Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn
Mặc dù là phiên bản nâng cấp nhưng trên thực tế Mini 1000 không có nhiều điểm khác biệt so với dòng netbook Mini-note 2133 được HP tung ra hồi đầu năm.
Thiết kế
Mini 1000 "sao chép" gần như toàn bộ thiết kế của phiên bản netbook trước của HP là 2133 Mini Note, nhưng nhẹ rộng hơn và mỏng hơn. Mini 1000 cũng nhẹ hơn do HP chuyển từ việc sử dụng hợp kim nhôm sang loại nhựa siêu nhẹ. Mặc dù sẽ có nhiều người thích phần khung được làm bằng kim loại hơn do vẻ ngoài sáng bóng cuốn hút của nó, tuy nhiên, việc sử dụng vật liệu nhựa sẽ giúp HP giảm giá thành sản phẩm - một yếu tố cũng quan trọng không kém đối với các dòng máy tính xách tay mini.
Đặc điểm tốt nhất của Mini 1000 chính là chiếc bàn phím rộng được thiết kế hợp lý và hiệu quả. Mặc dù là thuộc dòng netbook nhưng kích thước bàn phím của Mini 1000 được HP khẳng định là bằng tới 92% kích thước bàn phím của một chiếc laptop thông thường. Phím bấm lớn và nhạy giúp người dùng không cảm thấy bị đau tay sau một thời gian sử dụng dài. Bàn phím của Mini 1000 được khẳng định là thoải mái hơn so với Inspiron Mini 9 của Dell - dòng netbook cũng được khẳng định là có bàn phím tốt nhất trên thị trường.
Tính năng
Chiếc màn hình LCD rộng 10.2 inch của Mini 1000 có độ phân giải là 1.024 x 600 pixel - đây là chuẩn thường thấy trên các dòng netbook. Với kích thước này, khi xem văn bản và trang web, người dùng sẽ cần phải sử dụng tới các phím cuộn.
HP Mini 1000 có ít cổng và lựa chọn kết nối hơn so với các dòng netbook khác trên thị trường. Tuy nhiên, 2 cổng USB cũng không phải là quá ít đối với phần lớn người dùng. Có thể làm một phép so sánh nhỏ như Dell Inspiron Mini 9 có 3 cổng USB, giắc headphone và mic riêng, trong khi đó Mini 1000 chỉ có một giắc audio có thể chuyển đổi duy nhất.
CPU của Mini 1000 đã được nâng cấp từ Via C-M7 lên Intel Atom 1.6 Ghz. Bộ xử lý mới này đủ mạnh cho phép người dùng thực hiện các công việc cơ bản như lướt web, làm việc với văn bản hay một số chương trình giải trí.
Sự kết hợp giữa CPU Intel Atom, RAM 1 GB và Windows XP (phiên bản Mini 1000 sử dụng Linux dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2009) là thông số thường thấy trên các dòng netbook hiện nay. Chính vì vậy, không có nhiều sự khác biệt về hiệu suất hoạt động giữa Mini 1000 với Dell Inspiron Mini 9 và Lenovo IdeaPad S10.
Với pin Lithium-ion 3 cell, thời gian hoạt động trung bình của Mini 1000 là khoảng 3 giờ.
Thông số của HP Mini 1000: - Bộ xử lý: Intel Atom N270 1.6 Ghz - Chipset bo mạch: Intel 945 GM - RAM: 1 GB - Ổ cứng: 60 GB - Đầu đọc thẻ: SD, MMC - Cổng: 2 x USB 2.0; eSATA - Bluetooth: Có - Hồng ngoại: Không - Ethernet: 10/100/1000 - LAN không dây: 802.11b/g - Webcam: Có - Card đồ hoạ: Intel GMA 950 - Màn hình: 10.2 inch 1024 x 600 - Điều khiển từ xa: Không - Nghe nhạc/xem phim không cần khởi động: Không - TV tuner: Không - Hệ điều hành: Windows XP Home - Trọng lượng: 1,31 kg - Kích thước: 261,6 x167,6 x 24,13 mm - Pin: Lithium-ion 3 cell - Giá bán: từ 399 USD - 549 USD
Hay điểm gây ấn tượng nhất trong thiết kế của LG X110 là bàn phím rộng ra tới tận biên và hỗ trợ khe cắm SIM di động để có thể kết nối mạng 3G.
LG Netbook X110 được trang bị cấu hình giống những mẫu netbook trên thị trường khác, vi xử lý Intel Atom N270 1,6 GHz, RAM 1 GB. ổ cứng 160 GB. Máy có thiết kế đẹp với lớp vỏ ngoài màu hồng, màn hình 10 inch, bàn phím và trackpad rộng. Model này tích hợp webcam, 3 cổng USB, khe cắm thẻ nhớ SD bên cạnh kết nối Wi-Fi.
Bàn phím rộng với các phím bấm ra tới tận biên.
Ở cạnh trái, có thấy rõ hai cổng USB, các lỗ thông không khí để giảm nóng cho vi xử lý Atom N270.
Trong khi đó, cạnh phải là khe cắm thẻ SD, thêm một cổng USB nữa, giắc cắm tai nghe, bên cạnh cổng ra D-Sub video và Ethernet.
Với 30 năm nghiên cứu công nghệ nano, tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn đã có hơn 100 bằng sáng chế tại Mỹ, giành được 12 giải thưởng của IBM về thành tựu phát minh, trong đó có bằng sáng chế về hệ thống nhớ cho máy tính đem về hàng chục triệu đô la lợi nhuận cho IBM.
Say mê với những “con chip”
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn
Sang Mỹ du học từ năm 1974, cậu học trò trường Petrus Ký (nay là PTTH Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh) đã bén duyên với các nghiên cứu khoa học.
Tốt nghiệp cử nhân hóa học tại Đại học Quốc gia New York năm 1978 và có bằng Tiến sỹ hóa học năm 1981 tại Đại học Brown, Nguyễn Văn Sơn về đầu quân cho hãng máy tính nổi tiếng IBM từ năm 1981 tại phòng nghiên cứu phát triển và gắn bó với các nghiên cứu vật liệu làm tăng tốc độ của máy tính.
Chỉ cần vào trang web của IBM gõ từ “Son Van Nguyen”, có thể tìm được tên anh hiện ra với những phát minh đã gắn liến với tên tuổi của IBM. Nếu tính tổng cộng những phát minh của Nguyễn Văn Sơn trong suốt chừng ấy năm nghiên cứu khoa học, con số đã lên tới hơn 100.
Đây là một con số không hề nhỏ trong giới nghiên cứu tại Mỹ. Riêng tại IBM, Nguyễn Văn Sơn đã có hơn 44 bằng sáng chế và đã giành được 12 giải thưởng của IBM về thành tựu phát minh.
Hỏi chuyện về công việc, anh say sưa kể về những “con chip” (chipset). Anh cho biết: “Công việc của tôi là nghiên cứu về nano, về những vật chất có tính dẫn điện cao như chip của máy tính chẳng hạn, để có thể sản xuất ra những chiếc máy tính chạy cực nhanh, tải ít năng lượng hơn, thông minh hơn”.
Những “con chip” dù nhỏ bé vậy nhưng đã làm anh tốn bao công sức cũng như không ít mồ hôi nước mắt để đưa ra những đường hướng phát triển cho những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Với cương vị trưởng phòng kỹ thuật, anh cũng trực tiếp tham gia nghiên cứu nhưng quan trọng nhất là phải đưa ra được định hướng phát triển để có thể cho ra đời những sản phẩm tốt nhất.
Hiện tại, ngoài công việc nghiên cứu cho IBM, anh vẫn tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Cho đến nay, anh đã xuất bản và giới thiệu hơn 88 bài viết tại nhiều tạp chí chuyên ngành và tại các hội thảo quốc tế. Anh tham gia nhiều hội nghị chuyên ngành trên thế giới, năm nay là San Francisco, năm tới là Hawaii và Nhật. Muốn tạo ra nhiều kỹ sư công nghệ cao cho Việt Nam
Bao nhiêu năm sống ở Mỹ cũng là chừng ấy thời gian Nguyễn Văn Sơn làm việc cho cơ quan Hợp tác khoa học Việt - Mỹ. Đây là tổ chức do các giáo sư Mỹ đứng ra thành lập để làm việc cho Việt Nam.
Những hợp tác khoa học, những học bổng dành cho sinh viên Việt Nam đã được cơ quan này dành cho Việt Nam ngay từ sớm. Mặc dù đây là một tổ chức phi lợi nhuận, mọi người làm việc ở đây trên tinh thần tự nguyện, không có lương bổng nhưng Nguyễn Văn Sơn vẫn gắn bó với cơ quan này với tâm niệm: “Đóng góp được gì cho đất nước thì mình thấy vui rồi và đa số Việt kiều đều mong muốn vậy”.
Vì thế, ngay từ năm 1982, Nguyễn Văn Sơn đã trở về Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với trung tâm nghiên cứu khoa học tại Nghĩa Đô, Hà Nội. Anh đã từng phỏng vấn và đưa hàng trăm sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học. Những chuyến đi về Việt Nam cũng đã giúp anh tìm được người bạn đời. Chị là giảng viên đại học tại TP Hồ Chí Minh và cũng đã giúp nhiều sinh viên Việt Nam sang châu Âu và Mỹ du học.
“Việt Nam mới chỉ tạo ra người đi học nhưng chưa tạo được người làm việc. Các công trình lớn đều do người nước ngoài làm” - Đó là những trăn trở của tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn và vì thế, khi nhận được lời mời từ trong nước, anh đều không từ chối bởi hy vọng mình có thế giúp đào tạo ra nhiều kỹ sư công nghệ cao cho đất nước cũng như tạo được nhiều người làm được việc.
Trung bình mỗi năm Nguyễn Văn Sơn về Việt Nam từ khoảng 2-3 lần. Khoảng ba năm nay, anh nhận được lời mời về nói chuyện công nghệ nano cho các trường đại học Việt Nam. Gần đây nhất, anh được mời làm cố vấn trong thời gian 5 năm với Đại học Trà Vinh.
Cuối câu chuyện, anh Sơn bất ngờ cho tôi xem một kỷ vật mà anh luôn mang theo người với một niềm tự hào. Đó là chiếc thẻ Hội viên Hội Việt kiều yêu nước tại Mỹ. Anh cho biết, vết thương chiến tranh là rất lớn nhưng mọi việc giờ đây đã đi vào quá khứ, phần lớn Việt kiều tại Mỹ vẫn tin tưởng vững chắc vào tương lai của Việt Nam.