Khái niệm các bộ nhớ được dùng trong các phiên bản của ANDROID
Vấn đề chia thẻ nhớ không phải là cho dễ quản lý, mà chỉ để phục vụ cho những ROM nào dùng A2SD/A2SD+ mà thôi, như mình đã post ở các bài trước , các bạn có thể đọc lại
tại đây
Theo như những gì mình đọc được thì xin ghi chép tóm tắt lại cho các bạn cùng tham khảo về vấn đề cấu trúc của các bộ nhớ trong dòng máy Android nói riêng:
+ Phone memory: SD card trong điện thoại cũng tương tự như 1 ổ cứng trên PC, và có thể chia thành 2 hoặc nhiều hơn các phân vùng khác nhau. Thông thường thì SD card có định dạng là FAT32.
Mỗi điện thoại đều có bộ nhớ trong riêng của nó (còn gọi là bộ nhớ NAND).
Thông thường với android thì bạn chỉ cài được các ứng dụng vào bộ nhớ này mà không thể cài được lên SD card. Như mình hiểu thì đó là các bản android 2.1 trở về trước.
+ Froyo A2SD (hoặc FA2SD): Với bản Froyo, Google cho phép cài đặt các app lên SD card, và được lưu trong thư mục tên là
".android_secure". Tuy nhiên, có một vài trương hợp sau:
- không phải tất cả các app sẽ tự động được lưu vào đây: một số phải move thủ công, một số tự động ghi vào được là do tác giả phát triển app đó tương thích với FA2SD, và cũng có một số không move được (nghĩa là vẫn bị cài lên phone memory)
- Dù vậy, bạn có thể ép cài cưỡng bức các app lên thẻ thông qua 1 ứng dụng có tên
"Modinstalllocation" (theo mình nhớ là như vậy)
- Và mấy cái sau này mới khó chịu nè: Đó là khi boot lại điện thoại. thì boot xong hệ điều hành, HĐH mới đi dò các app được cài lên SD Card, khi đó, các widget thuộc các app được cài trên SDcard sẽ mất hết và bạn phải lấy lại từ đầu, đồng thời khi connect với PC thì các app đó cũng không thấy được trên phone luôn. Hẳn nhiên là như vậy, vì khi đó SDcard bị unmount khỏi điện thoại để mount sang chế độ USB Disk , và khi thoát khỏi chế độ trên thì lại thêm một khoảng time nữa để repairing SDcard cho điện thoại :-?.
A2SD dưới đây không bị như vậy đâu ;
+ Non Froyo-A2SD (hoặc A2SD): A2SD làm việc được khi SDcard được chia thành 2 vùng hệ thống: 1 là phân vùng FAT32 như các bạn biết - để lưu mọi thứ, phân vùng thứ 2 là
"ext".
Nói
"ext" nhưng thực chất nó là một file hệ thống, của linux, nó sử dụng bộ nhớ trong của máy và dùng để ánh xạ các app được cài trên ext (vùng ext-card - file hệ thống được quản lý bằng ngôn ngữ linux) lên bộ nhớ trong để quản lý. Bạn không phải làm bất kỳ điều gì khi dùng A2SD vì nó sẽ tự động quản lý các app.
Như các bạn đã biết có 3 loại ext là 2, 3, và 4. Sự khác biệt giữa 3 chuẩn này là tốc độ truy xuất, nhưng thông thường ext3 được lựa chọn nhiều nhất vì mức độ phù hợp của nó giữa tốc độ truy xuất và tuổi thọ của thẻ. Hiểu nôm na ext2 - chậm bền; ext4 nhanh - dễ die; ext 3 nằm ở giữa.
Một số ROM bây giờ cũng đã hỗ trợ ext4 nhưng tác giả cũng không khuyến khích dùng
Một SDcard khi đã được chia ext thì đều có thể sử dụng các ROM hỗ trợ các bộ nhớ còn lại, nếu ROM không dùng A2SD thì ext sẽ không được dùng tới mà thôi.
Trên đây là vài điều mình đọc được trên mạng, các bạn cùng tham khảo nhé
Nguồn:
T-MOD FOR HTC DESIRE và một số khác...;