• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 31-01-2011

Status
Không mở trả lời sau này.

HuynhThanh

New Member
Google thay đổi thuật toán đối phó nạn sao chép

Trong một nội dung mới công bố, trưởng nhóm webspam của Google Matt Cutts cho hay, họ đang thực hiện một số thay đổi thuật toán của Google nhằm làm giảm lượng spam trong các kết quả tìm kiếm.

avatar.aspx

Cutts nhấn mạnh rằng, những thay đổi mới sẽ đẩy các trang spam xuống sâu hơn, kể cả những trang copy nội dung từ trang khác cũng sẽ nằm trong diện "bị hạ bậc" trong danh sách kết quả của Google.

Từ đây, một vấn đề mới được đặt ra cho các webmaster (người thực hiện và quản lý web) là làm sao để nội dung trang web của họ được thuật toán mới đánh giá cao, và không bị coi là "chôm chỉa" nội dung.

Thuật toán mới sẽ tác động tới dưới 0,5% toàn bộ kết quả liệt kê ra, giúp cho người tìm kiếm dễ thấy website gốc hơn, còn những trang sao chép sẽ xếp sau. Tuy chỉ là phần trăm rất nhỏ, song với cỗ máy tìm kiếm đưa ra hàng tỷ kết quả như Google thì thuật toán mới vẫn sẽ tạo ra một sự thay đổi đáng kể./.

Theo Vietnam+
 

HuynhThanh

New Member
Bi hài chuyện kết nối Internet ở Ai Cập

Internet bị cắt, điện thoại di động bị cắt, nhưng người dân Ai Cập vẫn tìm ra đủ cách để nối mạng với thế giới bên ngoài.

ImageView.aspx

Những cuộc xung đột, biểu tình chống chính phủ ở Ai Cập và kêu gọi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức vẫn diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Kể từ lúc 0h ngày thứ Năm (27/1/2011), gần như toàn bộ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của đất nước này đã được lệnh của chính phủ phải tạm ngừng hoạt động, đồng thời mạng di động cũng bị cắt dịch vụ tại một số khu vực.

Cho đến nay, ngoại trừ ISP Noor Group (chiếm 8% thị phần) vẫn còn hoạt động, có thể nói toàn bộ người dân Ai Cập đã bị mất liên lạc hoàn toàn với thế giới bên ngoài thông qua mạng Internet. Nhưng cũn không lâu sau đó, một nhóm các nhà hoạt động xã hội đã tụ họp và thành lập nhóm có tên là “We Rebuild” để tìm cách kết nối lại với mạng Internet toàn cầu. Những cách “nối mạng” không giống ai cũng từ đó ra đời.

“Về cơ bản, hiện nay ở Ai Cập chỉ có 3 cách để trao đổi thông tin: Thông qua kết nối Internet của Noor, sử dụng điện thoại cố định hoặc kết nối Internet bằng giao thức quay số (dial-up)”, Jillian York, nhà nghiên cứu của Trung tâm Internet và Xã hội Berkman cho biết.

Tất nhiên, do các ISP nội địa đã ngừng hoạt động nên người dân Ai Cập nếu có dùng modem dial – up để quay số cũng không thể có tín hiệu nhưng nếu quay số gọi đi quốc tế và kết nối vứi một modem nước ngoài thì mạng Internet lại “hoạt động ngon lành”.

Nhóm We Rebuild đã tìm cách để mở rộng các khả năng nối mạng bằng hình thức này. Họ thiết lập một số điện thoại ở Thụy Điển và một danh sách các số điện thoại khác mà người dân Ai Cập có thể gọi đến (truy cập) để có được tín hiệu Internet. Nhóm We Rebuild cũng tìm đủ mọi cách để phổ biến cách thức kết nối mới này cho mọi người.

Một trong các số dial-up trong danh sách trên được cung cấp bởi một nhà mạng nhỏ có tên là French Data Network (FDN). Đại diện của ISP này cho biết đây là lần đầu tiên họ cung cấp một dịch vụ kết nối Internet “kỳ cục” như thế này.

Tất nhiên, kiểu nối mạng này chỉ có tác dụng với những người có modem và có đăng ký dịch vụ điện thoại cố định quốc tế. Thêm vào đó, do phải quay số quốc tế nên cước phí sẽ trở nên đắt khủng khiếp. Tại một số vùng khác, nơi dịch vụ điện thoại di động vẫn chưa bị cắt, người dân được hướng dẫn cách biến chiếc điện thoại cầm tay thành modem để kết nối mạng.

Mặc dù hiện nay chỉ có một số ít người vẫn được nối mạng nhờ sử dụng dịch vụ của Noor nhưng họ cũng tỏ ra rất thận trọng do lo sợ bị theo dõi. Ngay trước thời điểm mạng Internet chính thức bị cắt, một lượng người dùng cực lớn đã ồ ạt truy cập vào trang web của Tor để tải phần mềm giúp lướt web ẩn danh.

“Ban đầu chúng tôi tưởng rằng mình bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) bởi website nhận được tới hơn 3.000 yêu cầu truy cập mỗi giây mà hầu hết đều có nguồn gốc từ Ai Cập. Sau đó, chúng tôi nhận thấy lượng người dùng của Noor tải phần mềm Tor đã tăng gấp 4 lần so với bình thường”, Andrew Lewman, giám đốc điều hành dự án Tor nói.

Kể cả khi không có Internet, một số người vẫn tìm ra cách để nhận các thông điệp từ mạng xã hội Twitter. Họ thiết lập tài khoản và lựa chọn cách nhận thông điệp thông qua điện thoại cố định.

Cùng với điện thoại cố định, những chiếc máy fax cũng phát huy tác dụng một cách khá hữu hiệu trong những ngày vừa qua. Những người dân mong muốn nhận thông tin có thể gửi số máy fax của mình đến các trường đại học hay các đại sứ quán nước ngoài. Các số fax này sẽ được ghi vào danh sách và các bản fax sẽ được gửi đi liên tục. Tuy nhiên, hầu hết các bản tin là những chỉ dẫn cách sử dụng modem hay điện thoại di động làm modem quay số kết nối Internet và danh sách các số có thể gọi.

Nhưng modem dial-up chưa phải là cách kết nối cổ lỗ sỹ nhất. Trong những ngày qua, người ta đã chuyển sang sử dụng cả tín hiệu Morse để truyền tin cho nhau. Allen Pitts, người phát ngôn của Hiệp hội quốc gia những người chơi radio không chuyên cho biết, có thể người dân Ai Cập đang sử dụng phương thức truyền tin bằng sóng ngắn với phạm vi trong khoảng từ 30-50 dặm.

Theo ICTNews
 

HuynhThanh

New Member
Các hãng công nghệ “phát sốt” vì Ai Cập mất Internet

Quyết định cắt mạng Internet tại Ai Cập đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn công nghệ và họ còn lo việc này sẽ trở thành "tiền lệ" tại một số chính phủ khác.

ImageView.aspx


Microsoft là một trong nhiều công ty công nghệ đang kinh doanh tại Ai Cập và bị ảnh hưởng vì lệnh cắt Internet của chính phủ Ai Cập

Ai Cập đã nỗ lực thu hút các công ty công nghệ đến các khu văn phòng kết nối của họ và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động trẻ, học vấn tốt và sử dụng tiếng Anh thành thạo của Ai Cập. Tuy nhiên, với quyết định cắt mạng Internet trong tuần vừa qua do tình hình chính trị bất ổn, chính phủ Ai Cập đã chứng tỏ họ có thể nhanh chóng xóa tan mọi mục tiêu như thế nào.

Microsoft là một trong số 120 công ty đóng tại khu Smart Villages của thủ đô Cairo. Đây là một khu văn phòng ra đời năm 2003 và là khu công nghệ thông tin “đầu não” của Ai Cập. Hành động cắt mạng Internet của Ai Cập đã ảnh hưởng đến công việc kinh doanh hàng ngày của các tập đoàn công nghệ nơi đây. Microsoft cho biết họ “luôn luôn đánh giá tác động của tình hình bất ổn hiện nay và đã phải chuyển một số hoạt động kinh doanh ra khỏi Ai Cập.

Một hãng công nghệ khác có mặt tại Smart Villages là Hewlett-Packard, và công ty cũng đã yêu cầu các nhân viên nghỉ ở nhà.

Yahia Megahed, phó chủ tịch và giám sát chi nhánh Ai Cập của hãng Symbyo Technologies Inc, một công ty dịch vụ CNTT của Mỹ, cho biết tình hình bất ổn và việc chính phủ cắt Internet đang “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến công việc kinh doanh.

Ngoài ra, còn rất nhiều hãng công nghệ lớn của Mỹ hoạt động ở Ai Cập, như IBM, Oracle, EMC, và cả các hãng thầu phụ như Wipro của Ấn Độ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức chính quyền khác đang thúc giục chính phủ Ai Cập phục hồi dịch vụ Internet. Quyết định cắt mạng Internet của Ai Cập nhằm phá vỡ ý định sử dụng các mạng xã hội để tổ chức bạo động của những người biểu tình. Nhưng các công ty công nghệ cao cũng bị ảnh hưởng bởi quyết định này, và có thể phải dịch chuyển các dịch vụ kinh doanh vì những thảm họa do thiên nhiên gây ra hoặc con người gây ra. Nhiều khả năng các công ty công nghệ tại Ai Cập sẽ phản ứng với tình trạng bất ổn hiện nay như các Microsoft đã làm – nếu họ chưa phản ứng.

Phil Fersht, Tổng giám đốc hãng tư vấn và nghiên cứu Horses for Sources, cho biết các trung tâm hỗ trợ khách hàng, các trung tâm phát triển và hỗ trợ phần mềm của các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng của Ai Cập để hoạt động. Với những công ty này, việc chính phủ cắt mạng Internet là “một vấn đề rất, rất lớn”.

“Ai Cập đã chứng tỏ là một địa điểm có cơ sở hạ tầng mạng chất lượng tốt ở khu vực Trung Đông, châu Phi và châu Âu, rất lý tưởng cho những trung tâm dịch vụ khách hàng, các công ty CNTT. Ai Cập đã đầu tư mạnh mẽ hàng triệu USD nhằm nâng cao năng lực của họ trên toàn thế giới”, Fersht nói. “và giờ đây khoản đầu tư đó đang bị đe dọa”.

Hiện nay, cơ quan chính phủ của Ai Cập phụ trách công việc phát triển công nghệ cao của đất nước, Cục Phát triển Công nghiệp Công nghệ thông tin (ITIDA) cũng đang nằm trong tình trạng mất kết nối chung của cả đất nước. Những nỗ lực tiếp cận các quan chức bằng điện thoại, email hoặc Facebook đều không thành công.

Fersht cho rằng khó khăn hiện nay ở Ai Cập có thể khiến các hãng công nghệ phải suy nghĩ về rủi ro mà họ có thể phải đối mặt ở những khu vực khác. “Nếu với những tình huống tương tự đang xảy ra tại Ai CẬp, rất có thể phản ứng đầu tiên của các chính phủ sẽ là cắt mạng internet”, Fersht nói. “Các nhà chức trách phải đặt vấn đề rằng dịch vụ kinh doanh của các công ty sẽ bị tác động như thế nào, bởi chúng phụ thuộc rất lớn vào Internet”.

Smart Villages cho biết đến cuối năm 2009 đã có 28.000 chuyên gia làm việt tại các công ty khác nhau trong văn phòng, và đên năm 2014 họ dự đoán sẽ có hơn 100.000 chuyên gia làm việc cho khoảng 500 công ty nơi đây.

Theo ICTNews
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top