• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THONGTIN Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 31-07-2013

Radium

Moderator
Thông tin mới về chip để bàn Haswell cao cấp của Intel

Theo một báo cáo mới đây, Intel đang chuẩn bị bổ sung vào "gia đình" Haswell của mình 1 model chip xử lý cao cấp. Cụ thể, trong thời gian tới, Intel sẽ ra mắt model Core i7 4771 - 1 phiên bản chip 4 nhân tốc độ 3,5 GHz và xung Turbo 3,9 GHz. Như vậy, model này sẽ không quá mạnh hơn so với Core i7 4770 - chip cao cấp hiện tại của Intel.
So với 4770, 4771 có xung nhịp cao hơn 100MHz, xung Turbo của 2 model này bằng nhau. Cả 2 đều được trang bị chip đồ họa tích hợp HD 4600 graphics và TDP tối đa 84W. Điểm khác biệt là 4771 có 35 hệ số nhân (tăng lên từ 34). Core i7 4771 có bộ nhớ cache 8MB và sẽ ra mắt vào Q3/2013 và nhiều khả năng sẽ là chip Haswell cao cấp nhất cho máy để bàn tới Q2/2014.

1375259580931.jpg


1375259595331.jpg


1375259677678.jpg

Theo genk
 

Radium

Moderator
Samsung chính thức bán ra TV OLED màn hình cong, quảng cáo chất lượng hình ảnh "tuyệt hảo"

Mang tên mã KN55S9 và có kích thước khủng 55-inch, sản phẩm được Samsung bán với giá khởi điểm tại Hàn Quốc với cái giá cũng khủng không kèm là khoảng 13000 USD. Tại thị trường Mỹ, con số này lên tới gần 15000 và có thể giao động tùy theo đại lý bán lẻ.

1374948403165.jpg

Tuy vậy, chất lượng hình ảnh được Samsung hứa hẹn sẽ ở mức đỉnh cao. Với điểm nhấn là khả năng hiểm thị “pure black”, ánh đen ở mức sâu nhất, một tính chất được đánh giá cao của màn hình OLED thế hệ mới – đủ khả năng vượt mặt bất kỳ màn hình LED hay plasma TV cao cấp nhất nào hiện nay. Danh mục chi tiết kỹ thuật của sản phẩm cũng đề cập đến một lợi thế của màn hình cong trên chiếc TV này so với các loại màn hình điển hình hiện nay “Người dùng sẽ có thể tận hưởng hình ảnh một cách hoàn toàn tự nhiên, bởi góc độ màn hình được căn chỉnh phù hợp nhất với tầm nhìn ngoại biên của con người”. Để tận hưởng lợi thế này, khoảng cách ngồi phù hợp mà các tài liệu đề cập là khoảng từ 1,8 đến 3m. Để thực sự hiểu được ý nghĩa của lợi thế này, có lẽ chúng ta sẽ phải đợi tới khi sản phẩm được chính thức bán ra.

KN55S9 sử dụng thiết kế “Timeless Arena” tương tự với sản phẩm high-end 85-inch 4K TV của Samsung. Bên trong được tích hợp nhiều tính năng cao cấp nhưng camera built-in hỗ trợ khả năng nhận diện giọng nói và cử chỉ, chức năng hiển thị đa hình cho phép xuất ra 2 hình ảnh 2D khác nhau nếu người dùng sử dụng kính hỗ trợ đi kèm, kèm theo là khả năng hỗ trợ nâng cấp Smart Evolution Kit của Samsung.

1374948403167.jpg

Thực tế sản phẩm màn hình OLED của Samsung đã được giới thiệu một lần tại CES. Với mức giá khủng 15000 USD cho một chiếc TV cùng với việc chỉ bán ra với số lượng giới hạn, tuy rằng sẽ không nhiều người có khả năng sở hữu sản phảm này nhưng quả thực ta có thể trông đợi một trải nghiệm sử dụng tuyệt vời. Samsung cùng với người đồng hương LG vốn tin rằng OLED sẽ là tương lai của nền công nghiệp phát hình và hiện đầu tư số tiền rất lớn để phát triển công nghệ này. Nếu như mức cầu cho các sản phẩm đầu tiên đủ lớn cũng như các phản hồi từ khách hàng đủ tích cực, ta hoàn toàn có thể trông đợi việc Samsung sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm cho phân khúc thấp hơn.

Theo Genk​
 

Radium

Moderator
Máy ảnh không gương lật đầu tiên của Panasonic có hệ thống ổn định ảnh trên thân

Thông tin về mẫu máy ảnh mirrorless cao cấp nhất của Panasonic đã lộ diện với các thông số ấn tượng. Theo đó, đây cũng là sản phẩm đầu tiên được hãng tích hợp hệ thống ổn định ảnh trên thân máy.

Panasonic đang cố gắng hồi sinh dòng máy Four Thirds với thiết kế hoài cổ thông qua Lumix GX7. Có thể dễ dàng nhận ra sự tương đồng trong model của Panasonic với chiếc Fuji X-M1. Với lớp vỏ làm bằng hợp kim magie và 2 sự lựa chọn màu sắc là đen hoàn toàn và đen-bạc, Lumix GX7 mang vẻ đẹp cổ điển nhưng ẩn chứa trong mình nhiều công nghệ hiện đại.

pana-gx7-f1-1375228817429.jpg

Máy được trang bị cảm biến Live MOS 16 MP (dù trước đây từng có nguồn tin nói là 18 MP). Cảm biến mới hỗ trợ chụp ảnh thiếu sáng với ISO cao nhất lên đến 25.600 và đặc biệt tốc độ màn trập tương đương các dòng DSLR cao cấp 1/8.000. Lumix GX7 cũng là model đầu tiên được hãng tích hợp hệ thống ổn định ảnh trên thân máy thay vì chống rung trên ống kính. Tương tự đàn anh GX3, Lumix GX7 hỗ trợ quay phim Full HD 1920 x 1080 pixel 50p/60p và thu âm stereo.

Hệ thống hỗ trợ chụp ảnh trên Lumix GX7 cũng xứng đáng với sản phẩm cao cấp. Hai bánh xe điều khiển thuận tiện tương đồng với Fuji X-M1 từng ra mắt cách đây vài tuần, phím chức năng Fn cho phép tùy chỉnh nhanh thông số do người dùng tự đặt. Các tính năng khác như kính ngắm EVF 2.76 triệu điểm ảnh tích hợp trên thân máy có thể xoay 90 độ, màn hình 3-inch 1,04 triệu điểm ảnh có khả năng lật xoay 45/80 độ linh hoạt. Theo xu hướng hiện nay, Panasonic GX7 cũng hỗ trợ Wi-Fi, NFC để kết nối và truyền tải đến các thiết bị di động.

Dự kiến Panasonic Lumix GX7 sẽ được bán ra vào đầu tháng 8 với 2 tùy chọn ống kit là 14-42mm f/3.5-5.6 và 20mm f/1.7, định hướng cao cấp với mức giá riêng thân máy gần 30 triệu VND.

pana-gx7-r1-1375228850036.jpg

pana-gx7-t1-1375228850047.jpg

pana-gx7-r2-1375228850023.jpg

Thông số kỹ thuật cơ bản:

- Thân máy bằng hợp kim Magie
- Ống ngắm điện tử EVF 2.76 triệu điểm ảnh tích hợp trên thân máy
- Màn hình lật xoay 3-inch độ phân giải 1.04 triệu điểm ảnh
- Cảm biến Digital Live MOS 16 MP
- Hệ thống ổn định ảnh trên thân máy
- Chế độ lấy nét peaking
- ISO tối đa 25.600
- Tốc độ màn trập nhanh nhất 1/8000 giây
- 22 chế độ chụp sáng tạo, chụp Panorama sáng tạo, chế độ im lặng
- Hỗ trợ quay phim Full HD 1920 x 1080/60p, thu âm stereo
- Tích hợp NFC và Wi-Fi

Theo GenK
 

Radium

Moderator
Thiết kế đột phá trên vật dụng thường ngày: Kéo tự cắt thẳng

Kéo là vật dụng đã được con người sử dụng qua hàng ngàn năm, với những nguyên mẫu đầu tiên xuất hiện từ 4000 năm về trước. Đây là một trong những vật dụng có ít thay đổi về thiết kế nhất xuyên suốt chiều dài lịch sử. Nhà thiết kế Tamás Fekete đã vượt qua được các thiết kế hạn hẹp trước kia để tạo ra một chiếc kéo với khả năng tạo đường cắt thẳng gần như tuyệt đối mà không cần đến thước kẻ. Một phần của chiếc kéo có thể được đặt chắc chắn trên bàn trong khi nửa còn lại thực hiện thao tác cắt với một góc vuông, tạo ra đường cắt thẳng trong mọi trường hợp.

1375232751765.jpg

Sản phẩm có khởi đầu chỉ là một bài tập lớn giao về nhàc của Fekete tại trường đại học Nghệ Thuật và Thiết Kế Moholy-Nagy. Các sinh viên được yêu cầu thiết kế lại một vật dụng cầm tay và Fekete nhanh chóng phát bực với số đường cắt thẳng trên giấy mà anh này phải thực hiện, bất kể chọn đề tài bài tập là gì. “Tôi nhanh chóng nhận ra rằng trong đa số trường hợp để có thể cắt thẳng tôi bắt buộc phải sử dụng một con dao rọc, thước kẻ hoặc thậm chí là máy xén giấy?” Anh nói “Tôi tự hỏi mình, liệu chung ta có thật sự cần phải vất vả đến thế không?”
Câu trả lời mà Fekete đưa ra là một chữ “không” gọn lỏn. Để làm được điều này, anh đã phải vượt qua khá nhiều thử thách thiết kế, chế tác và loại bỏ hàng loạt mẫu thử nghiệm suốt sáu tháng ròng rã. Kết quả là Fekete đã tạo ra được một chiếc kéo với rất nhiều cải tiến đáng kể về mặt công thái học. Phần cán kéo do ngón cái kiểm soát sẽ tận dụng lực nhấn một cách hợp lí nhất để không làm nghiêng lưỡi cắt. Ngoài ra, sau khi kiểm chứng trên vô số mẫu thử, Fekete phát hiện ra rằng cách bố trí sử dụng 2-3 ngón trên phần lớn các mẫu kéo hiện nay là nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng trong điều khiển. Vì vậy toàn bộ phần cán đã được hiệu chỉnh lại để người sử dụng có thể dùng cả bàn tay, đem đến độ ổn định lớn hơn cho đường cắt và cảm giác thoải mái khi cầm.

1375232751767.jpg

Cách thiết kế này đòi hỏi phần cán phải dày hơn bình thường khá nhiều, nhưng nhờ vậy mà loại bỏ được việc phải sử dụng các dụng cụ bổ trợ như thước kẻ hay dao rọc khi làm việc với các mẫu thiết kế trên giấy. Để tránh gây xây xước các loại mặt bàn nhạy cảm, phần cán dùng để tì lên mặt bàn làm trục cũng được khéo léo mài cong, đồng thời tạo độ nghiên về hướng cắt.

Dù có thiết kế đột phá, người dùng sẽ không gặp mấy khó khăn khi làm quen với dụng cụ mới này do cơ chế làm việc về cơ bản vẫn như cũ. Tiếc rằng chưa có phiên bản cho người thuận tay trái. Hiện Fekete đang tìm kiếm một nhà sản xuất lưỡi chuyên nghiệp để tiếp tục phát triển dự án.

Theo GenK
 
Top