• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 29-01-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Máy quay HD bán chuyên

Dịp đầu năm, Panasonic bổ sung cho bộ sưu tập máy quay HD vốn chưa mạnh của mình bằng 3 model bán chuyên được trang bị trình điều khiển tự động thông minh.

ma1.jpg

Máy quay HD HS300 sử dụng hệ thống cảm biến 3MOS (nghĩa là 3 CMOS).​

Ảnh: Camcorderinfo.

Bộ 3 máy quay HD “ bán chuyên” mới của Panasonic gồm HDC-HS300, HDC-TM300, và HDC-HS250. Tất cả những máy này đều cho hình ảnh độ phân giải cao (1.920 x 1.080 pixel) và sử dụng hệ thống cảm biến 3 CMOS có tên viết tắt là "3MOS". Hệ thống này bao gồm 3 cảm biến có kích thước 1/4.1 inch, mỗi cảm biến có độ phân giải chung là 3 Megapixel và và độ phân giải hiệu quả là 2 Megapixel.

Cả 3 máy quay đều có khả năng chụp ảnh với độ phân giải 10,6 Megapixel, nếu vừa quay vừa chụp thì ảnh đạt 8,3 Megapixel. Dòng máy này cũng được Panasonic trang bị cho ống kính khẩu độ lớn của hãng Leica Dicomar với đường kính màn lọc là 43 mm. Ngoài ra, các máy trên còn được trang bị công nghệ điều khiển tự động thông minh Intelligent Auto (iA) độc quyền của Panasonic nên có phần mềm ổn định quang học cho chụp ảnh và quay phim. Chế độ nhận cảnh Scene Detection, giúp chọn được chế độ chụp hay quay thích hợp nhất.

Chế độ lấy nét tự động Auto Focus (AF) cũng thấy xuất hiện ở 3 chiếc máy này nên người dùng có thể bao quát được cảnh cũng như người thông qua màn hình cảm ứng và tự động lấy nét đối tượng đó, ngay cả khi đang di chuyển.

ma2.jpg

TM300 là model vừa ghi hình vào bộ nhớ trong vừa vào cả thẻ nhớ.​

Ảnh: Camcorderinfo.

Về mặt âm thanh, HS300, TM300 và HS250 đều có hệ thống âm thanh vòm 5.1 với 5 microphone và khả năng tăng âm. Đồng thời, những mẫu này đều có thể kết nối với TV Viera cùng hãng và đầu đĩa Blu-ray.

Trong số 3 mẫu máy được giới thiệu, HS300 là dòng máy nổi bật nhất với ổ cứng 120 GB với khả năng quay liên tục trong 50 giờ. T300 là model tầm trung ghi hình trực tiếp vào bộ nhớ trong và thẻ nhớ SD/SDHC. HS250 sử dụng ổ cứng 120 GB giống HS300 nhưng kích thước nhỏ gọn hơn.

Ba mẫu máy quay này dự kiến có mặt vào tháng 4 với giá 1.399 USD cho HS300; 1.299 cho TM300 và chiếc còn lại là 999 USD.
(theo SoHoa )
 
Chỉnh sửa cuối:

NgocVNPT

New Member
Rạp hát gia đình kèm đầu thu kỹ thuật số

Không chỉ là một rạp hát tại gia, LG tỏ ra tham vọng hơn khi tích hợp đủ các tính năng vào model HRT403DA như đầu thu truyền hình số mặt đất, ổ cứng 160 GB và khả năng ghi mọi định dạng đĩa DVD.

r1.jpg

LG HRT403DA thiết kế dạng 3.1. Ảnh: Techdigest.

Không thời trang như dàn âm thanh champagne HT762TZ, bề ngoài của hệ thống giải trí tại gia này không có gì đặc biệt ngoại trừ thiết kế theo dạng 3.1 thay vì các hệ thống thông dụng 2.1 hay 5.1 khác. Sở dĩ có thiết kế này là do hệ thống giải trí HRT403DA tích hợp khả năng thu truyền hình số mặt đất Freeview vốn thông dụng ở Anh và các nước theo hệ Anh như Úc và New Zealand. Do đó, HRT403DA được bổ sung thêm loa trung tâm phụ trách âm thoại, tăng cường hiệu quả khi xem các chương trình TV.

Ngoài loa trung tâm là hai loa trước được thiết kế khá đơn giản và hiện đại với lớp vỏ sơn đen bóng tạo cảm giác sang trọng khi được đặt cạnh một màn LCD trong phòng khách. Đầu DVD được thiết kế đơn giản, khá giống với mẫu đầu ghi DVD giới thiệu trước đây RHT399H. Trên mặt phía phải chỉ có 4 nút điều chỉnh cơ bản là bật, tắt, ghi âm và thay đổi độ phân giải cổng HDMI. Các cổng kết nối trước như composit, USB, DV-in được giấu khéo léo trong nắp phía dưới giúp hệ thống có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị lưu trữ gắn ngoài, máy quay video hay các nguồn khác. Được nhắm tới thị truờng châu Âu nên mặt sau của đầu đọc còn có thêm hai cổng Scart in và out nối với TV hoặc đầu video. Bên cạnh đó là các ngõ HDMI, ăng-ten, S-video, composit...

r3.jpg

Đầu đọc của hệ thống này là trung tâm hình ảnh. Ảnh: Elektro.

Toàn bộ trung tâm hình ảnh được tích hợp trong đầu đọc này. Bên cạnh khả năng đọc và phát DVD như bất kỳ sản phẩm nào khác, nó có thể ghi các chương trình TV hay video từ máy quay vào đĩa DVD hoặc vào ổ cứng theo 5 mức chất lượng XP (43 tiếng trên ổ cứng hay 1 tiếng trên DVD) SP, LP, EP cho đến MLP (477 tiếng trên ổ cứng hay 21 tiếng trên DVD). Ngoài ra nó cũng có thể ghi qua lại giữa DVD và ổ cứng. Được tích hợp chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, đầu đọc của hệ thống HRT403DA có thể tương thích hoàn toàn với truyền hình Freeview của Anh và các nước cùng hệ. Thiết bị này cũng hỗ trợ chế độ cài đặt thu hình tự động theo ngày, theo kênh, khả năng thu theo các series truyền hình… Dù thị trường nhắm tới của HRT403DA là Anh nhưng do tương thích DVB-T nên có thể bắt tốt các kênh truyền hình số mặt đất của Việt Nam như Truyền hình Bình Dương, truyền hình TP HCM hay các kênh miễn phí của VTC

r2.jpg

Loa siêu trầm gánh vác hết phần âm thanh. Ảnh: Trustedreviews.

Có lẽ vì đầu đọc đã ôm đồm toàn bộ trung tâm hình ảnh nên trung tâm âm thanh được đẩy sang cho loa siêu trầm gánh vác. Điều này đã làm nên một hệ thống chẳng giống ai bởi loa siêu trầm lại đóng luôn vai trò là một ampli và bộ giải mã âm thanh. Chính vì thế, sau lưng subwoofer có đường âm thanh vào optical lấy từ đầu DVD và một đuờng Remocon để chuyển các tín hiệu từ điều khiển từ xa qua đầu đọc tới loa. Bên cạnh đó là 3 giắc âm thanh nối tới 2 loa trước và một loa trung tâm với các màu khác nhau dễ dàng cho kết nối.

Đóng vai trò là một giải pháp kết hợp xem phim và xem TV với đầu thu tín hiệu truyền hình số thì HRT403DA đã thể hiện rất tốt phẩm chất của mình.

Chức năng hỗ trợ nâng phân giải từ DVD lên 1080p trên các màn LCD HD khá hữu dụng dù vẫn chưa được sắc nét. Tuy nhiên, chất luợng âm thanh với kỳ vọng về một rạp hát tại gia thì HRT403DA không xuất sắc khi âm cao quá nhiều trong khi âm trầm lại loãng. Có lẽ giới hạn này nằm ở tính ôm đồm lai ghép giữa loa siêu trầm và ampli.

Kèm theo đó là sự thiếu vắng của hai loa sau, trong khi âm trung và cao vốn được loa trước đảm nhiệm lại được tăng cường bởi loa trung tâm.

Nhưng với một hệ thống tích hợp quá nhiều tính năng với một mức giá không quá "chát" (500 bảng Anh) thì chất luợng âm thanh như vậy cũng có thể coi là khá hợp lý.
Theo SoHoa
 
Chỉnh sửa cuối:

NgocVNPT

New Member
Tiểu blog sẽ thành cơn sốt trong cộng đồng Việt 2009?

Dịch vụ microblog ra đời đơn giản chỉ để trả lời câu hỏi "Bạn đang làm gì?" bằng những thông tin vụn vặt không quá 140 ký tự như "Vừa làm lành với 2 con khỉ" hay "Thôi xong, cháy nồi thịt rồi"... nhưng cũng đủ gây nghiện cho hàng triệu người.



"Khi bắt đầu vào trang tiểu blog Twitter, tôi nghĩ nó chỉ là một site phục vụ chuyện cập nhật thông tin như bao trang khác... Nhưng tôi mừng vì đã chọn nó", blogger Point_chevalier cho hay. Cảm giác khi mới nghe đến Twitter giống như cách đây vài năm người ta nhận xét về Yahoo 360 hay MySpace: trò vớ vẩn, tốn thời gian... Nhưng một khi dùng thử, họ sẽ nhận thấy nó thực sự là bước tiến hóa của dịch vụ chat (IM).

Twitter và sức hấp dẫn của mô hình tiểu blog

Twitter ra đời vào tháng 7/2006 và chỉ sau một năm, đã có hơn 100 website bắt chước phong cách của nó. Twitter mở ra một khái niệm mới trên Internet: tiểu blog (microblog) là một biến thể của blog, trong đó người tham gia gửi những cập nhật về bản thân gồm ảnh, clip hoặc text giới hạn trong 140 ký tự từ điện thoại, máy tính...

Sau khi đăng ký tài khoản, người sử dụng có thể truy cập vào trang của những ai họ quan tâm, như của Barack Obama và bấm nút "follow" để theo dõi những diễn biến mà tổng thống Mỹ đưa lên từ BlackBerry. Ngược lại, người "follow" bạn, hay còn gọi là "follower", sẽ lập tức đọc được mọi cập nhật của bạn, tương tự kiểu gửi tin cho cả nhóm (Send Group) của dịch vụ chat Yahoo Messenger, Windows Live Messenger...


Nhấn nút follow để nhận thông điệp từ Obama. Ảnh chụp màn hình.

Tuy nhiên, Twitter được coi là bước tiến của tin nhắn nhanh IM bởi nó không làm phiền người dùng bằng những cửa sổ chat nhảy liên tiếp trên màn hình với các nội dung "thượng vàng hạ cám", từ hài hước đến khó chịu.

Nhờ các ứng dụng hỗ trợ như TwitterFox, Twhirl, TwitBox... thông điệp sẽ gói gọn trong một cửa sổ trên màn hình và các thành viên không mấy khi cần vào lại trang của họ tại Twitter (trừ khi để follow hay chặn một ai đó).

Ngoài ra, họ có thể chọn nhận update bằng SMS, e-mail, RSS...


Giao diện TwitterFox và Twhirl chứa update của bạn bè. Người dùng có thể đăng thông tin hoặc trả lời bạn bè vào ô What are you doing? (không quá 140 ký tự) mà không cần mất thời gian mở trang web của mình trên Twitter.com.

Pierre Omidyar, nhà sáng lập eBay, cũng nằm trong số những người mê dịch vụ tiểu blog. Mỗi khi chứng kiến chuyện lạ khi đi du lịch, ông lại gửi ngay lên Twitter những đoạn tin như "Vừa chứng kiến một con bò kéo thùng xăng ngay giữa phố" hay "Chúa ơi, tôi vừa nói 'Bố là người tạo ra nguyên tắc trong cái nhà này' với đứa con mới 6 tuổi"...

"Có một máy bay trên sông Hudson. Tôi đang trên phà đi cứu họ", những câu chữ gấp gáp soạn từ iPhone của blogger Janis Krums trở thành mốc quan trọng trong sự phát triển của tiểu blog vì đây là thông tin đầu tiên được đưa lên Internet về tai nạn của chiếc Airbus 320 hôm 16/1 trước khi báo chí kịp biết đến.


Thông tin về máy bay lao xuống sông xuất hiện sớm nhất trên Twitpic.

"Thế giới không còn như trước nữa. Cách chúng ta đi du lịch, cách chúng ta giao tiếp đã thay đổi và tiếp tục thay đổi", Joel Comm, tác giả cuốn Twitter Power, nhận xét. Một sinh viên Mỹ bị bắt ở nước ngoài tháng 4/2008 nhưng kịp gõ đúng một từ "arrested" (bị bắt) trước khi điện thoại di động bị khống chế. Bạn bè của anh này đã liên lạc với đại sứ quán Mỹ và hôm sau anh đã được tự do.

Twitter hiện thu hút 5.000 đến 10.000 thành viên mới mỗi ngày, 5 triệu thành viên thường xuyên và đạt tốc độ tăng trưởng 600%. Nhiều người thừa nhận họ không thể kìm lại được việc liên tục đọc và gửi tin nhắn.

Nhóm tổ chức lễ nhậm chức của Obama đã gửi tin để thông báo tình hình thời tiết ở Washington cho các "follower". Các kênh truyền thông tức lớn ở Mỹ như CNN, Wall Street Journal hay New York Times luôn duy trì bản tin Twitter.

Cơn sốt mới của cộng đồng Internet Việt?

Bức tranh của loại hình blog truyền thống tại Việt Nam ngày một ảm đạm khi nền tảng được yêu thích nhất Yahoo 360 bị Yahoo bỏ hoang và "lỗi tùm lum", các dịch vụ nội với đủ những tính năng hấp dẫn cũng không đủ sức tống tiễn Y360 vào bảo tàng. Với những ai mệt mỏi vì sự xập xệ của Y360 nhưng nghiện trò chat trên blog (trả lời vào hộp Quick Comment) sẽ cảm thấy thích thú với Twitter. Họ không cần mở đi mở lại blog của mọi người mà chỉ cần gõ trực tiếp lên cửa sổ TwitterFox và nhận phản hồi cũng ở ngay trên đó (như một cửa sổ chat).


Giao diện một trang Twitter Việt. Ảnh chụp màn hình.

Twitter hiện thu hút được một nhóm nhỏ người dùng trong nước và đang tiếp tục chinh phục những ai lười thử nghiệm các dịch vụ mới. Nó gợi nhớ đến Yahoo 360 những ngày đầu chập chững với nhiều hoài nghi nhưng đã "tạo bão" tại Việt Nam sau đó một năm. Một số công ty cũng đang lên kế hoạch xây dựng Twitter tiếng Việt trước khi dịch vụ này kịp làm mưa làm gió ở thị trường trong nước.
(theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Nhận diện tương lai truyền hình

Tại Việt Nam, trong vài năm nữa, truyền hình mặt đất sẽ dần thu hẹp, thay bằng DTH với sự tham gia của vệ tinh VINASAT. Mỗi gia đình sẽ có cái chảo nhỏ và đầu thu settopbox để thu hàng trăm kênh truyền hình, trong đó có truyền hình độ nét cao.



Nếu vẽ một biểu đồ về tốc độ thay đổi công nghệ trong truyền hình thì sẽ thấy đường biểu diễn gần như rất ít thay đổi từ cuối thập niên 60 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Máy thu hình dùng ống tia âm cực CRT gần như đã làm cho công nghệ truyền hình không thay đổi về chất lượng hình ảnh suốt 30 năm. Để đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng, người ta đã cải tiến âm thanh từ mono thành stereo rồi siêu trầm, âm thanh vòm...

Cuối những năm 1990, công nghệ máy thu hình mới có một cải tiến đáng kể là màn hình CRT “siêu phẳng” thay cho màn hình cong bấy lâu. Dù là màn hình siêu phẳng, độ nét của truyền hình cũng chỉ khoảng 320 x 240 mà thôi.

Cuộc cách mạng mang tên “LCD”

Phân hoá : Truyền hình sẽ chỉ phát miễn phí những kênh đại chúng, còn các kênh chất lượng cao sẽ phải trả tiền.

Phải nói rằng kỹ thuật cấy những bóng bán dẫn phát sáng đã cho ra những tấm LCD panel đã cải tiến đáng kể độ phân giải truyền hình. Tivi LCD ngày càng sáng hơn và độ phân giải ngày càng cao hơn. Hình ảnh được tái tạo không phải bằng kỹ thuật tương tự (analog) mà bằng kỹ thuật rời rạc từng ảnh điểm (pixel), từ đó khái niệm tivi số (digital) ra đời.

Những năm đầu thế kỷ 21, tivi LCD phát triển mạnh mẽ và người ta chứng kiến sự chuyển tiếp giữa analog và digital. Nếu đỉnh cao của truyền hình analog là độ phân giải SD (độ nét bình thường) với chuẩn DVD 720 x 576 thì đỉnh cao của truyền hình digital hoàn toàn chưa có điểm dừng. Nếu cuối thập niên 90, chất lượng hình ảnh DVD được xem là “tuyệt hảo” thì nay, chất lượng DVD đã lùi về quá khứ, nhường bước cho HD (độ nét cao) ra đời.

Hiện nay, người ta còn có HD-ready và Full-HD, chao ơi là rối rắm!

Lùng bùng thuật ngữ

Bởi cải tiến quá nhanh, người tiêu dùng không theo kịp để hiểu về tivi. Nhiều người vẫn nhập nhằng, ví như “thấy xem DVD trên tivi CRT hình ảnh cũng rất đẹp trong khi xem truyền hình trên tivi LCD hình ảnh cũng chẳng khá hơn”. Vậy sao gọi tivi LCD là cuộc cách mạng chất lượng hình ảnh? Lại có người cho là nếu được so sánh, được xem cùng một lúc hai chiếc tivi với chuẩn SD (độ nét thường) và chuẩn HD (độ nét cao) thì mới phân biệt, chứ nếu chỉ xem đơn lẻ một loại thì cũng hao hao giống nhau mà thôi.

Thực ra, tivi LCD do dùng kỹ thuật số để hiển thị hình ảnh nên độ phân giải nhanh chóng được cải tiến để đạt đến phân giải cao. Hơn nữa, ưu điểm của kỹ thuật số là việc truyền dẫn. Người ta dùng các giải thuật nén để truyền dẫn nhiều thông tin hơn truyền hình analog.

Nếu ai đó còn lùng bùng về thuật ngữ thì tham khảo giải thích nôm na dưới đây:

Đối với truyền hình Full-HD, khi xem một trận bóng với hình ảnh đầy đủ hai cầu môn và 22 cầu thủ, người xem phải thấy được số áo của từng cầu thủ.

Điều này thì tivi LCD xem SD hoặc tivi analog không thể nào làm được.

Hình vẽ bên dưới cho thấy chuẩn truyền hình Full-HD cho hình ảnh kích thước lớn hơn chuẩn SD và băng video như thế nào. Người ta thường gọi chuẩn Full-HD là 2 megapixel - 2 chấm (gần bằng 1.920 x 1.080) so với DVD xem SD chỉ được chưa đến 0,5 megapixel, tức chưa được nửa chấm.



Rắc rối Full-HD

Vậy hiện nay chúng ta đã có Full-HD chưa? Tại Việt Nam, thị trường đã có nhiều loại tivi LCD đạt chuẩn độ nét Full-HD 1.920 x 1.080 nhưng chưa có nguồn phát tín hiệu cho các tivi này trừ các kênh thử nghiệm trong truyền hình cáp. Muốn xem được độ phân giải Full-HD, người ta phải mua các đầu máy thế hệ mới như Blu-ray, song tìm kiếm đĩa phim cho các đầu máy này không dễ dàng chút nào.

Bởi độ nét cao tức nhiều ảnh điểm (pixel), mỗi frame hình chứa đến 2 triệu pixel khiến lượng thông tin truyền đi trong mỗi giây vô cùng lớn, người ta phải dùng nhiều giải thuật nén để tiết kiệm đường truyền và cả vật chứa phim ảnh độ nét cao. Thông thường, phim được chứa trong đĩa quang học (như Blu-ray) hoặc đĩa cứng HDD. Vì thế, thiết bị phát hình và truyền dẫn cho Full-HD rất đắt tiền. Người tiêu dùng mua một chiếc tivi thì dễ nhưng nhà đài muốn phát truyền hình Full-HD thì sẽ gặp trở ngại về kinh phí đầu tư.

Bùng nổ các giải pháp nén

Truyền dẫn tốn kém khiến các nhà khoa học nghĩ cách nén hình ảnh HD nhỏ lại mà không làm suy giảm đáng kể chất lượng hình ảnh. Cũng như file nén MP3 trong lĩnh vực audio nhiều năm trước đây đã thu nhỏ file âm thanh trong CD đến 10 lần thì các định dạng mới cho HD cũng thu nhỏ file hình HD đáng kể. Tiêu biểu nhất là định dạng Matroska với giải pháp nén H.264 đã gây nên một trào lưu xem phim HD trên các HD Media Player, giống như trào lưu máy nghe nhạc MP3 trước đây.

Cách đây 3 năm, người ta đã giới thiệu chuẩn truyền hình Quad-HD (4 lần HD) 3.840 x 2.160. Độ nét của chuẩn này gấp 4 lần Full-HD. Chưa hết, Chính phủ Nhật Bản còn dự định đến năm 2015 sẽ phát hình Ultra-HD có độ nét gấp 4 lần chuẩn Quad-HD tức 7.680 x 4.320 tương đương 33 megapixel, có độ nét có thể cạnh tranh với phim nhựa 35 mm. Lúc đó, trong thí dụ về sân bóng đá với 22 cầu thủ nêu trên, người xem có thể xem chi tiết đến mức thấy rõ mắt cầu thủ... liếc hướng nào trước khi chuyền bóng!

Ba xu thế truyền hình tại Việt Nam

1. Truyền hình cáp analog hiện nay với dung lượng 70 kênh sẽ phải thay thế bằng truyền hình cáp kỹ thuật số để tăng số kênh lên vài trăm, trong đó có nhiều kênh HD. Quan trọng là người xem truyền hình cáp lúc đó bắt buộc phải có settopbox.

2. Truyền hình mặt đất sẽ thu hẹp dần dần mà thay bằng DTH với sự tham gia của vệ tinh Vinasat. Mỗi gia đình sẽ có cái chảo nho nhỏ và đầu thu settopbox để thu hàng trăm kênh truyền hình, trong đó vẫn có truyền hình HD.

3. Phân hóa giàu nghèo: Truyền hình chỉ phát miễn phí những kênh đại chúng, còn các kênh chất lượng cao sẽ phải tính tiền. Lúc đó mỗi hộp settopbox sẽ đi kèm thẻ tính tiền và tùy vào mức chi trả nhiều hay ít, người xem sẽ được xem nhiều hay ít các kênh chất lượng cao.

(Theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Điểm kết nối của Việt Nam chỉ đạt 2,75

Theo khảo sát Connectivity Scorecard 2009 công bố hôm qua tại Phần Lan, điểm sử dụng các công nghệ truyền thông như mạng, ĐTDĐ, PC của Việt Nam đạt 2,75. Connectivity Scorecard 2009 được liên doanh thiết bị viễn thông Nokia Siemens Networks ủy nhiệm và do giáo sư Leonard Waverman, ĐH Kinh tế Luân Đôn (Anh) và công ty tư vấn LECG thực hiện.


Ảnh: Nokia Siemens Networks

Connectivity Scorecard 2009 đo lường sự sẵn có của các công nghệ thông tin và truyền thông và cách mà người dân, chính phủ và doanh nghiệp sử dụng các công nghệ này nhằm đạt hiệu quả kinh tế. Khảo sát thực hiện với phạm vi 50 quốc gia và vùng lãnh thổ qua hàng chục chỉ số, gồm có các kỹ năng công nghệ và việc sử dụng công nghệ truyền thông.

Các nhà nghiên cứu cho biết chỉ số mới – đã được một số quốc gia sử dụng trong các chiến lượng phát triển sáng tạo – cho thấy có nhiều dư địa để phát triển hạ tầng và việc sử dụng công nghệ truyền thông ở tất cả các quốc gia, kể cả Mỹ, Nhật Bản, Singapore... – những quốc gia được xếp hạng kết nối nhất thế giới.

Giáo sư Ilkka Lakaniemi – người đứng đầu cuộc đối thoại chính trị toàn cầu ở Nokia Siemens Networks – nói trọng tâm của nghiên cứu là hạ tầng cơ sở.

Song ông nói thêm đầu tư vào đào tạo là điều cốt yếu nếu các quốc gia muốn tăng cường cạnh tranh.

Các quốc gia ở Đông và Nam Âu – gồm Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ba Lan – đứng ở các vị trí cuối cùng trong danh sách 25 quốc gia phát triển.

Malaysia, với sự giúp đỡ của mối quan hệ giữa khu vực công và tư nhân tốt, đứng đầu danh sách các nước đang phát triển. “Malaysia đã đầu tư mạnh cho hạ tầng cơ sở và do vậy, họ đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn các quốc gia láng giềng”, ông Lakaniemi nói.

Trong danh sách xếp hạng các nền kinh tế có động lực tăng trưởng là hiệu quả nguồn tài nguyên, Việt Nam đạt số điểm kết nối là 2,75, cao hơn so với Indonesia (1,87) nhưng thấp hơn Malaysia (7,07), Thái Lan (3,75) và Philippin (3,17). Nga đạt điểm số 5,37 và Trung Quốc là 3,19. Đáng chú ý là Ấn Độ chỉ đạt 1,87. Năm nước dẫn đầu nhóm này là Malaysia, Thổ Nhĩ Kì (6,71), Chile (6,59), Nam Phi (5,76) và Mexico (5,39).

Còn dưới đây là danh sách 10 nền kinh tế có động lực phát triển là sáng tạo: Mỹ (7,71), Thụy Điển (7,47), Đan Mạch (7,18), Hà Lan (6,75), Na Uy (6,51), Anh (6,44), Canada (6,15), Úc (6,14), Singapore (5,99), Nhật Bản (5,87).

Báo cáo cũng nói rõ là hai nền kinh tế này dùng các chỉ số và thang điểm khác nhau để tính. Malaysia xếp đầu nhóm sử dụng tài nguyên với số điểm 7,07 không có nghĩa là xếp trên Hà Lan hay Na Uy. Thực tế, nếu sử dụng cùng một thang đánh giá, thì Malaysia sẽ xếp sau Ba Lan (2,49), là quốc gia có điểm số thấp nhất trong nhóm này.
(Theo Thongtincongnghe)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top