Huycl2507
New Member
Di động 2007: Thị trường CDMA tăng nhiệt
Cuối năm 2006, sự xuất hiện của 2 nhà cung cấp dịch vụ CDMA mới đã khiến cuộc chạy đua giữa các mạng di động ngày càng sôi động, hứa hẹn một năm 2007 ganh đua đầy gay cấn giữa các mạng CDMA.
Sau S-Fone, sự xuất hiện của hai mạng CDMA mới HT Mobile và E-Mobile đã báo hiệu một thời kỳ phát triển mạnh của thị trường viễn thông di động trong nước. Mặc dù còn khá trẻ nhưng các mạng CDMA đã sớm bộc lộ được thế mạnh về công nghệ của mình. Theo nhận định của các chuyên gia viễn thông, năm 2007 sẽ là năm diễn ra cuộc cách mạng về CDMA tại Việt Nam, do đó việc đưa vào sử dụng rộng rãi các ứng dụng 3G với những ưu điểm nổi trội của công nghệ này là một xu thế tất yếu.
Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu sử dụng điện thoại di động cũng không còn ở mức nhắn tin và gọi điện thông thường nữa, thay vào đó điện thoại di động được xem như một phương tiện giải trí cao cấp. Nhanh chóng nắm bắt được xu hướng này, các nhà khai thác mạng, đặc biệt là các mạng CDMA đã kịp thời ra mắt những dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí di động của số đông người tiêu dùng Việt Nam.
Nếu năm 2006, các thuê bao S-Fone yêu thích công nghệ cao đã chú ý tới các dịch vụ tiện ích, hiện đại theo chuẩn 3G như: Live TV – xem truyền hình trực tuyến, VOD/MOD – xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu, Mobile Internet – Internet di động... thì trong Quý I năm 2007 này, S-Fone lại tiếp tục chinh phục những thuê bao mạng 095 với 2 gói cước truyền dữ liệu mới dành cho dịch vụ Internet di động và S-WAP là Data Basic và Data Option.
Cuối năm 2006, hầu hết các doanh nghiệp viễn thông trong nước đã phải đau đầu với tình trạng “thuê bao ảo” - hậu quả của những “cơn mưa khuyến mãi” mà các mạng thi nhau tung ra để thu hút thêm nhiều thuê bao mới. Có thể thấy ở đây, với hàng loạt các chương trình khuyến mại và giảm cước ồ ạt, việc số lượng thuê bao tăng đột biến ở các mạng di động là điều không khó lý giải. Tình trạng thuê bao ảo đã gây ảnh hưởng đến dung lượng mạng và gây lãng phí kho tài nguyên số, nghẽn mạng đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” của nhiều mạng di động, đặc biệt là ở các mạng GSM.
Là thế hệ “sinh sau đẻ muộn” vì vậy các tân binh CDMA đã chọn cho mình những hướng đi riêng để chinh phục khách hàng, đó là hướng vào sự ổn định mạng và chất lượng dịch vụ. Nếu HT Mobile chọn hướng đi là đa dạng hoá các gói cước giá rẻ để mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ di động cho người tiêu dùng, thì S-Fone lại tập trung vào việc nâng cấp hệ thống mạng, mở rộng phạm vi phủ sóng, và đặc biệt là phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp mới.
Mới đây, hai đối tác cung cấp dự án mạng di động S-Fone là SPT (Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn) và Công ty SLD đã đề nghị Chính phủ Việt Nam cho phép tăng vốn đầu tư cho S-Fone thêm 543 triệu USD. Theo đó, tổng lượng vốn tăng thêm sẽ dùng vào việc phát triển mạng, đầu tư chiều sâu, mở rộng mạng theo hướng tăng mật độ phủ dày và phủ rộng tại các vùng trọng điểm trên quy mô toàn quốc, đồng thời đầu tư tăng cường phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng tới khách hàng S-Fone.
Như vậy, hướng phát triển sắp tới của Mạng di động S-Fone là vẫn tiếp tục hướng đến sự đảm bảo ổn định mạng và chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Đây có thể xem như một động thái tích cực của một nhà cung cấp mạng di động luôn chú trọng đến việc khai phổ biến các tiện ích của công nghệ mới song hành cùng chất lượng dịch vụ.
(24H.COM.VN - Theo Vietnamnet)
Cuối năm 2006, sự xuất hiện của 2 nhà cung cấp dịch vụ CDMA mới đã khiến cuộc chạy đua giữa các mạng di động ngày càng sôi động, hứa hẹn một năm 2007 ganh đua đầy gay cấn giữa các mạng CDMA.
Sau S-Fone, sự xuất hiện của hai mạng CDMA mới HT Mobile và E-Mobile đã báo hiệu một thời kỳ phát triển mạnh của thị trường viễn thông di động trong nước. Mặc dù còn khá trẻ nhưng các mạng CDMA đã sớm bộc lộ được thế mạnh về công nghệ của mình. Theo nhận định của các chuyên gia viễn thông, năm 2007 sẽ là năm diễn ra cuộc cách mạng về CDMA tại Việt Nam, do đó việc đưa vào sử dụng rộng rãi các ứng dụng 3G với những ưu điểm nổi trội của công nghệ này là một xu thế tất yếu.
Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu sử dụng điện thoại di động cũng không còn ở mức nhắn tin và gọi điện thông thường nữa, thay vào đó điện thoại di động được xem như một phương tiện giải trí cao cấp. Nhanh chóng nắm bắt được xu hướng này, các nhà khai thác mạng, đặc biệt là các mạng CDMA đã kịp thời ra mắt những dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí di động của số đông người tiêu dùng Việt Nam.
Nếu năm 2006, các thuê bao S-Fone yêu thích công nghệ cao đã chú ý tới các dịch vụ tiện ích, hiện đại theo chuẩn 3G như: Live TV – xem truyền hình trực tuyến, VOD/MOD – xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu, Mobile Internet – Internet di động... thì trong Quý I năm 2007 này, S-Fone lại tiếp tục chinh phục những thuê bao mạng 095 với 2 gói cước truyền dữ liệu mới dành cho dịch vụ Internet di động và S-WAP là Data Basic và Data Option.
Cuối năm 2006, hầu hết các doanh nghiệp viễn thông trong nước đã phải đau đầu với tình trạng “thuê bao ảo” - hậu quả của những “cơn mưa khuyến mãi” mà các mạng thi nhau tung ra để thu hút thêm nhiều thuê bao mới. Có thể thấy ở đây, với hàng loạt các chương trình khuyến mại và giảm cước ồ ạt, việc số lượng thuê bao tăng đột biến ở các mạng di động là điều không khó lý giải. Tình trạng thuê bao ảo đã gây ảnh hưởng đến dung lượng mạng và gây lãng phí kho tài nguyên số, nghẽn mạng đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” của nhiều mạng di động, đặc biệt là ở các mạng GSM.
Là thế hệ “sinh sau đẻ muộn” vì vậy các tân binh CDMA đã chọn cho mình những hướng đi riêng để chinh phục khách hàng, đó là hướng vào sự ổn định mạng và chất lượng dịch vụ. Nếu HT Mobile chọn hướng đi là đa dạng hoá các gói cước giá rẻ để mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ di động cho người tiêu dùng, thì S-Fone lại tập trung vào việc nâng cấp hệ thống mạng, mở rộng phạm vi phủ sóng, và đặc biệt là phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp mới.
Mới đây, hai đối tác cung cấp dự án mạng di động S-Fone là SPT (Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn) và Công ty SLD đã đề nghị Chính phủ Việt Nam cho phép tăng vốn đầu tư cho S-Fone thêm 543 triệu USD. Theo đó, tổng lượng vốn tăng thêm sẽ dùng vào việc phát triển mạng, đầu tư chiều sâu, mở rộng mạng theo hướng tăng mật độ phủ dày và phủ rộng tại các vùng trọng điểm trên quy mô toàn quốc, đồng thời đầu tư tăng cường phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng tới khách hàng S-Fone.
Như vậy, hướng phát triển sắp tới của Mạng di động S-Fone là vẫn tiếp tục hướng đến sự đảm bảo ổn định mạng và chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Đây có thể xem như một động thái tích cực của một nhà cung cấp mạng di động luôn chú trọng đến việc khai phổ biến các tiện ích của công nghệ mới song hành cùng chất lượng dịch vụ.
(24H.COM.VN - Theo Vietnamnet)