@gmail.com.
- User name: < giống như trong phần Incoming e-mail>
- Password: (ý, ko cho biết đâu)
- Outgoing mail serv: < tên server SMTP>, trường hợp này là: gmail.smtp.com
- Access point in use: Always ask
- Security: off
- Port: default, trường hợp này là: 465

Lưu ý: để có tên mail và tên server POP3/SMTP người dùng phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ e-mail, hoặc có thể xem trong phần Tools của Outlook Express trên máy tính của bạn.

Mobifone và Nokia hợp tác dung cấp dịch vụ Mobile E-mail
Nokia và MobiFone giới thiệu dịch vụ Mobile Email của Mobifone trên dòng sản phẩm ĐTDĐ E-series của Nokia với giá cước chỉ bằng 20% trước đây hoặc với gói cước GPRS không giới hạn do MobiFone cung cấp. Khách hàng mua điện thoại Nokia E61i từ nay cho đến hết ngày 31/7/2007 sẽ có cơ hội được 3 tháng sử dụng GRPS không giới hạn miễn phí trị giá 750.000 đồng (chưa VAT) cùng một phiếu miễn phí đăng ký thuê bao trả sau trị giá 150.000 đồng và một thẻ nhớ microSD 2GB trị giá 600.000 đồng. Để được hướng dẫn cách kết nối GPRS và truy cập e-mail trên ĐTDĐ, người dùng có thể vào www.mobifone.com.vn hoặc http://nokia.com.vn hay gọi tổng đài tư vấn khách hàng của MobiFone (18001090) hoặc đường dây nóng miễn phí của Nokia là 18001516.

Vinaphone cung cấp gói cước GPRS/MMS mới
Vinaphone vừa cung cấp gói cước GPRS/MMS mới, theo đó, cước truyền dữ liệu GPRS/MMS theo gói chỉ được áp dụng cho thuê bao Vinaphone trả sau. Có 3 gói cước được cung cấp từ 1/5/2007 là: GPRS50, GPRS100 và gói GPRS không giới hạn. Các gói cước này có mức thuê bao tháng thấp nhất là 50.000 đồng và cao nhất là 250.000 đồng. Trong đó, cước thuê bao của gói GPRS50 và GPRS100 đã bao gồm mức khoán sử dụng hàng tháng. Sử dụng 2 gói cước trên, khách hàng sẽ tiết kiệm được từ 39-54% so với trường hợp không sử dụng gói cước. Riêng đối với gói cước GPRS không giới hạn, khách hàng được sử dụng dịch vụ không hạn chế. Hiện nay, dịch vụ GPRS/MMS không theo gói, cước truyền dữ liệu là 91 đồng/10Kbyte; cước nhắn tin là 364 đồng đối với dạng chỉ dùng ký tự và 727 đồng đối với bản tin gồm cả ký tự, hình ảnh và âm thanh; cước tải nhạc chuông, hình ảnh từ trang VinaPortal là 727 đồng/lần. Các mức cước trên chưa có VAT.

Viettel Mobile phủ sóng GPRS toàn quốc
Từ ngày 25/5/2007, Viettel Mobile đã trở thành mạng di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn quốc tại tất cả các khu vực có sóng di động của họ. Đồng thời, Viettel Mobile đã thực hiện việc giảm 25% mức cước sử dụng gói GPRS1, giảm 50% mức cước sử dụng gói GPRS2. Bên cạnh việc giảm cước 2 gói GPRS trên, Vietel Mobile giới thiệu thêm gói cước GPRS3, cho phép khách hàng trả sau sử dụng dịch vụ GPRS không hạn chế, với mức phí trọn gói là 200.000 đồng/tháng. Gói cước này khá phù hợp với các doanh nhân, những người truy cập và kết nối Internet di động. Đối với dịch vụ MMS, Viettel Mobile giảm 50% cước xuống còn 500 đồng/tin và miễn phí toàn bộ cước dịch vụ này cho đến ngày 15/8/2007. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể gọi số 198 hoặc truy cập www.viettelmobile.com.vn.

PCWorld VN 06/2007
 

Vietvnn

Super V.I.P
Tiếp tục 'Cuộc chiến' điện thoại rẻ cho người thu nhập thấp

Hỗ trợ cho "cuộc chiến" giữa hai mạng GSM và CDMA là những mẫu máy "thấp" tiền nhưng đa dạng về mẫu mã và sản phẩm. Cuộc chạy đua về giá trên thị trường này mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.

CDMA giữ ưu thế về giá

cu2.jpg


HT Mobile chịu khó đầu tư nhiều mẫu máy giá rẻ. Ảnh Hoàng Hà.

Cạnh tranh mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới bằng giá điện thoại di động có thể thấy rõ từ phía các mạng CDMA mà HT Mobile là một ví dụ điển hình. Hãng này thu hút khách hàng mới bằng sản phẩm Motorola W170 giá chỉ 890.000 đồng. S-Fone cũng chẳng kém cạnh khi đưa ra 4 mẫu điện thoại khác nhau. Đầu tiên phải kết tới F3c chỉ 550.000 đồng. Đắt hơn một chút là KZ830 của Kyocera (Hàn Quốc), trị giá 750.000 đồng. Ngoài ra, khách hàng của S-Fone còn có thể cân nhắc hai mẫu khác chỉ xấp xỉ 1 triệu đồng là Samsung S219 (990.000 đồng) và W210 (995.000 đồng).

Ngạc nhiên là EVN mới bước chân vào thị trường CDMA nhưng lại “đứng ngoài” cuộc. Hãng này nổi tiếng là máy đắt vì không có mẫu nào dưới 1 triệu đồng.

GSM phản công bằng điện thoại giá rẻ

cu1.jpg


Mạng GSM cũng có nhiều mẫu giá rẻ. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo con số thống kê trong tháng 4 của Bộ Thương Mại, lượng điện thoại di động giá rẻ (tạm coi là dưới 100 USD/chiếc) chiếm tới 68,5% tổng nhập khẩu điện thoại GSM. Trong số này, Nokia vẫn là thương hiệu chủ đạo với lượng nhập khẩu tăng đến 195%, đạt 74.250 chiếc, tương đương 45% tổng lượng nhập khẩu của phân khúc điện thoại giá rẻ. Tiếp theo mới đến Motorola, Samsung và Sony Ericsson.

Xác định được nhu cầu của đối tượng khách hàng thu nhập thấp, đồng thời cũng là “đòn” phản công trước chiến lược cạnh tranh của hãng viễn thông CDMA, thời gian qua, các hãng điện thoại đã tung một loạt model giá chưa tới một triệu đồng.

Nokia hiện vẫn đang “ghi điểm” với nhiều model thuộc ở mức giá này. Tiêu biểu cho dòng rẻ tiền là Nokia 1110i (xuất hiện trên thị trường từ năm 2005) và Nokia 1600.

cu3.jpg


Khách hàng mua điện thoại tại một siêu thị mobile. Ảnh: Hoàng Hà.

Đối thủ tỏ ra “khó chơi” nhất của Nokia trong phân khúc giá rẻ này có lẽ chỉ là Motorola. Hãng này tỏ ra không thua kém khi giành giải “Điện thoại siêu rẻ tốt nhất năm 2007” với sản phẩm MotoFone F3 tại hội nghị thế giới thường niên về công nghệ 3GSM (thành phố Barcelona) vừa qua.

Cuộc cạnh tranh của hai hãng điện thoại lừng danh này hứa hẹn sẽ gay cấn hơn trong thời gian tới khi Nokia và Motorola cùng có kế hoạch dành cho điện thoại siêu rẻ. Nếu Nokia tiếp tục ra những dòng máy siêu rẻ thì Motorola lại muốn đạt ưu thế nhờ việc giảm từ 2 - 5 USD cho dòng máy dưới một triệu đồng. Bên cạnh đó, Sony Ericsson và Samsung cũng không muốn bỏ lỡ miếng mồi ngon trong phân khúc cấp thấp.

Mối đe dọa từ những thương hiệu nhỏ

cu4.jpg


Những điện thoại thương hiệu nhỏ, giá rẻ, nhiều tính năng đang thu hút giới trẻ. Ảnh: Hoàng Hà.

Những mẫu điện thoại như Elitek, Suntek hay Wellcom dù tên tuổi vẫn chưa được khẳng định nhưng cũng đã làm cho khối người tiêu dùng "mê mẩn" với mức giá vô cùng hợp lý (trên dưới 2 triệu đồng) mà lại vẫn đầy đủ tính năng. Những thương hiệu này đang là những chuyên gia số một “công phá” phân khúc điện thoại giá rẻ. Trong tháng 4 vừa qua, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đã nhập khẩu hơn 10.000 chiếc. Trong số đó, riêng mẫu M200 của Mobell đã được nhập tới 5.000 máy với giá 43 USD/chiếc, thấp nhất trong các model GSM.

Giảm giá nhập khẩu một số loại điện thoại
(Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại – tính đến tháng 4/2007)
Nokia Có 12/33 sản phẩm giảm giá, mạnh nhất là loại trung và cao cấp. Cụ thể:
- N73 giảm 58 USD/chiếc
- 8800 giảm 23 USD/chiếc
- 7373 giảm 21 USD/chiếc
- 7360 giảm 17 USD/chiếc
- 7390 giảm 13 USD/chiếc
Samsung Có 5 sản phẩm giảm giá trên tổng số 14 mẫu nhập khẩu. Cụ thể:
- D840 giảm 53 USD/chiếc, nhưng mức giá bán lẻ trên thị trường vẫn cao, nên lợi nhuận thu về từ sản phẩm này đạt 48%.
- Các sản phẩm còn lại giảm nhẹ hơn, từ 1 – 5 USD/chiếc (D900, E250, X520, X210)
Motorola Giá nhập khẩu giảm nhẹ hơn so với Nokia và Samsung
- L6i giảm 12 USD/chiếc
- E6, V3 và V3i giảm 6 – 7 USD/chiếc
Siemens Mức giảm mạnh tương đương với mức của Nokia
- EL71 giảm 54,19 USD/chiếc
- A31 giá chỉ còn 30,77 USD/chiếc
- AF51 giá chỉ còn 44 USD/chiếc
- AL21 giá chỉ còn 41,35 USD/chiếc
- C75 giá chỉ còn 49,5 USD/chiếc
- CF110 giá chỉ còn 43,2 USD/chiếc
Sony Ericsson Việc giảm giá nhập khẩu trong kỳ này đối với Sony Ericsson không đáng kể, nhiều nhất chỉ 13 USD/chiếc (K510i), còn lại chỉ có 3 – 4 model giảm từ 2 – 5 USD/chiếc.

(Theo eChip Mobile)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Alô! Iphone tới

29.6 này mà bạn chưa có chiếc Iphone trong tay thì kể như bạn đã bị bật ra khỏi nhóm "cộng đồng" công nghệ đi với thời trang và biết cách xài các sản phẩm thông minh.

01_1182135295.jpg

Xem ảnh bằng cách chạm và rê lướt trên màn hình​

So với khi được công bố vào đầu năm 2007, iphone đã có nhiều cải tiến đáng kể. Trong đó có một số hãng sản xuất phần mềm đã có những động thái nhằm thiết kế các chương trình ứng dụng phù hợp với hệ điều hành OS X của chiếc điện thoại này. Các liên kết được thiết lập với Google là thoả thuận mới nhất của Apple để giúp người dùng lướt web nhanh chóng hơn.

Thiết kế tối giản, thân thiện và thông minh, với độ dày chỉ 11,6mm và cân nặng 135g. iPhone có màn hình lớn 3,5 inch, sử dụng công nghệ giao diện đa điểm, cho phép người dùng sử dụng tay tương tác với máy mà không cần “dùng bút chọc”.

Apple cũng sử dụng một cảm biến đặc biệt cho máy để màn hình có thể tự động xoay dọc hoặc ngang tương ứng với chiều xoay của người dùng.

Đặc biệt hơn là khi đưa máy áp vào mặt để thực hiện cuộc gọi, cảm biến này sẽ tự động nhận biết và tắt bớt đèn nền nhằm tiết kiệm năng lượng cho máy.

Iphone hoạt động trên cả 4 băng tần GSM nên iphone hoàn toàn phù hợp với mạng Vinaphone hoặc MobiFone. Trong ngày ra mắt 29.6, Apple dự kiến tung ra thị trường 3 triệu chiếc iphone tại Mỹ. Còn tại thị trường châu Á thì sớm nhất cũng phải vào đầu năm sau.

Một thống kế khác cho biết, 3/4 khách hàng sẽ mua iPhone là nam giới. Điều này không gây ngạc nhiên lắm vì iPhone là thiết bị công nghệ cao hơn là thời trang. Tuổi trung bình của những người sẽ mua iPhone khoảng 31 tuổi. Thống kê này thu được từ những người được hỏi và họ khẳng định là sẽ mua iPhone khi sản phẩm được tung ra thị trường.

Thông số kỹ thuật
Mạng: GSM 850/GSM 900/GSM 1800/GSM 1900
Kích thước: 115 x 61 x 11,6mm
Trọng lượng: 135g
Màn hình: 3.5 inch
Camera: 2MP (1600x1200 pixel)
Dung lượng lưu trữ: 4GB hoặc 8GB
Hệ điều hành: Mac OS
Kết nối: USB, bluetooth 2.0, Wi-fi 802.11b/g
Pin: đàm thoại liên tục 5 tiếng
Giá bán đề xuất của iphone là 500 USD cho máy trang bị bộ nhớ 4GB và 600USD cho máy có bộ nhớ 8GB.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
 

Vietvnn

Super V.I.P
1/10 người dùng điện thoại hứng thú với iPhone

Gần 1/10 số người dùng điện thoại di động ở Mỹ cho biết sẵn sàng mua iPhone - chiếc điện thoại sẽ ra đời vào ngày 29/6 tới đây của Apple.

Theo kết quả một cuộc điều tra của hãng nghiên cứu chuyên về điện thoại di động M:Metrics, có khoảng 9% trong tổng số 11.064 người dùng điện thoại di động tham gia trả lời cho biết họ có "mối quan tâm đặc biệt" tới iPhone. Con số này tương đương với khoảng 19 triệu người sẵn sàng mua iPhone.

"Đó là một kết quả ấn tượng, bởi lẽ hiếm có một thiết bị cao cấp nào vượt qua được con số 1 triệu người chú ý tới nó, nhất là với cái giá được cho là đắt và chỉ sử dụng mạng của AT&T như iPhone" - Mark Donovan, chuyên gia phân tích của M:Metrics phát biểu.

iPhone ở Mỹ sẽ chỉ sử dụng mạng của AT&T theo một bản hợp đồng có thời hạn 5 năm của hãng với Apple. Chiếc điện thoại di động này có 2 phiên bản là 4GB được bán với giá 499 USD, 8GB có giá 599 USD với một bản hợp đồng dịch vụ của AT&T trong vòng 2 năm.

Một điều đáng ngạc nhiên nữa là có tới 67% số người sử dụng muốn mua iPhone không phải là khách hàng của AT&T. Những người này chủ yếu là khách hàng của Sprint và T-Mobile và họ sẵn sàng chuyển nhà cung cấp.

Ngoài ra, M:Metrics cũng cho rằng sự xuất hiện của iPhone sẽ tác động không nhỏ tới doanh số bán của các hãng sản xuất máy nghe nhạc kỹ thuật số. Cuộc điều tra cho thấy có tới 64% số người tham gia trả lời nói rằng có thể họ sẽ mua iPhone mặc dù đã sở hữu một chiếc máy nghe nhạc MP3.

Timnhanh
 

Huycl2507

New Member
Thành lập Công ty Viễn thông Vietel

Tổng công ty Viễn thông Quân đội vừa tổ chức Lễ công bố thành lập Công ty Viễn thông Vietel (Vietel Telecom) sáng nay, 18/6 tại Hà Nội. "Vietel Telecom ra đời sẽ đảm trách toàn bộ hoạt động kinh doanh của Vietel trong lĩnh vực viễn thông" - Phó TGĐ Vietel, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

91.jpg

Vietel Telecom ra đời sẽ đảm trách toàn bộ hoạt động kinh doanh của Vietel trong lĩnh vực viễn thông.

Với việc thành lập này, Vietel đã hoàn thành việc sáp nhập 2 công ty lớn là Công ty Điện thoại đường dài (kinh doanh dịch vụ internet, điện thoại cố định, dịch vụ 178) và Công ty Điện thoại Di động (kinh doanh dịch vụ điện thoại di động) theo kế hoạch đặt ra trước đó.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, giờ đây thay vì phải đến đăng ký sử dụng các dịch vụ (điện thoại di động, Internet, điện thoại cố định) ở các bộ phận đầu mối khác nhau thì khách hàng của Vietel chỉ cần đến một điểm thuộc Công ty Vietel Telecom đăng ký để được sử dụng cả 3 dịch vụ trên một hoá đơn thanh toán duy nhất. Hơn nữa, một thiết bị kỹ thuật của Vietel có thể sử dụng chung cho tất cả các dịch vụ nói trên.

Vietel hiện đang đứng số 1 ở mảng dịch vụ di động với hơn 13 triệu khách hàng đăng ký và gần 4.000 trạm phát sóng, và là một trong 20 mạng di động phát triển nhanh nhất thế giới năm 2006.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Vietel tiếp tục thực hiện nhiều chương trình độc đáo cũng như cung cấp thêm nhiều dịch vụ hấp dẫn như wifi, điện thoại cố định không dây, tin nhắn Voice SMS... nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Nguyệt Minh
 

NhatNguyen

New Member
Điện thoại cố định sẽ biến mất?

Nếu trước đây, cả gia đình cùng phải chia sẻ một đường dây điện thoại, mọi kết nối liên lạc đều sử dụng điện thoại cố định, thì ngày nay sự phát triển của ĐTDĐ đã giúp “giảm tải” cho chiếc điện thoại cố định. Những mối quan hệ cá nhân và riêng tư thường được chuyển tải qua ĐTDĐ, mọi nơi, mọi lúc. Cứ với đà này, liệu điện thoại cố định có bị “tuyệt chủng”?


Giới trẻ ngày càng ít sử dụng điện thoại cố định

Hiệp hội công nghệ tin nhắn (TMIA) vừa công bố một số thông tin về việc sử dụng điện thoại cố định ở các hộ gia đình Mỹ, dựa trên những dữ liệu thu thập được trong vòng 4 năm qua. Những dữ liệu này cho thấy một xu hướng rõ rệt là việc sử dụng điện thoại cố định đang giảm đi trông thấy, đặc biệt với những người trẻ tuổi.

Theo đó, nhóm thể hiện rõ nhất xu hướng này là những người trong độ tuổi từ 18-25 và 25-35. Gần 90% những người trong nhóm tuổi này tham gia cuộc nghiên cứu đã từng có điện thoại cố định tại gia đình vào năm 2003, nhưng 4 năm sau, tức là năm 2007, tỷ lệ có điện thoại cố định chỉ còn lại lần lượt là 67 và 75%. Sự giảm sút này diễn ra nhanh chóng trong hai năm gần đây, với tỷ lệ khoảng 15% ở mỗi nhóm.

Tom Harper, Giám đốc điều hành của TMIA nói: “Có thể ai đó nghĩ rằng với những người trẻ tuổi, khi trưởng thành và lập gia đình, họ sẽ sử dụng điện thoại cố định nhiều hơn. Nhưng thay vào đó, như chúng ta thấy, những người ở độ tuổi 18 vào cuối những năm 90, thời điểm ĐTDĐ bắt đầu trở thành phong trào, thì nay đã trưởng thành và lập gia đình. Nhưng họ không nhất thiết phải đăng ký sử dụng điện thoại cố định trong gia đình nữa”.


Điều này thật dễ hiểu khi trước đây, cả gia đình cùng phải chia sẻ một đường dây điện thoại, mọi kết nối liên lạc đều sử dụng điện thoại cố định, thì ngày nay sự phát triển của điện thoại di động đã giúp “giảm tải” cho chiếc điện thoại cố định, những mối quan hệ cá nhân riêng tư thường được gọi bằng ĐTDĐ.

Vậy: Liệu điện thoại cố định có thực sự mất hẳn vai trò của nó và một ngày kia sẽ biến mất?

Những báo cáo gần đây của các công ty nghiên cứu thị trường Gartner Group và In-stat cho thấy việc sử dụng điện thoại cố định vẫn ở mức cao đối với những gia đình hiện đang có sử dụng. Khoảng 87% số khách hàng thuê bao điện thoại cố định không có ý định cắt bỏ dịch vụ này tại gia đình.

“Những kết luận này càng củng cố thêm cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi, rằng có rất ít sự thay đổi trong nhóm tuổi từ 36 trở lên” – Harper cho biết – “Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng nhu cầu về điện thoại cố định sẽ giảm nhanh chóng đối với những người chưa có điện thoại cố định. Thực chất, ngành viễn thông cần hiểu một thực tế là những người đang có điện thoại cố định rồi sẽ qua đời, và những số thuê bao này sẽ không được thay thế bằng những thuê bao mới nữa”.

Điều này có ý nghĩa gì đối với một ngành đang trong quá trình thay đổi như ngành điện thoại và viễn thông? Trước hết, vấn đề cấp bách đối với các công ty là phải hiểu được sự đe dọa đối với điện thoại cố định là thế hệ những người tiêu dùng mới, có nhu cầu sử dụng ĐTDĐ và sẽ không bao giờ đăng ký sử dụng điện thoại cố định.

Những đối thủ mới của điện thoại cố định ở công sở

Khác với các hộ gia đình, môi trường công sở dường như có nhiều lựa chọn hơn cho các giải pháp về điện thoại của mình. ĐTDĐ đã có mặt ở khắp mọi nơi, nay lại được bổ sung thêm các tính năng như Wi-Fi hay đi kèm các thiết bị khác giúp cho các nhân viên văn phòng có thể giữ liên lạc với mọi người. Các chức năng vốn rất phổ biến trên ĐTDĐ như: nhật ký cuộc gọi, tin nhắn, các kiểu nhạc chuông… thì lại không có hoặc rất khó tìm thấy trên điện thoại cố định. Ngoài ra, hình thức gọi điện từ máy tính (VoIP) cũng là một lựa chọn khác thay thế. Hình thức này cũng có nhiều chức năng và dễ sử dụng với rất nhiều ứng dụng trên máy tính. Các doanh nghiệp đang dần quen và đi theo hướng sử dụng thế hệ điện thoại mới này. Tuy nhiên, ý kiến từ người dùng cũng như các nhà phân tích cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục mua điện thoại cố định.


Làn sóng mới về điện thoại VoIP sẽ cùng phát triển song song với sự phát triển của các hình thức điện thoại không dây. Tại hội chợ thương mại Interop được tổ chức cuối tháng 5/2007 tại Las Vegas, Cisco System, Avaya và một số nhà cung cấp lớn trong ngành điện thoại đã giới thiệu hàng loạt hình thức điện thoại Wi-Fi cho doanh nghiệp. Đối với những nhân viên thường xuyên phải di chuyển thì có một số kiểu điện thoại dual-mode có thể hoạt động với IP PBXs (chức năng chuyển đổi kênh riêng) để sử dụng các chức năng như gọi số mở rộng, hoặc chuyển sang chế độ Wi-Fi để có độ phủ sóng tốt hơn trong văn phòng. Một số phần mềm mới cũng có thể chuyển điện thoại di động thuần túy sang chế độ PBX.

Công ty nghiên cứu thị trường Dell’Oro Group dự đoán rằng thị trường điện thoại cố định IP sẽ bùng nổ trong một vài năm tới. Năm ngoái, số điện thoại cố định IP được bán ra là 11,3 triệu chiếc và sẽ tăng lên con số 34 triệu vào năm 2010. Mức tăng trưởng này sẽ đi cùng với doanh số bán ra của các loại phần mềm gọi điện thoại (PC softphone) trên máy tính, từ 2,6 triệu lên 8,6 triệu. Tuy vậy, các loại điện thoại VoIP nói chung vẫn đắt hơn ĐTDĐ đang ngày càng giảm giá. Zeus Kerravala, một chuyên gia phân tích hệ thống tại Yankee Group nhấn mạnh điều này: “Tại sao một chiếc ĐTDĐ giá 200 USD của tôi lại có nhiều tính năng gấp 10 lần một điện thoại IP có giá hàng nghìn USD?”. Trong khi đó, các loại điện thoại Wi-Fi sẽ phát triển theo các ngành dọc như bệnh viện, những nơi hạn chế sử dụng ĐTDĐ, ngoài ra các loại điện thoại dual-mode cũng sẽ trở nên phổ biến.

Sẽ không dễ dàng từ bỏ cuộc chơi

ĐTDĐ có thể nhiều tiện ích hơn, chi phí cuộc gọi trên điện thoại từ máy tính có thể rẻ hơn, thế nhưng, vấn đề của người dùng lại nằm ở thói quen sử dụng. “Mọi người vẫn muốn gắn liền với chiếc điện thoại kiểu truyền thống, giống như không gian văn phòng làm việc bình thường, rất gần gũi và thân thuộc”, quản trị hệ thống của một công ty lớn của Canada có tham gia vào hội chợ Interop đã nói. Công ty của anh vừa mua 2.000 chiếc điện thoại cố định của tập đoàn Nortel Networks, nằm một phần trong kế hoạch chuyển đổi sang điện thoại IP.


Điện thoại có dây nói chung vẫn đạt chất lượng âm thanh tốt hơn điện thoại không dây. Trong một số trường hợp, nó có nhiều chức năng hỗ trợ cho một hệ thống điện thoại hơn các loại điện thoại không dây. Mặt khác, việc sử dụng các phần mềm gọi điện thoại trên máy tính thì mức độ ổn định của máy tính và thời gian khởi động cũng là một vấn đề cần xem xét. Không có một hình thức nào phù hợp hoàn toàn với tất cả người dùng. Nó phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người: chẳng hạn điện thoại dual-mode đi kèm các phần mềm trên máy tính xách tay thích hợp cho những nhân viên thường xuyên phải di chuyển, địên thoại chuyên môn phù hợp với những nơi làm việc không có máy tính. Ví dụ hệ thống cửa hàng Zeus Nestora bán sanwich ở các ga tàu điện ngầm của Mỹ sử dụng điện thoại IP của Cisco cho nhiều chức năng khác nhau kể cả việc kiểm tra giờ đến và giờ về của nhân viên.

“Tương lai sẽ trở thành một tương lai của những sự lựa chọn”, Elizabeth Herrell, chuyên gia phân tích của Forrester Research nói. Tât nhiên, không ai muốn có cùng lúc 4 chiếc điện thoại, cô nói. Một giải pháp đưa ra có thể là một trạm điện thoại giúp chuyển các cuộc gọi di động sang cố định khi các nhân viên ngồi tại văn phòng. Nhưng cả hai nhà sản xuất lớn nhất của điện thoại IP là Cisco và Avaya đều không ủng hộ ý tưởng này.

Tại Việt Nam

Khác với các nước phát triển trên thế giới, viễn thông Việt Nam vẫn đang phát triển khá mạnh. Tính đến hết năm 2006, số thuê bao cố định tại Việt Nam đạt 7,6 triệu, số thuê bao di động đã đạt đến con số 9,5 triệu thuê bao. Lượng thuê bao cố định vẫn tiếp tục phát triển nhưng chủ yếu ở các vùng nông thôn. Có thể nói, so với dân số 80 triệu người, những con số phát triển này không thấm tháp vào đâu. Và thị trường điện thoại cố định không thể không phát triển.

Vấn đề làm sao có thể “kích cầu” được nhu cầu người sử dụng. Và trung tuần tháng 8/2006, trước tình cảnh việc phát triển điện thoại cố định rơi vào thế tụt hậu so với di động, làm ảnh hưởng đến việc phổ cập dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân, và tăng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, Bộ trưởng bộ Bưu chính viễn thông Đỗ Trung Tá đã ra chỉ thị nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ điện thoại cố định. Vấn đề tăng cường phát triển mảng dịch vụ này đã được quán triệt từ các vụ chức năng của Bộ, các Sở bưu chính viễn thông trên cả nước và đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Bộ trưởng đã chỉ đạo các doanh nghiệp phải vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu phát triển điện thoại cố định đưa điện thoại cố định đến mọi vùng miền xa xôi nhất của Tổ quốc.

Một trong số những lợi ích của việc sử dụng điện thoại cố định đó là nhằm phân tải cho mạng di động trong mỗi dịp lễ Tết luôn được Bộ bưu chính viễn thông cùng các doanh nghiệp viễn thông hướng dẫn tới khách hàng. Và họ hiểu rằng, dù có khó, vẫn phải đưa ra những chiến lược phát triển điện thoại cố định tới người dân. Từ việc khuyến mại, giảm giá lắp đặt khi hoà mạng đến liên tục nghiên cứu, phát triển các dịch vụ tiện ích từ cố định. Bản thân VNPT, để có một hạ tầng viễn thông băng rộng hiện đại, lãnh đạo Tập đoàn đã xác định nhất thiết vẫn phải phát triển điện thoại cố định. Với quan điểm này, năm 2007, VNPT đã đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện chương trình cáp quang hóa mạng truyền dẫn nội tỉnh, cáp quang hóa mạng nội thị tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, cáp quang xuống xã và tới tận nhà của thuê bao. Số vốn đầu tư cho kế hoạch này không hề nhỏ chút nào, lên tới hàng ngàn tỷ đồng.



Năm 2006, EVN và Viettel nhảy vào thị trường cung cấp thuê bao cố định, cùng theo đó là các chiến dịch khuyến mãi, giảm cước. Trong khi đó, cước điện thoại di động vẫn đang ở mức khá cao, nên việc sử dụng điện thoại cố định vẫn đang còn rất phổ biến.

Tồn tại hay không tồn tại?

Mới đây nhất, trong cuộc họp lãnh đạo cấp cao của Microsoft, ông chủ tịch tập đoàn Bill Gates đã thẳng thừng tuyên bố “điện thoại cố định sẽ biến mất trong tương lai gần”. Và không ai khác dẫn đến sự tuyệt chủng của điện thoại cố định chính là máy tính để bàn và ĐTDĐ. Microsoft đã giới thiệu một loạt phần mềm mới như Office communicator 2007 hay Office communication server 2007 nhằm phục vụ việc đàm thoại qua máy tính có kết nối mạng Internet.

Bên cạnh đó, ông cũng có một dự án riêng là chiếc Tablet PC hoàn toàn độc đáo khác thường. Bill Gates tin rằng nó cũng sẽ trở thành một trào lưu trong tương lai và sẽ thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định.

Nhưng điện thoại cố định sẽ không thể một sớm một chiều biến mất. Dullaney (Gartner Inc.) cho rằng sẽ mất từ 4 đến 7 năm để ĐTDĐ trong văn phòng có thể thay thế được điện thoại cố định. Và cuối cùng thì người dùng vẫn là nhân tố quyết định sự tồn tại hay biến mất của điện thoại cố định. Nó sẽ vẫn còn ở đó, trong gia đình, tại văn phòng, cho đến khi nào người ta không còn muốn sử dụng nó nữa.


(24H.COM.VN - Theo eChip Mobile SE
 

NhatNguyen

New Member
Nokia Connection 2007

Nokia Connection 2007

Ngày 18/6/2007, tại Singapore, Nokia đã tổ chức sự kiện thường niên Nokia Connection 2007 dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương mang tên "My Connected Life".
sany0021ev0.jpg

Tại sự kiện này, Nokia nói về những hoạt động quan trọng đã diễn ra trong năm 2006 và đặc biệt là công bố các kế hoạch mới trong năm 2007. Nokia đã đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến thiết kế và công nghệ của ĐTDĐ cùng nhiều dịch vụ nội dung di động mới. Cụ thể: Nokia đã giới thiệu 3 model ĐTDĐ3 tai nghe Bluetooth dành cho thị trường tầm trung.

Model ĐTDĐ 6267 với các ứng dụng về nhạc và multimedia, công nghệ 3G hỗ trợ download nhanh, trình duyệt Internet và thoại video. Trong khi đó, model Nokia 3500 là chiếc ĐTDĐ cơ bản, dễ sử dụng. Cuối cùng là model ĐTDĐ Nokia 6121 (chỉ bán tại thị trường Úc và New Zealand) là chiếc ĐTDĐ có tính năng cơ bản nhưng lại sử dụng công nghệ HSDPA. 6121 giúp người dùng download nhanh và dễ dàng hơn, có trình duyệt Internet, tính năng chơi video và khả năng gửi e-mail với file đính kèm. (Ở VN, người dùng có thể mua 6120 Classic với kiểu dáng và tính năng tương tự)

n612035006267sm440je5.jpg

2 tai nghe Bluetooth mới của Nokia là chiếc Nokia Bluetooth Headset BH-602 có thiết kế thể thao và tiện nghi cùng các phím điều khiển thuận tiện cũng được giới thiệu trong dịp này. Tai nghe Nokia Bluetooth Headset BH - 604, không chỉ hỗ trợ cho thoại BH - 604 mà còn cho phép người dùng sử dụng để nghe nhạc, hỗ trợ A2DP, BH-604 cho chất lượng nhạc Hi-Fi không cần dây kết nối.

602bhyl8.jpg

Nokia Bluetooth Headset BH-602

604bhyq2.jpg

Nokia Bluetooth Headset BH-604

Tiếp theo là phần công bố thương mại hoá dịch vụ tivi di động tại Malaysia. Đây là dịch vụ mà Nokia cộng tác với MiTV Corporation (Malaysia) sử dụng công nghệ Digital Video Broadcast-Handheld - DVB-H (giống công nghệ mà Nokia đang triển khai tại Việt Nam cùng với VTC từ năm ngoái) và sẽ khai trương vào giữa năm 2007 tại Malaysia.

Nokia cho biết sẽ hỗ trợ dịch vụ tìm kiếm di động (Mobile Search) tại 5 quốc gia, từ quí 3/2007. Khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung là Informedia India (Ấn Độ), TM Info-Media tại Malaysia, Directories Philippines Corporation (tại Philippines), Yallow Pages của Singapore và Teleinfo Media (Thái Lan) sử dụng ĐTDĐ Nokia Nseries có thể tìm kiếm được nhiều thông tin mới tại chính quốc gia của họ với dịch vụ Nokia Mobile Search.

Cũng trong khuôn khổ Nokia Connection 2007, Nokia đã tổ chức buổi trình diễn mang tên Nokia Connection Showcase. Tại đây, một loạt các ứng dụng, công nghệ và thiết bị mới đã được công bố và trình diễn gây ấn tượng mạnh với khách tham dự, đặc biệt là GPS (thiết bị định vị toàn cầu), SMS 2.0, Internet không dây, các model ĐTDĐ từ cơ bản đến các mẫu ĐTDĐ Multimedia hỗ trợ các ứng dụng văn phòng cao cấp v.v...

PCWorld.com.vn
 

Huycl2507

New Member
Thông tin cập nhật Mobile 19/06

Hôm nay 19/06/2007 những tin tức mới về mobile sẽ được cập nhật nóng hổi tại chủ đề này,anh em bớt chút thời gian để cùng nhau chia sẻ thông tin,làm giàu tri thức:D

Nokia kết nối số đông​

Với mục tiêp tập trung vào thị trường điện thoại tầm trung, Nokia sẽ tiếp tục giới thiệu 3 mẫu máy mới thiết kế khá cổ điển vào cuối năm nay. Hai trong số đó là điện thoại 3G.

93-2.jpg

Nokia 6121 dáng thanh cổ điển. Ảnh: Cnet.

Ba sản phẩm sắp ra mắt của hãng gồm 6267, 3500 Classic và 6121 Classic. Theo Nokia, những chiếc máy này đều có nhiều tính năng và rất dễ sử dụng.

Trong số đó, đáng chú ý là 6121 hỗ trợ kết nối HSDPA và chạy trên nền S60. Sản phẩm này cũng là mẫu duy nhất có 2 máy ảnh, một 2 Megapixel và một camera phụ cho mạng 3G. Tuy nhiên, dự định ban đầu của hãng là phát triển 6121 cho thị trường Australia và New Zealand.

6121 chỉ được trang bị giắc cắm tai nghe 2,5 mm nên không phù hợp với những loại tai nghe chất lượng cao trên thị trường. Ngoài ra, điện thoại còn hỗ trợ Bluetooth và cổng nối USB . Về tính năng giải trí, máy có phần mềm nghe nhạc và chỉnh sóng FM.

94.jpg

Nokia 3500 được xây dựng trên nền S40. Ảnh: Cnet.

Nokia 3500 Classic dạng thanh dành cho 3 băng tần GSM (850/1800/1900). Đúng như tên gọi của nó, chiếc máy thiết kế cơ bản và cổ điển này được xây dựng trên nền S40, màn hình màu độ phân giải thấp (128 x 160 pixel).

Giống như 6121, 3500 chỉ có giắc tai nghe 2,5 mm nên chỉ dùng được tai nghe đi kèm máy. Phần mềm nghe nhạc và chỉnh sóng FM không hơn gì những model đời cũ, nhưng việc bổ sung camera 2 Megapixel lại là một sự đổi mới đáng lưu ý. Điện thoại nặng 81 gram, kích thước 107 x 45 x 13,1 mm.

95-2.jpg

Nokia 6267 là điện thoại 3G. Ảnh: Cnet.

Nokia 6267 là mẫu 3G. Đặc điểm của chiếc máy này là có khả năng ghi video độ phân giải DVD mặt dù camera cũng chỉ đạt tới 2 Megapixel. 6267 có khe cắm thẻ nhớ, phần mềm nghe nhạc và màn hình màu.

Về dòng điện thoại đa phương tiện N-series, Nokia cũng đã ký hợp đồng cung cấp nội dung với các hãng tại Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan để mở rộng tính năng tìm kiến trên các thiết bị này. Thực ra, ứng dụng tìm kiếm đang được cài miễn phí cho các thiết bị S60, như E61i, nay mới mở rộng ra cho các model N-series.

Đức Thanh (theo Cnet)
 

Huycl2507

New Member
W960 thách thức iPhone

Sony Ericsson giới thiệu điện thoại W960 có màn hình cảm ứng lớn, hệ điều hành Symbian/UIQ và ổ cứng 8 GB chẳng kém gì iPhone của Apple sắp ra mắt.

96-2.jpg

W960 mới của Sony Ericsson. Ảnh: Mobileburn.

Giống như iPhone, Sony Ericsson W960 có ổ cứng 8 GB, màn hình cảm ứng rộng 2,6 inch, QVGA, hỗ trợ 262K màu. Dung lượng bộ nhớ của chiếc máy này tương đương với một iPod Nano “xịn” nhất hay 700 album nhạc. Phần mềm điều khiển hiện trên màn hình đem lại trải nghiệm mới hoàn toàn so với những điện thoại nghe nhạc trước.

W960 còn hỗ trợ tai nghe Bluetooth A2DP, ngoài ra, chức năng TrackID cũng đổi mới khá nhiều trong dòng máy mới nhất này. Thông tin thu được từ TrackID bao gồm các chi tiết về nghệ sĩ, album, cụ thể hơn ở những model trước đây.

Chiếc điện thoại Walkman còn là một máy tính cầm tay nhỏ gọn khi Sony Ericsson trang bị đầy đủ các kết nối cho máy: Wi-Fi, 3G (UMTS 2100 MHz) và 3 băng tần GSM/GPRS. Hình ảnh chụp qua camera 3,2 Megapixel sẽ được chuyển một cách dễ dàng lên blog hay các trang chia sẻ ảnh khác. Do W960 là một UIQ smartphone (giống như P990i) nên bạn cũng có thể gài dữ liệu PIM vào máy.

Tất cả những tính năng trên được gói gọn trong thân máy mỏng 16 mm và nặng chỉ 119 gram. Sản phẩm dự kiến ra mắt trong quý IV.

Đức Thanh (theo Mobile Burn)
 

Huycl2507

New Member
Khi các dòng sim đều “cháy”

Mặc dù toàn bộ hệ thống mạng di động Việt Nam cho tới thời điểm này mới chỉ ngót nghét 15 triệu thuê bao thực (so với tổng số khoảng 35 triệu thuê bao mà 6 nhà mạng công bố), song tình trạng cạn kho số của các “nhà mạng” lại sắp cận kề khiến Bộ Bưu chính Viễn thông lại phải đứng trước hai lựa chọn: cấp thêm mã mạng hoặc tăng độ dài số thuê bao. Đây thực sự là bài toán khó.

Các nhà mạng kêu cứu


99-2.jpg

Hầu hết các nhà mạng đang phải đối mặt với tình trạng "cạn kho số"

Chỉ sau hơn một năm khi Bộ Bưu chính Viễn thông quyết định cấp thêm những mã mạng mới cho doanh nghiệp cạn kho số 093, 094 thuộc 2 mạng MobiFone, VinaPhone và tiếp sau là Viettel với 097, giờ cả 3 nhà mạng di động công nghệ GSM này lại tiếp tục kêu cứu trước nguy cơ “cháy số”.

“Có nhời” sớm nhất phải kể đến mạng di động Viettel Mobile. Ngay sau khi công bố đạt 10 triệu thuê bao thì cũng là lúc họ chuẩn bị đối mặt với tình trạng cạn kho số. Tiếp đến là MobiFone. Cứ theo lời của các nhà mạng này, chỉ trong vòng 2, 3 tháng nữa thôi, khách hàng muốn xài mạng của họ cũng không còn số mới để phục vụ.

Về phía VinaPhone, từ đầu năm tới giờ vốn khá im hơi lặng tiếng trong việc phát triển thuê bao mới, giờ cũng đã “tâm sự”, họ chỉ cố gắng phát triển và giữ những số thuê bao thực chứ không phát triển ồ ạt nhờ khuyến mại để lấy số lượng như trước kia nữa.

Mới chỉ đạt mức 2 triệu thuê bao cách đây chưa lâu, song theo ông Đỗ Văn Quất, Giám đốc Chiến lược của mạng di động công nghệ CDMA S-Fone, họ cũng đã bắt đầu nghĩ tới việc cần phải xin cấp thêm một đầu số mới cho mạng của mình dù kế hoạch từ nay đến hết năm 2007, S-Fone mới đang đặt ra chỉ tiêu có khách hàng thứ 3,5 triệu.

Khi số thuê bao cao hơn dân số


Lý do căn bản nhất của tình trạng này đã khiến giới báo chí phải tốn khá nhiều giấy, mực trong thời gian qua. Đó chính là hệ quả tất yếu của những chương trình khuyến mãi ồ ạt chạy đua lấy số lượng thuê bao của các nhà mạng một thời gian dài. Tình trạng khuyến mãi đã khiến các nhà mạng đều phải có một con số “trừ hao” rất lớn mới có thể tạm xác định được số thuê bao thực của mạng mình.

Về lý thuyết, mỗi một đầu số sẽ tương ứng với 10 triệu thuê bao và 9 đầu số hiện nay (từ 090 đến 098) sẽ tương ứng với 90 triệu thuê bao - cao hơn dân số Việt Nam. Theo đó, trừ đi những dãy số không được kích hoạt thì các nhà cung cấp mạng vẫn còn sở hữu được vài chục triệu thuê bao dịch vụ mạng của mình.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch 2007, để có thêm được 2,5 triệu thuê bao thực, MobiFone đã đề ra kế hoạch phải phát triển được 10 triệu thuê bao mới. Điều này cũng đồng nghĩa họ phải chấp nhận không thu được lợi nhuận từ 3/4 trong tổng số 10 triệu thuê bao ấy. Với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Bưu chính Viễn thông hiện nay đã đưa ra một số phương án nhằm có thể hạn chế được tình trạng “cháy kho số” bởi lượng thuê bao ảo quá nhiều như: giảm thời gian giữ số thuê bao trên mạng thay vì 6 tháng như trước đây còn 3 tháng; thống nhất cách tính thuê bao thực - ảo...

Nhưng, những động thái này cũng không thể đem lại hiệu quả ngay trong một sớm, một chiều. Bộ cũng đang phải tính tới việc làm sao giải toả được nỗi lo “cạn kho số” cho doanh nghiệp trong vòng 2, 3 tháng tới nữa. Hiện giờ, 2 phương án cần lựa chọn được đặt ra để “chữa cháy”: Hoặc Bộ sẽ cấp thêm mã mạng mới cho doanh nghiệp di động, hoặc tăng thêm độ dài số thuê bao từ 10 chữ số như hiện nay lên 11 chữ số.

Tăng độ dài số …


Theo phân tích của ông Hoàng Trung Hải - Giám đốc VinaPhone, hiện giờ chỉ có cách tăng thêm độ dài số thuê bao chứ không nên chọn cấp mã mạng mới. VinaPhone hiện cũng đang đứng trước nguy cơ “cháy” số. Thừa nhận nếu chọn tăng độ dài số thuê bao sẽ dẫn tới một sự tốn kém rất lớn song Giám đốc VinaPhone vẫn cho rằng chỉ có cách này mà thôi. Tăng độ dài số để các doanh nghiệp dễ marketing và khách hàng cũng dễ phân biệt các mạng di động vì hiện tâm lý khách hàng mặc định đầu 09 là di động nếu thêm mã mạng mới sẽ khó marketing cho khách hàng.

Ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Telecom cho biết: Viettel đang sử dụng những dải số cuối cùng của đầu số 097 và chỉ còn khoảng 3 tháng nữa sẽ hết số. “Chúng tôi đang ở tình trạng phải chờ những số của khách hàng bỏ để đưa vào tái sử dụng”. Song, Viettel vẫn nhất quán với đề xuất như trước đây là tăng độ dài số thuê bao di động lên 11 số thay vì thêm mã mạng mới.

Mục tiêu của Viettel là đem dịch vụ viễn thông đến với hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi người có vài số thuê bao di động là chuyện bình thường. Đấy là chưa kể đến các ứng dụng khác như ATM với các hệ thống server có thể đưa SIM vào giống như một số ID thông qua đường truyền vô tuyến thực hiện các giao dịch thanh toán. Hiện các hãng taxi đề nghị mua SIM để lắp vào các thiết bị định vị trên taxi phục vụ cho mục đích kiểm soát chứ không phải chỉ là thuê bao thoại thông thường. Theo đó, kho số cần sử dụng không phải là 80 triệu thuê bao mà là gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 lần số đó. Vì vậy, nếu sử dụng kho số hiệu quả 100% đi chăng nữa thì cũng không đủ dùng trong vài năm tới. Bên cạnh đó, nếu các mạng di động lớn khi “cháy số” sẽ được cấp thêm đầu số mới thì các mạng di động mới phát triển sau sẽ không còn đầu số để sử dụng. Nhưng nếu tăng thêm độ dài số thuê bao lên thành 11 số trên lý thuyết mỗi mạng di dộng sẽ có thêm từ 100 - 200 triệu số để tung ra thị trường và hoàn toàn không cần phải lo nghĩ gì về vấn đề “cháy số”.

Theo tính toán của Viettel, đến năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 100 triệu dân và mật độ sử dụng ĐTDĐ có thể lên đến 120%. Như vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển này cần phải có 180 triệu thuê bao. Vậy nên, nếu đưa thêm mã mạng mới dùng dải số 010 thì cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển này. Lúc đó nhiều khả năng chúng ta lại phải kéo dài số thuê bao di động. Như vậy, số thuê bao di động của Việt Nam sẽ vô cùng phức tạp.

…Hay mã mạng mới?

Cho tới thời điểm này, lãnh đạo Bộ Bưu chính Viễn thông vẫn chưa có quyết định cụ thể sẽ cấp thêm mã mạng mới cho các mạng hay là tăng thêm độ dài thuê bao. Vụ trưởng Vụ Viễn thông Phạm Hồng Hải cũng cho rằng không nên kéo dài số thuê bao nữa mà nên dùng đa mã.

Ông phân tích, thêm một chữ số trong số thuê bao di động sẽ làm người dùng phải thêm thời gian bấm số, việc làm này không cần thiết và gây lãng phí: từ thời gian bấm thêm số của người sử dụng, đến việc thêm một ký tự nữa cần truyền thêm trên mạng viễn thông để thiết lập nên mỗi cuộc gọi. Bên cạnh đó, mỗi tổng đài cũng cần phải được nâng cấp và cập nhật để thêm thao tác xử lý. Tuy nhiên, để quyết định chọn phương án nào thì trong thời gian tới Bộ sẽ cho mở một diễn đàn lấy ý kiến của cả 6 doanh nghiệp đang cung cấp. Khi ấy, các doanh nghiệp sẽ đưa ra quan điểm của mình và Bộ tổng hợp lại, phân tích xem cách nào hợp lý, hiệu quả thì dùng.

(24H.COM.VN - Theo eChip Mobile)
 

NhatNguyen

New Member
Liên tục bất ngờ với iPhone

Liên tục bất ngờ với iPhone

Mặc dù chưa chính thức ra mắt thi trường, nhưng iPhone ước tính đã có đến 2,7 % thị phần.

Theo tin mới từ Reuters, pin của iPhone có thể đàm thoại trong 8 giờ liên tục thay vì 5 giờ như báo cáo trước đây. Hơn nữa bạn có thể lướt web trong 6 giờ và xem video trong 7 giờ liên tục. Có thể nói đây là mức năng lượng pin vượt trội so với các đối thủ của iPhone.

15407913ek9.jpg

uy nhiên thời gian pin hoạt động đó là trên lý thuyết, thực tế còn phụ thuộc vào cấu hình máy và nhiều yếu tố khác nữa.

Thêm chi tiết đặc biệt bất ngờ thú vị về iPhone được hé mở. Màn hình của iPhone có kích thước lý tưởng 3,5 inch và được làm bằng kính chất lượng cao thay vì màn hình plastic. Vì thế màn hình của chiếc ĐTDĐ ưu việt này sẽ trong hơn và có tính năng chống xước cao.

Chính vì những tính năng ưu việt của mình, mặc dù chưa chính thức ra mắt thị trường, nhưng iPhone ước tính đã có đến 2,7 % thị phần trên thế giới.


mobilenet.com.vn
 

NhatNguyen

New Member
Cuộc đua nóng bỏng vào thị trường viễn thông VN

Cuộc đua nóng bỏng vào thị trường viễn thông VN

Đã lộ diện một số "đại gia" viễn thông nước ngoài trong một động thái mới tại VN: Đầu tư tài chính vào các Cty viễn thông VN, bằng việc mua cổ phần.

images1340423mob2pg7.jpg

Cuộc chen chân này được cho là không dễ dàng, bởi tình hình nguồn cung không nhiều nhưng cầu lại chẳng ít.

Điểm mặt những "đại gia"...


Tháng 9/2006, trong cuộc họp báo cuối cùng chuẩn bị khai mạc triển lãm "Vietnam Telecom 2006" tại TPHCM, ông Trưởng đại diện của France Telecom đã nói thẳng ý đồ của tập đoàn này: "Chúng tôi muốn mua cổ phần của một số Cty viễn thông VN, cụ thể như các Cty thông tin di động (TTDĐ) như MobiFone, VinaPhone...".

Mười tháng trôi qua, tình hình đã có những diễn biến mới - không loại trừ cả những cuộc vận động và thoả thuận chiến lược ngầm giữa các bên - những gương mặt "đại gia" dần lộ diện.

Thượng tuần tháng 5/2007, Telenor (Na Uy) - tập đoàn cung cấp dịch vụ TTDĐ và truyền hình lớn nhất Bắc Âu - đã tài trợ thương hiệu cho sự kiện "Mobile Vietnam 2007" diễn ra tại Hà Nội, và cho biết ý định đầu tư tài chính vào các Cty TTDĐ VN. Đến hạ tuần (29/5), trong một cuộc họp báo ở TPHCM về các chương trình từ thiện xã hội của SK Telecom tại VN, đại diện của tập đoàn này cho biết, định hướng phát triển là sẽ cổ phần hoá mạng TTDĐ CDMA S-Fone - dự án hợp tác kinh doanh mà SK Telecom chiếm đa phần vốn đầu tư.

Mới đây, ngày 13/6, họp báo tại TPHCM công bố triển lãm "Vietnam Comm 2007", ông Bùi Quốc Việt - GĐ Trung tâm Thông tin bưu điện của VNPT - cho biết: "Gần đây, đã có nhiều tập đoàn viễn thông nước ngoài mở văn phòng đại diện tại VN, chờ đầu tư tài chính vào các Cty TTDĐ". Theo một nguồn tin khác, các "đại gia" viễn thông Mỹ cũng đã có động thái mua cổ phần của các Cty TTDĐ VN, tuy nhiên vì nhiều lý do nên họ đi đường vòng, qua các Cty Hàn Quốc, Đài Loan...

Cuộc chạy đua giữa các "đại gia"

Ba Cty TTDĐ nằm trong đích ngắm của các "đại gia" viễn thông nước ngoài là MobiFone, VinaPhone, Viettel Mobile sẽ lần lượt bán cổ phần trong thời gian tới. Ông Bùi Quốc Việt cho biết, theo quy định hiện hành, dù cùng lúc 2-3 "đại gia" mua cổ phần của các Cty TTDĐ VN nhưng không thể quá 49%, đến cuối 2008 đầu 2009, các tập đoàn nước ngoài mới được phép liên doanh với Cty VN, và phải đến sau năm 2010 mới có thể thành lập Cty 100% vốn tại VN.

France Telecom (FT) có lợi thế là đã vào VN khá lâu và xúc tiến khá sớm kế hoạch đầu tư tài chính vào các Cty TTDĐ VN. Tập đoàn này hiện là nhà khai thác dịch vụ TTDĐ lớn thứ hai ở Châu Âu, trong đó Chính phủ Pháp nắm giữ 32,45% cổ phần. FT hiện có 88 triệu khách hàng ĐTDĐ, 48 triệu khách hàng ĐT cố định, 11 triệu khách hàng Internet ở 220 quốc gia và lãnh thổ (tính cả khách hàng của các Cty FT có cổ phần). Doanh thu của FT đạt 49 tỉ EUR trong năm 2005.

NTT-DoCoMo đến từ Nhật Bản - nơi mà tập đoàn này đã "thống trị" với hơn 50 triệu thuê bao ĐTDĐ và khoảng 135 triệu thuê bao Internet cá thể thông qua các thiết bị máy tính cá nhân, máy tính cầm tay, ĐTDĐ... NTT-DoCoMo bắt đầu mở chiến lược lấn ra thị trường thế giới từ năm 2005, bằng cách đi tiên phong trong các dịch vụ giá trị gia tăng hiện đại và rất tiện ích cho người dùng ĐTDĐ. Telenor mở văn phòng đại diện tại VN, nhưng chưa được biết đến nhiều.

Tập đoàn này đã có hơn 40 triệu khách hàng ở Châu Á và trong quý I/2007, Telenor đã đẩy mạnh đầu tư vào khu vực này với khoản vốn hơn 350 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2006. Những tên tuổi khác đã mở văn phòng đại diện tại VN như VodaPhone (Anh), Lucent (Pháp)... cũng là những tên tuổi lẫy lừng.

Họ nhập cuộc đầu tư tài chính vào các Cty TTDĐ ở VN, khiến cho cuộc chạy đua càng trở nên nóng bỏng. Tuy nhiên, thông tin các Cty VN sẽ chọn ai làm đối tác chiến lược vẫn còn chưa được công bố rõ ràng, nên càng khiến cho các "đại gia" phải... chờ chực.

vietnamnet.vn
 

khoabonmat

Active Member
VN hấp dẫn công ty điện thoại di động Nhật

Hãng điện thoại di động hàng đầu Nhật Bản NTT DoCoMo đang có kế hoạch đầu tư đáng kể vào các thị trường đang nổi lên của khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và VN.

Đây là bước thay đổi hoàn toàn NTT DoCoMo so với chủ trương không đến làm ăn tại các thị trường bên ngoài nhiều năm nay. Chủ tịch hãng Masao Nakamura cho biết chiến lược mới nhằm phản ứng lại một thị trường điện thoại di động đã bão hòa tại Nhật Bản. “VN là thị trường nóng nhất trong tương lai... Chúng tôi muốn tiếp cận thị trường châu Á một cách dài hạn”, ông Nakamura nói.

Được biết NTT DoCoMo cung cấp các dịch vụ điện thoại theo chuẩn 3G lẫn GSM.

Tuổi Trẻ
 

Huycl2507

New Member
HT Mobile tặng 50 phút ngoại mạng ........

HT Mobile tặng 50 phút ngoại mạng miễn phí khi giới thiệu thuê bao mới​

HT Mobile, mạng thông tin di động tiên tiến với giá cước hấp dẫn tiếp tục tung ra một chương trình khuyến mại “kết nối thành viên” dành cho các khách hàng hiện thời.

Liên tục với các hình thức khuyến mại độc đáo để thu hút khách hàng, mạng thông tin di động HT Mobile lại một lần nữa cho khách hàng cơ hội sử dụng dịch vụ miễn phí khi tham gia chương trình “Kết nối thành viên”. Theo chương trình này kể từ 15/6 - 31/8/2007, bất kỳ thuê bao nào của HT Mobile khi giới thiệu một khách hàng mới đăng ký hòa mạng, sẽ được tặng:

- 50 phút gọi ngoại mạng miễn phí

- 100 tin nhắn ngoài mạng miễn phí

- 10 bài nhạc chuông chờ.

100-1.jpg

101.jpg

Theo đó, thuê bao mới hoà mạng HT Mobile chỉ cần gửi tin nhắn tới tổng đài 121 thông báo về việc giới thiệu với nội dung: NNQ _ Số điện thoại HT Mobile của người giới thiệu. Đối với thuê bao trả sau, giá trị quà tặng sẽ được chuyển thành tiền và trừ vào hoá đơn tính cước của tháng kế tiếp. Đối với thuê bao trả trước, 10 bài nhạc chuông chờ sẽ được chuyển thành 5.000 đồng và nạp trực tiếp vào tài khoản của khách hàng.

Phát biểu về ý tưởng thực hiện chương trình này, Bà Elizabette Fong, Tổng giám đốc điều hành HT Mobile cho biết: “HT Mobile là mạng thông tin di động chất lượng cao và đặc biệt tiết kiệm cho khách hàng khi thực hiện các cuộc gọi nội và ngoại mạng. Vì vậy với chương trình này chúng tôi mong muốn xây dựng một cộng đồng HT Mobile và chính những thành viên đầu tiên trong cộng đồng đó sẽ là người mở rộng, phát triển gia đình mình, cộng đồng mình. Đồng thời, nhân dịp này chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới khách hàng, những người đã sử dụng và ủng hộ cho HT Mobile và là người đóng góp to lớn cho sự phát triển và trưởng thành của HT Mobile.

102.jpg

103.jpg

Trả lời câu hỏi: “Nếu một khách hàng không hề được ai giới thiệu họ có quyền gửi tin nhắn để tặng quà cho người khác không?”, bà Elizabete nói: “Điều này hoàn toàn hợp lệ. Một khi các khách hàng hài lòng về HT Mobile họ sẽ rất muốn được chia sẻ sự trải nghiệm đó với bạn bè, người thân và kết nối nhiều hơn với người dùng HT Mobile. Đó là một phần thưởng cho những người hiện đang dùng HT Mobile và bạn bè, người thân của họ. Giá trị quà tặng của chương trình khuyến mại này tuy không lớn nhưng bất ngờ và tạo cơ hội cho thêm nhiều khách hàng được tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao của mạng 092. Tính cộng đồng, sự sẻ chia và độc đáo là điều mà chúng tôi mong khách hàng cảm nhận được thông qua chương trình khuyến mại này”.

(24H.COM.VN)
 

NhatNguyen

New Member
Xem trực tiếp bóng đá qua điện thoại di động

Xem trực tiếp bóng đá qua điện thoại di động
Kênh truyền hình Đức Deutsche Welle vừa khai trương dịch vụ mới cho phép người sử dụng điện thoại di động có thể xem truyền hình trực tiếp các trận đấu của giải bóng đá Bundesliga.
Với những chiếc di động có khả năng cung cấp các nội dung đa phương tiện hay các PC pocket để kết nối internet, việc truy cập website www.dw-tv.de vào bất cứ lúc nào trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
mobilefoodball1ra4.jpg
Trước tiên, bạn cần thiết lập kết nối chuyển đổi dữ liệu với điện thoại (ví dụ như: kết nối GPRS,…). Sau đó nhập địa chỉ URL http://mobile.dw-world.de/english vào trình duyệt của điện thoại. Tiếp tục download trang sẽ xuất hiện trong cửa sổ trình duyệt của bạn.

Một số lưu ý cho người sử dụng:

- Nếu bạn truy cập trực tiếp các nội dung của trang web www.dw-world.de thông qua việc kết nối chuyển đổi dữ liệu (ví dụ như: GPRS,…), nhà cung cấp dịch vụ của bạn sẽ tính cước phí.

- Bên cạnh cước phí truy cập này, bạn sẽ không bị thu phí khi truy cập từ điện thoại vào website này, cũng như dịch vụ truyền hình trực tiếp giải Bundesliga.

- Chất lượng hình ảnh trên website sẽ phụ thuộc vào chất lượng điện thoại mà bạn sử dụng.

mobilefoodball2pu7.jpg
- Vì đặc điểm và tính năng của mỗi chiếc điện thoại là khác nhau, trang web này cũng giới thiệu một số mẫu điện thoại đáp ứng tốt nhất chất lượng truyền hình trực tuyến trên di động.

Bên cạnh việc truyền hình trực tiếp giải Bundesliga, trang web này cũng cung cấp liên tục thông tin về kết quả của các trận đấu trong ngày, các dịch vụ mới để bạn có thể cập nhật thường xuyên các sự kiện chính xung quanh giải đấu này như: số bàn thắng, bàn thua, các cú đá phạt penalty, số lượng thẻ đỏ, thẻ vàng…

(quantrimang.com)
 

NhatNguyen

New Member
iPhone sẽ có thời gian thoại tới 8 giờ

iPhone sẽ có thời gian thoại tới 8 giờ
Theo Apple, iPhone sẽ đảm bảo thời gian thoại dài hơn những điện thoại đối thủ. Dự kiến, chỉ cần một lần sạc đầy, bạn có thể nói chuyện liên tục trong 8 giờ và “online” trong 6 giờ.
ip1zn6.jpg

iPhone trong buổi giới thiệu tại Mac World 2007. Ảnh: Reuters.​
Đầu năm, khi mới giới thiệu iPhone với người tiêu dùng, Apple chỉ dám hứa hẹn rằng pin của máy hỗ trợ 5 giờ thoại. Nhưng khi chỉ còn hơn một tuần nữa là sản phẩm ra mắt, họ khẳng định rằng thời gian nói chuyện trên máy dài gấp rưỡi.

Ngoài ra, bề mặt màn hình cảm ứng đã được nâng cấp từ nhựa cứng lên kính chất lượng cao, vừa chịu lực, vừa chống va đập. Theo hãng, một lý do khiến họ thay đổi chất liệu trên sản phẩm là người dùng phải di ngón tay trên màn hình rất nhiều nên màn hình phải dùng kính mới đảm bảo tác động chính xác.

Một nhược điểm của iPhone là pin không dễ tháo như các điện thoại thông thường khác.

(theo Reuters)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top