Sau khi Liên Xô tan rã, hệ thống giáo dục, đào tạo và văn hóa Nga hầu như cũng sụp đổ, tuy vài năm gần đây bước đầu được khôi phục, nhưng chắc còn lâu mới có thể đạt được mức độ phát triển thời Xô-viết. Giáo sư Di-na-i-đa Y-a-khi-mô-vích cho rằng hoài cổ và luyến tiếc quá khứ là không đúng, nhưng những ưu việt, những thành quả của một chế độ mới do Cách mạng Tháng Mười đem lại vẫn đọng mãi trong tâm khảm hàng triệu người Nga
...
-Con nuôi là thế nào? Con nuôi ai?
-Còn ai nữa! Con nuôi trung đoàn chứ ai. Không thế không được. -Thế cậu con nuôi à?
-Ừ, mình là con nuôi. Năm nay là năm thứ hai mình là con nuôi của đơn vị Cô-dắc đấy, anh bạn ạ. Các chú nhận mình khi còn ở mặt trận Xmô-len-xcơ. Vì mình mồ côi cha mẹ nên lấy họ của chính thiếu tá Vô-de-nê-xên-xki. Hiện nay, mình là hạ sĩ cận vệ Vô-de-nê-xên-xki và làm công tác liên lạc cho thiếu tá Vô-de-nê-xên-xki. Có lần thiếu tá còn cho mình đi theo trong một chuyến tấn công vùng địch hậu. Đơn vị mình đêm đó đã gây nhiều hỗn loạn trong hậu quân phát-xít. Bọn mình xông vào một làng là nơi ban tham mưu chúng đóng. Thế là chúng nhảy ra ngoài đường mặc toàn quần đùi. Bọn mình giết được một trăm rưỡi quân địch. Cậu bé rút kiếm ra khỏi vỏ và ra hiệu cho Va-nha thấy kỵ binh chém phát-xít như thế nào. -Thế cậu cũng chém chứ?-Va-nha hỏi toàn thân run lên vì thán phục.
...
TỪ NGÀY 22 THÁNG 6 ĐẾN NGÀY 2 THÁNG 7 NĂM 1941
DƯỚI SỰ CHỈ HUY CỦA TRUNG UÝ NIKÔLAI (không rõ họ)
VÀ CHUẨN UÝ PAVEN BAXNÉP
BỘ ĐỘI VÀ CÔNG NHÂN HOẢ XA ĐÃ BẢO VỆ THẮNG LỢI NHÀ GA.
Suốt ngày hôm ấy, người phụ nữ già đã nhẩm đọc hàng ghi trên bia đá. Bà đứng cạnh bên cạnh nó như một người lính gác danh dự. Bà đi để rồi sau đó quay trở lại với một bó hoa. Bà lại đứng và lại đọc. Đọc cái tên có bảy chữ: “NIKÔLAI” Khu ga này vẫn tấp nập trong nhịp sống vui tươi thường ngày của nó. Những con tàu đến rồi lại đi, những người trực ban nhắc nhở hành khách đừng quên vé, những khúc nhạc vang lên hoà giữa những tiếng cười vui vẻ. Nhưng người phụ nữ ấy vẫn đứng lặng cạnh tấm bia đá cẩm thạch.
Không cần thiết phải giải thích cho bà điều gì cả. Những người con của chúng ta yên nghỉ ở nơi nào, điều đó không thực sự quan trọng. Điều quan trọng là họ đã hy sinh vì mục đích gì.