HotelHoangMinh
New Member
Đệ nhất sát thủ mạng Trung Quốc
Cư dân mạng dễ bị lừa từ những trang web bán hàng giả mạo - Ảnh chụp từ màn hình
Tân Hoa xã cho biết các con số trên đây hoàn toàn đáng tin cậy. Chúng được cung cấp bởi Trung tâm Ứng cứu mạng máy tính quốc gia Trung Quốc và Báo cáo an toàn mạng internet nửa đầu năm 2010 của công ty an toàn mạng nổi tiếng ở Bắc Kinh là Thụy Tinh.
Theo báo cáo của Công ty Thụy Tinh, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, mạng internet ở nước này đã tăng thêm 4,22 triệu virus mới, gần 600 triệu lượt người vào mạng bị dính virus. Như vậy trung bình mỗi ngày có 3,3 triệu người vào mạng bị dính virus. Trong đó thủ phạm lớn chính là "website câu mồi". Chỉ riêng năm 2009, loại hình website này đã gieo rắc rất nhiều virus, lừa đảo rất nhiều tiền của cư dân mạng.
Chuyên gia kỹ thuật của Công ty Thụy Tinh cho biết: sở dĩ các "website câu mồi" có điều kiện phát tán nhiều virus và dễ lừa đảo như vậy vì họ thu hút lượng người truy cập qua nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn như giả vờ tổ chức trò chơi trúng thưởng, mua đồ trên mạng có tặng kèm quà hoặc đăng quảng cáo… Trong đó các trò trúng thưởng giả chiếm tới 81%. Cư dân mạng luôn háo hức nhấp chuột tham gia đủ các trò vui trên mạng mà không hề hay biết virus đã theo đó xâm nhập vào máy tính của họ. Những người ham mua hàng giá rẻ trên mạng sau khi điền đầy đủ thông tin cá nhân và số tài khoản ngân hàng cùng với mật mã sẽ tá hỏa khi tiền của họ trong ngân hàng lặng lẽ bốc hơi, và có khi món hàng mà họ đặt mua cũng không bao giờ thấy mặt.
Để tránh bị phát giác, "website câu mồi" ngụy trang rất khéo, chỉ tồn tại vỏn vẹn 2-3 ngày, dài nhất cũng không quá 10 ngày rồi lại tự hóa trang mình thành một website khác để tiếp tục lừa tiền các cư dân mạng và gieo rắc virus. Có những virus được biến hóa dưới dạng chat QQ (một dạng công cụ chat rất thịnh hành ở Trung Quốc). Các chuyên gia máy tính nước này đã cảnh báo 6 loại hình "câu cư dân mạng" trên dạng trang web này là: giả dạng trang web chat QQ và các nick chat trên đó, giả dạng hộp thư, giả dạng ngân hàng, giả dạng các công cụ thanh toán trên web, giả dạng các web mua sắm, giả dạng các web về sản phẩm y tế.
Do hình thức lừa đảo biến hóa khôn lường và kỹ thuật tinh vi, các trang web đen này đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ cuối năm 2009 tới nay, các "website câu mồi" ở nước này đã tăng từ 100-200 website/ngày lên tới 800-900 website/ngày, khiến cư dân mạng nước này bị bao vây tứ phía bởi những cạm bẫy chết người. Có người than phiền rằng: "Lướt web giờ đây không còn tinh thần thoải mái thư giãn như trước kia nữa bởi luôn phải đề cao tinh thần cảnh giác để không dính câu của các web đen".
Theo Thanhnien