MinhThang
Manager
NHỮNG NĂM SỬU ĐÁNG NHỚ TRONG LỊCH SỬ NƯỚC TA
Năm Đinh Sửu 137: Nhân dân ta đồng loạt khởi nghĩa chống ách cai trị tàn bạo của nhà Hán (Trung Quốc).
Năm Ất Sửu 545: Dưới dự chỉ huy của Lý Nam Đế, nhân dân ta kiên quyết kháng chiến, chống lại sự xâm lược của nhà Lương (Trung Quốc), bảo vệ nền độc lập mới giành được của Nhà nước Vạn Xuân.
Năm Quý Sửu 713: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống ách thống trị của nhà Đường (Trung Quốc) do Mai Thúc Loan lãnh đạo giành được thắng lợi rực rỡ. Sau đó, ông lên ngôi vua gọi là Mai Hắc Đế.
Năm Ất Sửu 905: Khúc Thừa Dụ, dòng dõi một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương) lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường (Trung Quốc), xây dựng chính quyền tự chủ lâu dài cho đất nước, kết thúc về thực chất ách thống trị hơn 1.000 năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Năm Ất Sửu 965: Nhân dân trong cảnh đất nước loạn 12 sứ quân. Nhờ Đinh Bộ Lĩnh, nạn phân tranh được hợp nhất. Năm 968, người anh hùng quê đất Hoa Lư lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Năm Kỷ Sửu 1049: Vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), một công trình kiến trúc cực kỳ độc đáo, là biểu tượng của nền nghệ thuật quốc gia và tinh thần trọng đạo thời đó.
Năm Quý Sửu 1073: Nguyên phi ỷ Lan được tôn làm Hoàng thái hậu. Được biết, nguyên phi ỷ Lan từng được vua Lý Thánh Tông giao việc giám quốc trong lúc nhà vua chinh phạt Chiêm Thành (1069).
Năm Đinh Sửu 1097: Vua Lý Nhân Tông sai biên soạn, sửa chữa, cải cách các phép tắc và định chế chính trị - pháp quyền cũ, làm thành một quyển mới gọi là Hội điển, tạo nên những tiến bộ lớn trong phương thức tổ chức nhà nước và điều hành mọi quan hệ chính trị.
Năm Kỷ Sửu 1289: Sau ba lần xâm lược (1258-1285-1288) bị thất bại thảm hại, đế quốc Nguyên Mông buộc phải thừa nhận nền độc lập tự chủ của nhà nước ta. Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông phong làm Hưng Đạo Đại Vương.
Năm Đinh Sửu 1397: Trần Thuận Tông xuống chiếu, quyết định xây dựng thủ đô ở Thanh Hoá, gọi là Tây Đô. Triều đình từ Thăng Long dời về Thanh Hoá.
Năm Quý Sửu 1673: Sau 45 năm nội chiến ác liệt, chúa Trịnh và chúa Nguyễn buộc phải hoà hoãn, lấy sông Gianh làm giới tuyến, và tích cực kiến thiết lại đất nước.
Năm Ất Sửu 1865: Tờ báo quốc ngữ Việt Nam đầu tiên - Gia Định báo - ra mắt độc giả.
Năm Ất Sửu 1925: Nguyễn Ái Quốc xuất bản "Bản án chế độ thực dân Pháp" ở Paris (Pháp), thành lập "Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội", tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra báo Thanh Niên, chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.
Năm Kỷ Sửu 1949: Bác Hồ bí mật ngang qua Trung Quốc, đến Liên Xô, nhằm vận động sự giúp đỡ vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Năm Tân Sửu 1961: Bắt đầu Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) với những mục tiêu quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức xuống đến tận cơ sở khắp miền Nam, đánh dấu sức bật mới của phong trào cách mạng miền Nam.
Năm Quý Sửu 1973: Hiệp định Paris được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và Chính phủ Mỹ, Chính phủ Cộng hoà miền Nam. Theo đó, buộc Mỹ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam, báo hiệu thời kỳ sụp đổ tất yếu sau đó của chính quyền Sài Gòn
Theo Pháp Luật và Đời Sống online
Năm Đinh Sửu 137: Nhân dân ta đồng loạt khởi nghĩa chống ách cai trị tàn bạo của nhà Hán (Trung Quốc).
Năm Ất Sửu 545: Dưới dự chỉ huy của Lý Nam Đế, nhân dân ta kiên quyết kháng chiến, chống lại sự xâm lược của nhà Lương (Trung Quốc), bảo vệ nền độc lập mới giành được của Nhà nước Vạn Xuân.
Năm Quý Sửu 713: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống ách thống trị của nhà Đường (Trung Quốc) do Mai Thúc Loan lãnh đạo giành được thắng lợi rực rỡ. Sau đó, ông lên ngôi vua gọi là Mai Hắc Đế.
Năm Ất Sửu 905: Khúc Thừa Dụ, dòng dõi một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương) lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường (Trung Quốc), xây dựng chính quyền tự chủ lâu dài cho đất nước, kết thúc về thực chất ách thống trị hơn 1.000 năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Năm Ất Sửu 965: Nhân dân trong cảnh đất nước loạn 12 sứ quân. Nhờ Đinh Bộ Lĩnh, nạn phân tranh được hợp nhất. Năm 968, người anh hùng quê đất Hoa Lư lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Năm Kỷ Sửu 1049: Vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), một công trình kiến trúc cực kỳ độc đáo, là biểu tượng của nền nghệ thuật quốc gia và tinh thần trọng đạo thời đó.
Năm Quý Sửu 1073: Nguyên phi ỷ Lan được tôn làm Hoàng thái hậu. Được biết, nguyên phi ỷ Lan từng được vua Lý Thánh Tông giao việc giám quốc trong lúc nhà vua chinh phạt Chiêm Thành (1069).
Năm Đinh Sửu 1097: Vua Lý Nhân Tông sai biên soạn, sửa chữa, cải cách các phép tắc và định chế chính trị - pháp quyền cũ, làm thành một quyển mới gọi là Hội điển, tạo nên những tiến bộ lớn trong phương thức tổ chức nhà nước và điều hành mọi quan hệ chính trị.
Năm Kỷ Sửu 1289: Sau ba lần xâm lược (1258-1285-1288) bị thất bại thảm hại, đế quốc Nguyên Mông buộc phải thừa nhận nền độc lập tự chủ của nhà nước ta. Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông phong làm Hưng Đạo Đại Vương.
Năm Đinh Sửu 1397: Trần Thuận Tông xuống chiếu, quyết định xây dựng thủ đô ở Thanh Hoá, gọi là Tây Đô. Triều đình từ Thăng Long dời về Thanh Hoá.
Năm Quý Sửu 1673: Sau 45 năm nội chiến ác liệt, chúa Trịnh và chúa Nguyễn buộc phải hoà hoãn, lấy sông Gianh làm giới tuyến, và tích cực kiến thiết lại đất nước.
Năm Ất Sửu 1865: Tờ báo quốc ngữ Việt Nam đầu tiên - Gia Định báo - ra mắt độc giả.
Năm Ất Sửu 1925: Nguyễn Ái Quốc xuất bản "Bản án chế độ thực dân Pháp" ở Paris (Pháp), thành lập "Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội", tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra báo Thanh Niên, chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.
Năm Kỷ Sửu 1949: Bác Hồ bí mật ngang qua Trung Quốc, đến Liên Xô, nhằm vận động sự giúp đỡ vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Năm Tân Sửu 1961: Bắt đầu Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) với những mục tiêu quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức xuống đến tận cơ sở khắp miền Nam, đánh dấu sức bật mới của phong trào cách mạng miền Nam.
Năm Quý Sửu 1973: Hiệp định Paris được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và Chính phủ Mỹ, Chính phủ Cộng hoà miền Nam. Theo đó, buộc Mỹ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam, báo hiệu thời kỳ sụp đổ tất yếu sau đó của chính quyền Sài Gòn
Theo Pháp Luật và Đời Sống online