• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 26-04-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

N99

New Member
Tháng 6, Asus sẽ ra đối thủ của iPad

Asus Eee Pad sẽ chạy hệ điều hành Android và được phát triển dựa trên nền tảng Tegra 2 của Nvidia.

Asus dự định sẽ giới thiệu chiếc máy tính bảng của mình vào tháng 6 này tại hội chợ Computex tại Đài Bắc, Đài Loan. Các model mang tên Eee Pad sẽ được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với iPad và một số mẫu máy tính bảng khác. Phiên bản mẫu của Eee Pad từng xuất hiện vào đầu năm nay tại hội chợ triển lãm công nghệ CES 2010. Kể từ thời điểm đó, Asus được cho là luôn theo dõi từng bước đi của iPad để cố gắng tận dụng những điểm yếu của sản phẩm đình đám này.

aa.jpg
Eee Pad tại triển lãm CES hồi đầu năm. Ảnh: Notebookcheck.​

Eee Pad nhiều khả năng sẽ chạy hệ điều hành Android, tích hợp cổng USB, webcam tích hợp và đương nhiên là sẽ hỗ trợ flash. Ngoài ra, chiếc máy tính bảng của Asus còn chạy trên nền tảng Tegra 2 của Nvidia bao gồm chip Dual Core ARM Cortex-A9 tốc độ 1 GHz và RAM DDR2 . Nền tảng Tegra 2 tiêu thụ điện năng rất ít và tương đối nhanh, mạnh mẽ. Theo Nvidia, nó có thể xử lý video Full HD mượt mà và hỗ trợ Flash phiên bản 10.1.

Asus dự kiến sẽ bán được khoảng 300.000 chiếc Eee Pad trong năm nay và chi phí cho mỗi sản phẩm vào khoảng từ 476 đến 508 USD.

Gần đây, những thông tin bị rò rỉ cũng cho thấy, Dell đang có kế hoạch tung ra thị trường những sản phẩm tương tự có kích thước 5 inch, 7 inch và 10 inch. Trong đó, phiên bản màn hình 7 inch chạy trên hệ điều hành Android, nền tảng Tegra 2 sẽ phát hành vào tháng 11 sắp tới.

Theo Sohoa
 
Last edited by a moderator:

N99

New Member
Laptop giải trí di động Qosmio F50

F50 mang màn hình 15,4 inch, vi xử lý Intel Core 2 Duo P8700 và card đồ họa Nvidia GeForce 9600M GT là lựa chọn đáng tiền cho một thiết bị giải trí tại gia di động.

Qosmio F50 có màn hình kích thước 15,4 inch chuẩn WXGA độ phân giải 1.280 x 800 pixel. Trang bị phần cứng bao gồm vi xử lý Intel Core 2 Duo P8700 tốc độ 2,53 GHz, bộ nhớ RAM DDR2 4GB (hai thanh 2GB cắm song song), card đồ họa Nvidia GeForce 9600M GT dung lượng 512 MB VRAM (dung lượng chia sẻ tối đa 1,7 GB), ổ cứng 500 GB chống sốc và ổ quang đọc ghi DVD với công nghệ in nhãn đĩa LabelFlash.

Máy có kích thước chi tiết 368,5 x 278 x 38-47 mm, cân nặng 2,9 kg và cài đặt sẵn hệ điều hành Windows Vista Home Premium (64 bit).

Qosmio F50 đã có hàng tại Việt Nam nhưng số lượng hạn chế, giá tham khảo 1.700 USD (đã bao gồm VAT).

IMG_9850.jpg

Máy có lớp vỏ bằng nhựa bóng, thiết kế hơi cong ở các viền.

IMG_9768.jpg

Màn hình 15,4 inch chuẩn WXGA độ phân giải 1.280 x 800 pixel.

IMG_9771.jpg

Bàn phím cũng làm bằng nhựa bóng.

IMG_9774.jpg

Vòng điều chỉnh âm lượng ở góc bên trái của máy.

IMG_9776.jpg

Touchpad, khe nhận dạng vân tay và hệ thống đèn báo tín hiệu.

IMG_9788.jpg

Bộ loa Harman/Kardon.

IMG_9791.jpg

Dãy phím multimedia cảm ứng.

IMG_9794.jpg

Cạnh phải máy với cổng HDMI, USB và khe Express Card.

IMG_9828.jpg

Cạnh trái máy với đầu đọc thẻ nhớ, USB, Firewire, headphone và microphone.

IMG_9821.jpg

Cạnh sau với giắc nguồn, cổng eSata/USB combo, USB, VGA, LAN, TV Tuner Ana/Dig DVB-T...

IMG_9863.jpg

Mặt sau máy với hệ thống loa subwoofer,

IMG_9813.jpg

Máy sắp được bán tại Việt Nam với giá bán lẻ dự kiến là 1.670 USD (đã bao gồm VAT).​

Theo Sohoa
 
Last edited by a moderator:
HP ProBook 4420s điểm sáng của dòng ProBook mới

Máy nổi bật với vỏ làm bằng hợp kim nhôm chống trầy cùng thiết kế hiện đại phù hợp với doanh nhân ưa sự đơn giản và mạnh mẽ.

anh-1.jpg


Vỏ máy làm bằng hợp kim nhôm chống trầy.

HP ProBook trung thành với hai màu cổ điển đen Caviar và đỏ Bordeaux. HP ProBook 4420s được trang bị đầy đủ các cổng kết nối cần thiết nhất như VGA, LAN, HDMI, một cổng USB, eSATA/USB combo, giắc nguồn và khóa Kensington ở cạnh trái. Cạnh phải là ổ quang đọc/ghi DVD và hai cổng USB, cạnh trước là đầu đọc 5 loại thẻ nhớ và giắc microphone, headphone.

Chất lượng âm thanh stereo đủ lớn khi nghe trong căn phòng rộng khoảng 25m2 với tiếng treble và bass rõ ràng dù khi vặn âm lượng lên hết cỡ.

pr1.jpg

pr2.jpg


Cạnh phải... và cạnh trái của máy.

HP ProBook 4420s sở hữu bàn phím chiclet đặc trưng của dòng ProBook với kích thước tiêu chuẩn. Độ nảy của các phím tốt cho cảm giác thật, không bị thao tác nhầm khi sử dụng và đặc biệt là khá dễ làm quen. Ngoài ra, thế hệ máy mới được thiết kế dưới bàn phím một lớp phim mỏng mylar chống thấm nước kết hợp với rãnh thoát nước thông minh giúp bảo vệ các thiết bị điện tử bên trong.

ProBook 4420s được HP trang bị touchpad cảm ứng đa điểm cho độ nhạy tốt cả khi sử dụng bình thường lẫn đa điểm như khả năng phóng to hay thu nhỏ tài liệu, như hình ảnh, bản đồ hoặc văn bản, cuộn văn bản liên tục với một động tác, dễ dàng xoay hình ảnh các chiều theo ý muốn.

Đèn nền LED kích thước 14 inch độ phân giải 1.366 x 768 pixel (chuẩn WXGA). Model này cho hình ảnh hiển thị chân thực, sắc nét với màu sắc rõ ràng. Màn hình của ProBook 4420s cũng ưu thế hơn nhờ công nghệ chống chói nên có thể sử dụng ngoài trời hay trong văn phòng đều tốt.

anh3.jpg


Bàn phím chiclet đặc trưng của ProBook.

Phiên bản HP ProBook 4420s được thử nghiệm có cấu hình phần cứng vi xử lý Intel Core i5-430M tốc độ 2,26 GHz 3MB L3 cache, chipset Intel HM57 Express, bộ nhớ RAM DDR3 2GB 1333 MHz (có thể nâng cấp tối đa lên 8GB theo nhà sản xuất), chip đồ họa Intel GMA HD, ổ cứng dung lượng 320GB tốc độ 7.200 vòng một phút và ổ quang đọc,ghi DVD.

Với cấu hình phần cứng như trên máy đạt được 4,0 điểm khi chấm bằng hệ thống Windows Experience Index trên hệ điều hành Windows 7 Ultimate (64 bit).

Trong khi đó, nếu sử dụng chương trình chấm điểm 3DMark06 để thử sức mạnh đồ họa, HP ProBook 4420s đạt được 1.577 điểm. Khi thử nghiệm chơi một số game yêu cầu đồ họa mức trung bình như PES2010, máy đạt được tốc độ trung bình là tới 30 khung hình trên giây Với chip đồ họa Intel GMA HD đi kèm, model này của HP cũng xử lý mượt mà các video độ nét cao HD 720p và Full HD 1080p.

ProBook 4420s được trang bị pin 6 cell 47 Wh đi kèm. Khi lắp vào máy, pin nằm gọn và không bị lồi xuống.

anh6.jpg


Chấm điểm 3DMark06 để thử sức mạnh đồ họa, HP ProBook 4420s đạt được 1.577 điểm.

Khi tăng độ sáng màn hình lên tối đa, bật kết nối Wi-Fi và sử dụng máy để lướt web, nghe nhạc với loa ngoài ở mức âm lượng trung bình và các chương trình ứng dụng đơn giản, ProBook 4420s cho thời gian sử dụng khoảng gần 2 tiếng 30 phút. Trong khi đó, nếu giảm độ sáng màn hình về mức trung bình, tắt kết nối Wi-Fi, ứng dụng nghe nhạc và sử dụng bình thường máy cho thời gian sử dụng liên tục vào khoảng từ 4 đến 5 tiếng liên tục.

HP ProBook 4420s sở hữu các công nghệ "độc quyền" của HP như HP 3D Drive Guard - công nghệ chống sốc độc quyền giúp các thông tin quan trọng của bạn được bảo vệ an toàn; HP QuickLook 3 - xem lịch, e-mail, liên lạc, công việc và các dữ liệu từ Outlook chỉ với một phím bấm duy nhất mà không cần khởi động vào Windows; HP DayStarter - hiển thị ngay lịch làm việc của bạn và tình trạng pin ngay cả khi bạn không khởi động hệ thống Windows; HP QuickWeb - cấp quyền truy cập vào e-mail hoặc web trong vài giây ngay cả khi máy tính xách tay của bạn bị tắt; HP Power Assistant - hiển thị mức độ sạc pin trong thời gian thực thay vì chỉ báo số lượng pin còn lại. Phần mềm kèm theo ArcSoft TotalMedia - có thể chỉnh sửa các video, tập tin âm thanh, xử lý hình ảnh và chất lượng của video.

Sản phẩm hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam và được phân phối chính thức bởi Công ty TNHH phân phối CMC. Tham khảo Website: www.cmcdistribution.com.vn

Theo Sohoa
 
Siêu zoom CoolPix L110

Nikon tung ra phiên bản L110 như một cầu nối giữa DSLR và máy du lịch.

sie1.jpg


Nikon CoolPix L110 thuộc hàng hầm hố giống DSLR. Ảnh: PMA-show.

Các dòng siêu zoom hiện đang bắt đầu định hình hai phân khúc chính: loại hầm hố có dáng vẻ giống như các máy DSLR và loại nhỏ gọn nhưng zoom cũng không kém phần oai vệ. L110 thuộc hàng hầm hố với một số thống số cơ bản như cảm biến 12 triệu điểm ảnh, zoom quang 15x và khả năng quay phim HD 720p.

Là phiên bản thay thế L100, L110 nâng cấp thêm một số tính năng tiên tiến và cao cấp hơn so với bản tiền nhiệm. Điều nhận thấy ngay đó là khả năng quay video HD 720p với ghi âm stereo và độ phân giải chuyển từ 10 lên 12 triệu điểm ảnh. Zoom quang vẫn được giữ nguyên ở mức 15x (28 – 420mm) và cơ chế chống rung cảm biến, nhưng một số chi tiết nhỏ khác cũng đã được cải tiến như màn hình LCD dù vẫn 3 inch nhưng độ phân giải đã được nâng lên gấp đôi, tới 460.000 điểm ảnh.

sie2.jpg


L110 có vỏ làm bằng nhựa. Ảnh: Letsgodigital.
Về hình dáng, L110 không khác nhiều so với L100 ngoại trừ một số thay đổi nhỏ. Mặc dù vỏ được chế tạo bằng nhựa nhưng với truyền thống thiết kế của Nikon, thân máy L110 vẫn đủ độ chắc tay và độ đầm cần thiết. Thay vì sử dụng pin Lithium, Nikon thiết kế cho L110 sử dụng 4 pin tiểu AA thông dụng, giúp người chụp có thể thay thế bằng pin thường dễ dàng khi cần.

Mặc dù trông thì hầm hố, nhưng Nikon có lẽ cũng có ẩn ý về tính phổ thông của sản phẩm khi để phiên bản L110 này cùng dòng Lxx với các phiên bản máy du lịch của mình với các tính năng ít tùy biến cao cấp như các phiên bản cầu nối bán chuyên khác. Máy hỗ trợ 5 chế độ mặc định, bao gồm cả chế độ tự động hoàn toàn Auto. Khi chuyển sang chế độ này, cũng chỉ có thêm 5 tùy chỉnh người chụp có thể can thiệp, là kích cỡ ảnh, cân bằng trắng, chụp liên tục, ISO và các chế độ tùy chỉnh màu, không khác gì menu trên các máy du lịch cả.

Các chế độ mặc định khác bao gồm Mặc cảnh (Scene Mode) với 14 lựa chọn, Chân dung thông minh (Smart Potrait) có thể nhận diện khuôn mặt và nụ cười, hay Thể thao (Sport Continuous) có thể chụp tới 30 khung hình với tốc độ 13 khung hình/giây (với điều kiện ảnh giảm xuống còn 3 triệu điểm).

sie3.jpg


L110 có khá nhiều chế độ chụp. Ảnh: Trustedreviews.
Điểm nổi bật của L110 so với phiên bản trước là Nikon đã bổ sung khả năng quay video HD 720p với tốc độ 30 khung hình/giây. Máy hỗ trợ chế độ tự động lấy nét và zoom quang trong khi quay mà không gây tiếng động ảnh hưởng tới chất lượng thu. Âm stereo thu được thông qua hai micro trên máy khá tốt, tuy nhiên, do bố trí quá gần nhau nên tách tiếng khả năng thành hai kênh chưa đủ rõ rệt.

sie4.jpg


L110 sử dụng pin AA. Ảnh: Thedailytech.
Về mặt hoạt động, L110 dù tiên tiến hơn nhưng có vẻ lại chậm hơn L100 một chút. Thời gian khởi động mất khoảng 3 giây, tương tự như L100, nhưng thời gian giữa hai lần chụp ở độ phân giải cao nhất mất tới 2,5 giây. Tốc độ chụp cũng không ổn định, ở chế độ chụp liên tục mất tới 1,8 giây/ảnh, nhưng cũng không có tiếng động hay chớp hình gì thông báo là đã chụp liên tục cả.

Hệ thống lấy nét không có gì đặc biệt so với phiên bản trước với chỉ một chế độ lấy nét trung tâm. Với điều kiện ánh sáng tốt, tốc độ lấy nét cũng khá nhanh và chính xác, tuy nhiên khi ánh sáng hơi yếu đi hay zoom hơi xa một chút là tốc độ giảm thấy rõ. L110 có thêm được một chút cải tiến với đèn hỗ trợ lấy nét, vì thế có thể căn nét trong điều kiện tối hoàn toàn trong phạm vi khoảng vài mét.

sie5.jpg


Cơ chế giảm nhiễu ở L110 chưa hiệu quả. Ảnh: Blogspot.

Chất lượng ảnh nhìn chung tốt nhưng vẫn còn một số vấn đề. Ống kính cho chất lượng viền khá sắc nét nhưng hiện tượng quang sai màu tại góc lại quá rõ rệt, nhất là ở tiêu cự góc rộng. Màu sắc khá sáng nhưng có xu hướng hơi rực đỏ, tương tự như trên bản L100. Với 12 triệu điểm ảnh, chi tiết thu được khá hoàn chỉnh nhưng đôi lúc vẫn lộ dấu hiệu bị can thiệp xử lý quá nét khiến ảnh không được mềm.

Vấn đề tệ hại nhất của bản L110 là nhiễu, hay nói đúng hơn là cơ chế giảm nhiễu chưa hiệu quả. Ngay ở ISO 100 đã bắt đầu có hiện tượng nhiễu kênh đỏ, còn ở ISO 400 thì trên tất cả các kênh màu khiến cho ảnh bị giảm chi tiết rõ rệt. Điều này có thể hiểu được do phiên bản này dù hầm hố nhưng để giảm giá thành nên đã quá tham lam nhồi nhét tới 12 triệu điểm vào trong cảm biển cỡ nhỏ 1/2,3 inch như các phiên bản du lịch khác trên thị trường.

Theo trang công nghệ TrustedReview, Nikon CoolPix L110 là một phiên bản khá bất thường của Nikon với bề ngoài to xác, hầm hố như một DSLR chính hiệu nhưng các tính năng và quan điểm thiết kế menu lại thiên về hướng đơn giản, dễ dàng của dòng du lịch. Vì thế mà dù chất lượng ảnh tốt nhưng khả năng xử lý nhiễu không vượt qua được nhược điểm cố hữu của những máy du lịch cảm biến nhỏ.

Nikon CoolPix L110 hiện đã được bán tại thị trường Việt Nam với mức giá trên dưới 6 triệu đồng.

Theo Sohoa
 
Tốc độ thẻ SDHC chỉ bằng một phần ba CF

Thử nghiệm với máy ảnh Canon 1D Mark IV cho thấy, tốc độ đọc ghi với thẻ SDHC chỉ bằng khoảng một phần ba so với thẻ Compact Flash.

toc3.jpg


Các loại thẻ được đem ra thử nghiệm. Ảnh: Slashgear.

Được ra mắt khoảng chục năm nay, thẻ SD card đã tiến từ thế hệ 1.1 (SD) lên 2.0 (SDHC) và nay tới 3.0 (SDXC). Dung lượng cũng theo đó tăng không ngừng từ 1GB, 2GB ban đầu với tốc độ đọc ghi chỉ khoảng 2,2 MB/giây lên tới 64GB ngày nay. Đó là chưa kể tới dung lượng hỗ trợ tối đa tới 2TB và tốc độ 104 MB/giây. Hiện các phiên bản thế hệ 4.0 cũng bắt đầu được manh nha phát triển với tốc độ hứa hẹn lên tới 300 MB/giây.

Tuy nhiên không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ thẻ có dung lượng và tốc độ cao. Vì thế mà trên thị trường chủ yếu vẫn là các thẻ SDHC, còn các phiên bản thẻ SDXC chỉ được đưa ra một cách khá dè dặt, như phiên bản cấp thấp Ultra II SDXC dung lượng 64GB của SanDisk với tốc độ chỉ khoảng 15MB/giây gần đây hay Toshiba với tham vọng thẻ SDXC đọc/ghi đạt 60MB/giây và 35MB/giây tại triển lãm CES 2010 vừa qua.

Để đo tốc độ thực sự của thẻ SDHC trên máy ảnh, tạp chí SlashGear đã sử dụng 6 loại thẻ SDHC Class-10 từ các nhà sản xuất danh tiếng như SanDisk, PhotoFast và Lexar Media. Dụng cụ để thử bao gồm máy ảnh là phiên bản chuyên nghiệp mới nhất của Canon, EOS 1D Mark IV hỗ trợ hai khe đọc thẻ (CF và SD) và máy tính Mac Pro ổ cứng 1TB Western Digital Black Caviar HDD với đầu đọc thẻ ImageMate All-In-One của SanDisk (mà hãng tuyên bố hỗ trợ tốc độ đọc tối đa 30 MB/giây và tốc độ ghi 27 MB/giây).

Dưới đây là các loại thẻ SDHC được thử nghiệm với tốc độ tuyên bố của nhà sản xuất:

- Lexar Professional 133x 8GB SDHC, Class 10, tốc độ ghi tối thiểu duy trì ở mức 20 MB/giây.
- PhotoFast 4GB SLC SDHC, Class 10, tốc độ ghi tối thiểu duy trì ở mức 22 MB/giây.
- PhotoFast 32GB MLC SDHC, Class 10, tốc độ ghi tối thiểu duy trì ở mức 18 MB/giây.
- SanDisk Extreme 8GB SDHC, Class 10, tốc độ ghi tối đa 30 MB/giây.
- SanDisk Extreme 16GB SDHC, Class 10, tốc độ ghi tối đa 30MB/giây.
- SanDisk Extreme 32GB SDHC, Class 10, tốc độ ghi tối đa 30MB/giây.

toc1.jpg


Bảng miêu tả tốc độ của thẻ SDHC Class 10 trong thử nghiệm với Canon EOS 1D Mark IV.
Ảnh: Slashgear.

Nếu như trong thử nghiệm với các thẻ CompactFlash UDMA-6 cao cấp nhất, phiên bản 1D Mark IV có thể đạt tới tốc độ đọc ghi 58 MB/giây thì đối với thẻ SDHC, tốc độ này chỉ còn khoảng hơn một phần ba chút. Hầu như tất cả các thẻ SDHC thử nghiệm đều chỉ đạt tốc độ ghi trung bình xấp xỉ khoảng 20 MB/giây, trong đó ngoại trừ thẻ 32 GB PhotoFast tốc độ tụt xuống chỉ khoảng 15 MB/giây.

Một điều ngạc nhiên là trong khi thông thường tốc độ đọc sẽ nhanh hơn tốc độ ghi, nhưng khi thử nghiệm với các thẻ SDHC, tốc độ đọc chỉ nhanh hơn ghi một chút và sự khác biệt về tốc độ giữa các hãng là không đáng kể.

Thử nghiệm trước đó với thẻ CF UDMA cũng cho thấy định dạng thẻ này hỗ trợ máy ảnh (cụ thể là 1D Mark IV) khá tốt trong việc giải phóng bộ nhớ đệm khi chụp. So sánh hai phiên bản cao cấp của SanDisk là thẻ CF 32GB Extreme Pro và thẻ SDHC Extreme 30 MB/giây, thử nghiệm cho thấy trong khi thẻ CF có thể chụp tới 31 khung hình và mất thêm khoảng 10,33 giây xóa đệm để chụp tiếp thì thẻ SDHC chỉ chụp được 27 hình và mất tới 25,17 giây để xóa đệm. Con số này cho thấy, có vẻ như thẻ CF UDMA hỗ trợ bộ nhớ đệm thêm khoảng 4 khung hình ở chế độ chụp liên tục, đồng thời ghi với tốc độ nhanh hơn gấp 2,5 lần thẻ SDHC để giải phóng bộ nhớ.

Thêm vào đó, ngay cả khi tiến hành format lại thẻ, thì SDHC cũng tỏ ra chậm hơn. Máy ảnh 1D Mark IV thực hiện thao tác format thẻ SanDisk Extreme Pro CompactFlash mất 1,4 giây, trong khi với thẻ Extreme SDHC cũng của hãng này lại mất tới 5,1 giây.

Tựu trung lại, nếu xét về mặt tốc độ thì thẻ SDHC vẫn chưa thể bằng được CF. Tuy nhiên, với tính năng ghi video HD đang ngày càng thông dụng trên DSLR thì thẻ SDHC và sau này là SHXC vẫn được yêu thích hơn bởi hỗ tợ tới 2TB. Còn hiện tại đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, CF vẫn là lựa chọn tối ưu về tốc độ, nhất là khi thao tác với ảnh RAW.

Theo Sohoa
 
TV Plasma 3D của Panasonic hỗ trợ cả nội dung trên web

Panasonic sẽ bổ sung tính năng Internet Viera Cast vào TV Plasma 3D đầu tiên của mình. Sản phẩm dự kiến có tại VN trong tháng 7.

Bên cạnh tính năng Internet Viera Cast, Panasonic còn trang bị cho TV Plasma 3D của mình khả năng tương thích với mạng gia đình (DLNA - Digital Living Network Alliance). Hãng này hy vọng, cùng là 3D, nhưng với nhiều tính năng hỗ trợ hơn, mẫu Plasma VT20 của họ sẽ nổi hẳn lên so với các màn 3D từ các đối thủ khác.

tv1.jpg


TV Plasma VT20 của Panasonic. Ảnh: Cnet.

Được thiết kế khá trau chuốt với điểm nhấn là một viền vàng sáng dưới cạnh đáy, màn Plasma này được trang bị tấm nền NeoPDP thế hệ mới nhất G13. Tấm nền mới cho độ tương phản động tới 5.000.000:1 và hiệu quả ánh sáng tăng lên tới bốn lần trong khi điện năng tiêu thụ lại giảm. Để hiển thị được chất lượng hình ảnh 3D tốt hơn, đồng thời giảm thiểu đúp hình, Panasonic ứng dụng công nghệ xử lý crosstalk reduction của riêng hãng phát triển, cùng với kính 3D chủ động với các tính năng tự động tắt hoặc bật và chống mỏi mắt bán kèm.

Một điểm cộng đáng giá của TV Plasma VT20 là tính năng Viera Cast hỗ trợ nội dung trên nền web, như gọi điện thoại và video qua Skype, xem phim HD trên YouTube, ảnh trên Picasa, thời tiết, tiểu blog Twitter và các nội dung truyền hình trên Bloomberg Television. Thêm vào đó, màn hình này còn hỗ trợ kết nối bàn phím ngoài thông qua cổng USB để hỗ trợ nhập liệu tốt hơn thay vì cách nhập trên điều khiển vốn rất bất tiện. Cổng USB còn có thể kết nối với Skype Webcam và adapter Wi-Fi 802.11n cho kết nối băng thông rộng không dây nếu người dùng không thích dùng tới cáp mạng vướng víu.

Với khe cắm thẻ SD, VT20 cũng hỗ trợ thẻ mới nhất SDXC dùng lượng 64 GB cùng tính năng tương thích DLNA và hai cổng USB tích hợp sẵn. Không chỉ 3D, TV còn mang đầy đủ các chuẩn mã hóa thông dụng 1080p DivX HD, AVCHD, Mpeg-2 hay các file âm thanh AAC, MP3 và hình ảnh JPEG. Cổng HDMI phiên bản 1.4 cũng được chờ sẵn, đủ biến màn hình thành một trung tâm giải trí gia đình trong một thời gian dài mà không lo lạc mốt.

tv2.jpg


Panasonic VT20 đi kèm kính 3D chuyên của hãng. Ảnh: Allstatedaily.

Khó có thể nói gì nhiều về nhược điểm của VT20 nếu xét về mặt cấu hình, ngoại trừ một số bất tiện nhỏ như việc chỉ bán kèm một cặp kính 3D cũng khiến cho không ít người dùng lăn tăn bởi lại phải bỏ công đi tìm kính 3D đúng loại. Thêm vào đó, có lẽ không tự tin vào công nghệ quá độ hiện tại đồng thời quá đề cao chất lượng 3D nên Panasonic đã loại hẳn tính năng chuyển đổi các nội dung 2D lên 3D. Bên cạnh đó, việc chỉ ra các phiên bản cỡ lớn 50 và 58 inch so với các phiên bản nhỏ hơn từ 40 42 inch của đối thủ khác cũng khiến cho nhiều người phải tính toán khi mà việc nâng cấp cũng tốn khá nhiều tiền.

Theo trang công nghệ Cnet, dù gì thì cũng phải nói rằng màn Plasma 3D này không có nhiều điểm phải chê trách, tính năng đời mới thì thừa đủ để cạnh tranh với bất kỳ phiên bản nào. Giờ vấn đề chỉ còn là giá chính thức đang chờ công bố để xem có xứng đáng với chất lượng hình ảnh khi phiên bản này ra mắt thị trường hay không.

Theo Sohoa
 
Rao bán mẫu iPod Touch thử nghiệm có camera

Sau iPhone 4G bị lộ, một chiếc iPod Touch được xem là thế hệ tiếp theo ở dạng hàng mẫu bị rao bán trên Ebay.

ebay-ipod-touch.jpg


iPod Touch có camera bị rao bán.

Thiết kế của chiếc iPod này khá giống với model ra mắt năm ngoái, tuy nhiên mặt sau của máy có các ký tự của hàng thử nhiệm gồm "DVT-1" và "DVT-2". DVT được hiểu là "design verification test" (thiết kế dành cho thử nghiệm). Model này chạy trên giao diện mang tên "SwitchBoard", khá lạ lẫm so với người dùng iPod.

Chiếc iPod Touch này bị rao bán trên Ebay với các hình ảnh thực tế kèm theo, hiện tại mẫu rao vặt này đã bị gỡ bỏ.

Việc iPod Touch với camera xuất hiện chỉ sau một thời gian ngắn, model được xem là iPhone 4G của Apple lộ diện. Ngoài ra, sự xuất hiện của camera trên iPod Touch được đồn đại từ phiên bản trước, nhiều bằng chứng cho rằng, "Quả táo" đã nghiên cứu đưa máy ảnh vào thiết bị chơi nhạc đầu bảng này.

Hình ảnh rò rỉ iPod Touch có camera:

Picture%201.jpg

Picture%202.jpg

Picture%203.jpg

Picture%204.jpg

Picture%205.jpg

Picture%206.jpg


Theo Sohoa
 
Loa siêu trầm hình va-li của Wisdom Audio

Wisdom Audio phát triển một mẫu loa siêu trầm với hình dáng như cái va-li, mang tên SuitCase Sub (SCS), nhưng giá tới 4.000 USD.

sieu1.jpg


Loa siêu trầm SuitCase Sub của Wisdom Audio. Ảnh: AVguide.

Thay vì kiểu thấp nhưng béo thông dụng của các loa trầm, Wisdom Audio thiết kế SCS theo kiểu cao gầy độc đáo như một chiếc hộp dựng đứng, đúng như tên gọi của phiên bản này thể hiện (SuitCase Sub), phù hợp với những nơi có diện tích mặt bằng nhỏ hẹp.

Dựa trên thiết kế kiểu tháp Regenerative Transmission Line của phiên bản siêu trầm lắp trong tường S90i trước đây, SCS nhỏ và thấp hơn, được tích hợp ampli 400W với khả năng nén âm SPL đạt 120 dB 25Hz. Với hai loa 5 inch và 7,5 inch, SCS cho chất âm tương đương như những loa trầm với màng loa lớn 13 inch.

Cách bố trí lỗ thoát độc đáo với toàn bộ cổng kết nối và công tắc ở mặt sau cho phép loa siêu trầm này có thể để theo bất kỳ chiều nào, hoặc đứng cạnh tường, hoặc nằm dưới gầm ghế sofa mà chất âm không hề bị ảnh hưởng. Theo Phó chủ tịch điều hành đồng thời là nhà thiết kế chính của Wisdom Audio, David Graebener, SCS không những mang lại chất lượng âm thanh của dòng Sage, mà còn mang lại tính tiện dụng trong lắp đặt hệ thống hơn cả phiên bản lắp tường S90i vốn cũng đình đám không kém khi ra mắt trước đây.

Như vậy với vịêc ra mắt loa siêu trầm SCS mới, hệ thống loa dòng Sage đã có tới khoảng hơn 25 phiên bản từ bản đứng sàn tới treo tường và đặt trong tường, đủ mọi công suất và cấu hình cho các nhu cầu lắp đặt khác nhau.

Loa siêu trầm SCS có kích thước 92,5 x 56 cm và chỉ mỏng có 17,5cm có mức giá tham khảo khoảng 4.000 USD.

Theo Sohoa
 
Báo giấy sử dụng công nghệ 3D xuất hiện

Hình ảnh ba chiều đang phát triển chóng mặt từ sau thành công của bộ phim Avatar và nhiều công ty sản xuất báo giấy ở Trung Quốc cũng tận dụng công nghệ này để thu hút sự chú ý của công chúng.

B01.jpg


Tờ Shiyan Evening News ra mắt phiên bản báo 3D đầu tiên ngày 16/4 kèm theo kính phân cực 2 màu xanh đỏ được thiết kế từ những năm 1960. Người mua sẽ phải thêm 1 nhân dân tệ tương đương với khoảng 2.700 đổng để có thể chiêm ngưỡng hiệu ứng ba chiều trên tờ báo. Tuy nhiên, chỉ có 16 trang quảng cáo có hình ảnh 3D, còn lại những trang chính về tin tức chính trị, xã hội... vẫn như những ấn bản trước đây.

B02.jpg

B03.jpg


Theo VnExpress
 
Máy in HP Officejet Pro 8000 ứng dụng công nghệ xanh

Được thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ tiết kiệm tới 50% chi phí in ấn và điện năng, HP Officejet Pro 8000 có tốc độ in nhanh, khả năng kết nối mạng ethernet và phần mềm quản lý thiết bị tối ưu.

Nhờ sử dụng công nghệ HP Scalable Printing độc đáo, máy này dùng mực màu HP Officejet được thiết kế đặc biệt cho các văn phòng doanh nghiệp nhỏ, giúp nâng cao độ bền màu cho bản in, tạo ra những tài liệu không bị phai màu khi thấm nước. Công nghệ mực HP Officejet cho phép máy in sử dụng bốn hộp mực màu riêng lẻ, dễ dàng thay mới từng hộp khi cần. Người dùng cũng có thể in nhiều hơn và giảm thiểu số lần thay mới hộp mực bằng cách sử dụng loại hộp dung tích lớn.


Ngoài ra, máy còn cho phép người dùng tăng năng suất với tốc độ in lên đến 35 trang đen trắng/phút và 34 trang màu/phút, so với tốc độ in laser là 15 trang đen trắng/phút và 11 trang màu/phút sau trang đầu tiên.

Khả năng tiết kiệm và bảo vệ môi trường của HP Officejet Pro 8000 còn thể hiện ở việc máy có thể sử dụng dịch vụ thu hồi - tái chế hộp mực miễn phí thông qua chương trình HP Planet Partners, và sử dụng phần mềm HP Easy Printer Care để theo dõi, bảo trì và khắc phục sự cố liên quan đến máy in.


Máy này đạt chứng nhận Energy Star (Chương trình hợp tác giữa Cơ quan bảo vệ môi trường EPA và Bộ Năng lượng Mỹ) về tiết kiệm chi phí cũng như góp phần bảo vệ môi trường thông qua sử dụng năng lượng đạt hiệu quả cao.

Theo VnExpress
 

HotelHoangMinh

New Member
Trung Quốc công bố siêu máy tính dùng chip nội địa

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố siêu máy tính đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý trung tâm do trong nước chế tạo thế hệ thứ 3, có khả năng xử lý 1.000 tỷ phép tính trong một giây.

chip.jpg

Siêu máy tính mang tên KD-60 này là sản phẩm mới dụng sử dụng chip Loongson-3A (chip “rồng”) vốn được thiết kế và chế tạo độc lập bởi Trung Quốc. Đây là một bước đột phá quan trọng trong bối cảnh hầu hết mọi máy tính ở Trung Quốc chạy trên các bộ xử lý của các công ty ở Mỹ như Inter hay AMD.

Chip Loongson-3 được sáng chế hồi tháng 9 năm ngoái. Dự án Loongson là một dự án được Chính phủ Trung Quốc tài trợ và khởi động từ năm 2001 với sự tham gia của hơn 200 nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học nước này.

Dự án Loongson có mục tiêu giúp Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài trong ngành tin học. Hiện luật của Mỹ ngăn cấm các công ty nước này bán những bộ vi xử lý tối tân nhất cho Trung Quốc. Người sử dụng ở Trung Quốc chủ yếu chỉ nhận được các sản phẩm thuộc thế hệ cũ.

Siêu máy tính KD-60 có kích cỡ nhỏ hơn mô hình trước đó là KD-50I (chạy trên chip Loongson-2 và kích cỡ to bằng một chiếc tủ lạnh gia dụng). Một chuyên gia giấu tên thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết các nhà nghiên cứu hy vọng trong tương lai sẽ chế tạo được các siêu máy tính thậm chí còn nhỏ hơn KD-60 và dễ tiếp cận hơn với người sử dụng.

Loongson-3 được chờ đợi sẽ cạnh tranh được với các nhà sản xuất chip lớn. Một bước tiến lớn trong loại chip thế hệ 3 này là nó có thể mô phỏng lại code x86 của Intel, nghĩa là người sử dụng có thể chạy các hệ điều hành Windows và những phần mềm thông dụng khác trên đó. Những máy tính Loongson trước đây chỉ có thể sử dụng Linux hay các phần mềm mã mở khác.

Những nguồn tin trong giới kinh doanh cho biết nhà phát triển chip Loongson-3 đang đàm phán với Intel để mua giấy phép sử dụng code x86.

Thế hệ đầu tiên của chip Loongson được công bố năm 2002. Thế hệ thứ 2 ra đời năm 2005 và được dùng trong các máy tính cá nhân giá rẻ. Tuy nhiên, sản phẩm này không được người dùng mặn mà bởi chất lượng không cao.

Theo EChip
 

HotelHoangMinh

New Member
Nhà Trắng công bố mã nguồn Website

Mã nguồn được lập trình riêng cho Website Nhà Trắng (Mỹ) vừa được công bố để cộng đồng nguồn mở đánh giá, sử dụng và cải tiến.

images1956088_wh.jpg


Hành động công bố mã nguồn riêng cho thấy Nhà Trắng sẵn sàng đóng góp với cộng đồng. (Ảnh chụp màn hình whitehouse.gov).
Các đoạn mã này là phần mở rộng cho hệ thống quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở có tên Drupal. CMS này cũng được sử dụng tại Website của Tổ chức Ân xá Quốc tế và Thủ tướng Úc Kevin Rudd.

Bốn môđun được công bố bao gồm: Context HTTP Headers dùng để bổ sung các siêu dữ liệu cho trang Web, Akamai cho phép tích hợp WhiteHouse.gov với mạng phân phối nội dung, GovDelivery để tích hợp CMS với hệ thống thư điện tử của chính phủ, và NodeEmbed giúp cải thiện khả năng truy cập các nội dung đa truyền thông cho những người khuyết tật.

Sự kiện công bố diễn ra cùng thời gian với Hội thảo DrupalCon 2010 tại San Francisco (Mỹ) trong tuần qua. Tại đây, Giám đốc CNTT của Thượng viện Tiểu bang New York, ông Andrew Hoppin đã trình bày chủ đề “Mã nguồn mở trong Chính phủ” cùng với Trưởng nhóm phát triển whitehouse.gov David Cole.

Trước đó một tuần, Thượng viện Tiểu bang New York cũng công bố 24 môđun Drupal trong phần lớn mã nguồn riêng Website của họ.

“Thông qua việc công bố các mã nguồn riêng, chúng tôi sẽ thu được lợi ích từ những người sử dụng tham gia đánh giá và cải tiến mã nguồn”, Cole viết trên blog của WhiteHouse.gov

“Chúng tôi rất hào hứng được thấy các nhà phát triển trên khắp thế giới sử dụng các sản phẩm của mình trong ứng dụng riêng của họ”, ông viết.

Hãng sản xuất phần mềm Agileware của Úc đã tham gia cùng cộng đồng Drupal trong phần nhân Drupal và các môđun như Apache Solr trong hơn 5 năm qua.

Giám đốc Agileware, ông Justin Freeman hoan nghênh việc công bố mã nguồn của WhiteHouse.gov và dự kiến sẽ sử dụng Website này như một ví dụ điển hình cho các khách hàng khu vực công vốn vẫn e ngại triển khai phần mềm mã nguồn mở.

“Khu vực công có thể đối mặt với nhiều nguy cơ. Tin tưởng vào một dự án mã nguồn mở đối với cơ sở hạ tầng công trọng yếu là vấn đề có tính then chốt”, ông nói.

Bên cạnh việc chứng tỏ các lợi ích của Drupal, Freeman nói hành động công bố các mã nguồn riêng của WhiteHouse.gov cho thấy Nhà Trắng sẵn sàng đóng góp với cộng đồng.

“Nhóm phát triển Drupal cho whitehouse.gov có ba thành viên, nhưng hàng nhìn nhà phát triển Drupal trên toàn cầu đã trực tiếp đóng góp cho whitehouse.gov thông qua việc tham gia vào cộng đồng Drupal”, ông nói.

“Đóng góp trở lại với cộng đồng là điều rất quan trọng, nó đem lại lợi ích công bằng cho cả WhiteHouse.gov và cộng đồng Drupal do tất cả giờ đây đều có thể tham gia đánh giá và xây dựng ứng dụng trên các môđun mới được công bố này”.

“Mã nguồn có vẻ rất tốt và là đóng góp hữu ích đối với cộng đồng Drupal”, ông nói.

Theo VietnamNet
 

HotelHoangMinh

New Member
Siêu máy tính Advanced Supercomputing HQ dự báo thời tiết của NASA

Hàng tuần, NASA sử dụng hệ thống siêu máy tính NASA Advanced Supercomputing HQ để thực hiện kế hoạch NEX (NASA Earth Exchange) của mình. Hệ thống siêu máy tính đặt tại Ames Research ở California có 56.832 nhân xử lý, khả năng lưu trữ 1,4 petabyte và 128 màn hình giúp các nhà khoa học theo dõi những thay đổi về khí hậu trên toàn thế giới. Với hệ thống này, cá nhà khoa học sẽ có thể tạo nên những mô hình và thu thập được nhiều hình ảnh của các vùng đất khác nhau thông qua các hình mẫu, hệ thống thời tiết và 1 số các nguyên tố sinh thái học khác.

138094bd4ffc992e5c_500x_800px-columbia_supercomputer_-_nasa_advanced_supercomputing_facility.jpg

Sử dụng NEX, các nhà khoa học của NASA có thể xử lý những bức hình có độ phân giải 500 tỳ pixel thu thập trong vòng 30 năm qua về sự thay đổi hoa màu toàn cầu chỉ trong vòng 10 tiếng. Nếu không có NEX, chúng ta phải tốn rất nhiều thời gian để xử lý những số liệu này trong khi kết quả lại không được chia sẻ cho tất cả mọi người. Thêm vào đó, vì NEX sẽ được cung cấp 1 cách rộng rãi nên dữ liệu của nó sẽ được phổ biến cho tất cả người dùng. NEX làm giảm bớt sự ganh đua của các nhà khoa học trên toàn thế giới, làm cho họ giúp đỡ nhau nhiều hơn để cùng phát triển.

Theo Tinhte
 

HotelHoangMinh

New Member
iFixit Guide, hướng dẫn sửa chữa tất cả các thiết bị trên thế giới

iFixit là một trong những trang web nổi tiếng nhất thế giới trong việc “mổ xẻ” sửa chữa cũng như hướng dẫn nguời dùng tự sửa chữa các thiết bị điện tử, đặc biệt là các thiết bị của Apple. Không chỉ có vậy, công ty này vừa có một quyết định rất khá thiết thực đối với những người muốn tự sửa chữa các sản phẩm điện tử, họ muốn giúp cộng đồng người dùng trên toàn thế giới tự tay sửa chữa các thiết bị của bản thân, qua đó giúp giảm bớt lượng thiết bị phế thải để bảo vệ môi trường tốt hơn. iFixit đã thành lập cộng đồng sửa chữa thiết bị với tên gọi iFixit Guides để thực hiện mục tiêu này.

[video=youtube;dMwLUnd_ydI]http://www.youtube.com/watch?v=dMwLUnd_ydI&feature=player_embedded[/video]​

Sau khi được thành lập, cộng đồng iFixit Guides sẽ giúp người dùng tìm hiểu về cách sửa chữa tất cả các thiết bị, từ xe máy, xe ô tô đến máy tính... Đặc biệt hơn, iFixit sẽ chia sẻ toàn bộ cơ sở dữ liệu của mình với tất cả mọi người. Nếu bạn biết họ đang sở hữu hơn 150.000 bức hình về 150 mẫu sản phẩm Apple thì sẽ thấy công ty này chi li và cẩn thận thế nào. Hy vọng trong tương lại, tất cả chúng ta sẽ có khả năng tự sửa chữa thiết bị của mình chứ không phải lo ngại tình trạng “luộc đồ” như ở Việt Nam hiện nay.

Theo Tinhte
 

HotelHoangMinh

New Member
Pin nhiên liệu vi khuẩn mang lại hy vọng về một nguồn năng lượng sống

Theo ước lượng thì có xấp xỉ 5x10^30 vi khuẩn trên Trái Đất. Mặc dù hầu hết vi khuẩn đều có hại nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều loại vi khuẩn mang lại lợi ích cho cuộc sống và hành tinh chúng ta. Vì vậy, các nhà khoa học đang tìm cách khai thác vi khuẩn để sản xuất điện bằng những pin nhiên liệu vi khuẩn (MFC). MFC sẽ chuyển đổi năng lượng hóa học thành năng lượng điện, đem lại một giải pháp thay thế sạch, hiệu quả và đáng tin cậy so với các loại pin hay nhiên liệu nguy hại đến môi trường. Nhận biết được tiềm năng này, cơ quan nghiên cứu hải quân Hoa Kì (ONR - Office of Naval Research) đã phát triển một loại MFC mang tính cách mạng: sử dụng nguồn tài nguyên từ biển bằng cách chuyển đổi các vi sinh vật biển phân hủy thành điện.

34bd44c8fbe49c_520344bd1c379e64d3_onr-microbial-fuel-cell.jpg

Các MFC sẽ chuyển đổi nhiên liệu tự nhiên và chất ôxi hóa trong môi trường biển thành điện khiến chúng trở thành một nguồn năng lượng sống nhằm phục vụ công tác hoạt động của các phương tiện tự động không người lái, các cảm biến dưới nước và các thiết bị giám sát, quản lý môi trường đại dương.

Quản lý chương trình nghiên cứu, tiến sĩ Linda Chrisey nói: "Hãy nghĩ về một loại pin chạy bằng "bùn". Chúng có khả năng chống chịu tốt, thân thiện với mô trường và không hàm chứa các chất phản ứng nguy hiểm như những loại pin thông thường bởi vật liệu được sử dụng chính là cacbon tự nhiên từ môi trường biển. Ví dụ, chúng tôi làm việc với một phương tiện tự động thăm dò đại dương. Khi chạm tới đáy, phương tiện sẽ có thể sạc lại pin bằng nguyên liệu sẵn có trong môi trường. Ngoài ra, loại pin nhiên liệu vi khuẩn còn có thể cung cấp năng lượng cho nhiều loại cảm biến khác hoạt động dưới mặt nước."

Tiến sĩ - nhà hóa học Leonard Tender làm việc tại trung tâm nguyên cứu khoa học và kỹ thuật sinh học/phân tử thuộc phòng thí nghiệm hải quân Hoa Kì (NRL - Naval Research Laboratory) cộng tác với các nhà khoa học đến từ đại học Massachusetts tại Amherst đã tiến hành điều tra nghiên cứu kỹ thuật sản xuất điện từ các tổ chức vi sinh vật. Triển vọng nhất là vi khuẩn có tên Geobacter phát hiện tại con sông Potomac gần NRL.

Geobacter có phần đuôi siêu nhỏ được gọi là "lông" và Geobacter sử dụng bộ phận này để tạo ra điện từ bùn và nước thải. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một chủng Geobacter với hiệu suất sản sinh năng lượng gấp 8 lần so với các chủng vi khuẩn khác.

Chrisey cho biết: "Về cơ bản, pin MFC có thể hoạt động qua nhiều năm mà không cần đến bất kì hình thức thay thế nào." Chính vì đặc tính này, các nhà nghiên cứu hải quân tại trung tâm hệ thống chiến tranh không gian và thủy chiến Thái Bình Dương - SPAWAR (Space & Naval Warfare Systems Center Pacific) đã sử dụng các thiết bị dùng pin MFC để theo dõi hoạt động và mật độ cá thể loài rùa biển xanh Thái Bình Dương đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Với sự trở lạnh mạnh mẽ của năng lượng xanh, triển vọng trong tương lai là chúng sẽ giảm bớt lượng cacbon thải ra môi trường và thay đổi cách chúng ta sử dụng nhiên liệu để vận hành các phương tiện di chuyển cũng như nguồn năng lượng cung cấp cho hộ gia đình.

Theo Tinhte
 

HotelHoangMinh

New Member
Càng đuổi theo Google, Bing càng lỗ nặng

Trong khi doanh thu từ Windows 7 đã giúp cho lợi nhuận ròng của Microsoft tăng tới 35% thì mảng dịch vụ trực tuyến của hãng tiếp tục báo cáo kêt quả lỗ nặng nề hơn.

0.jpg


Dù "nói cứng" nhưng Microsoft không thể không lo lắng khi thấy Bing ngày càng lỗ nặng. (Ảnh minh họa)
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý tài chính thứ 3 của Microsoft (kết thúc vào ngày 31/3/2010), doanh thu từ mảng dịch vụ trực tuyến (Online Services Division – OSD) của hãng đã tăng 12% và đạt 566 triệu USD với nguồn thu chủ yếu là từ các hợp đồng quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, mức tăng này gần như “chẳng thấm vào đâu” nếu so với mức tăng chi phí mà Microsoft đã phải bỏ ra trong quý và điều đó đã dẫn đến OSD đã mang về cho Microsoft khoản lỗ lên tới 713 triệu USD trong khi cùng quý này năm trước mức lỗ chỉ là 411 triệu USD.

OSD là mảng kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Microsoft bao gồm các sản phẩm chủ chốt như công cụ tìm kiếm Bing và một số trang web thuộc mạng MSN.

Để biện minh cho kết quả kinh doanh ngày càng tồi tệ của OSD, Microsoft đã đổ lỗi cho sự gia tăng chi phí hoạt động trên một số lĩnh vực. Theo Microsoft, chi phí cho bán hàng và quản trị tổng thể đã tăng khoảng 145 triệu USD mà nguyên nhân chủ yếu là để phục vụ cho “quá trình chuyển giao” liên quan đến bản hợp đồng hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm với Yahoo. Tiếp theo đó, Microsoft cũng cho biết chi phí dành cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng gia tăng với mức độ cao hơn khoảng 33% lên 77 triệu USD, hay chi phí cho các hoạt động bán hàng và tiếp thị cũng tăng khoảng 30% lên mức 69 triệu USD… trong quý vừa qua.

Bên cạnh việc gia tăng của các khoản chi và mức lỗ ngày càng lớn, Microsoft cũng cho rằng họ hoàn toàn có thể “yên tâm” khi doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tăng 19% và thị phần của Bing trên lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến tại Mỹ đã tăng lên tới 11,7% (theo số liệu mà comScore mới công bố).

Nhưng có lẽ Microsoft đã quên mất rằng trong khi Bing tăng trưởng thì Google cũng chưa hề “lớn chậm lại”, ít nhất là so sánh về mức độ thị phần.

Kể từ khi ra mắt hồi cuối tháng 5/2009, thị phần của Bing đã tăng từ 8% lên 11,7% nhưng thị phần của Google cũng đã kịp lên lên mức 65,1% (tính đến hết tháng 3/2010, theo số liệu của comScore). Đáng chú ý hơn nữa là sự tăng trưởng này của Bing không phải từ sự “lôi kéo người dùng Google” mà là sự “hút máu người anh em” Yahoo. Kể từ tháng 5/2009 đến nay, thị phần của Yahoo đã giảm từ 20,1% xuống còn 16,9% trong tháng 3/2010.

Xét về mức độ lợi nhuận, Google vẫn tỏ ra trội hơn bởi bộ phận OSD của Microsoft không phải gánh thêm các dịch vụ đang ngày càng “bết bát” là Hotmail và Messenger (các dịch vụ này nằm trong bộ phận Windows và Windows Live Division)

Tính hết quý vừa qua, kết quả kinh doanh của Google tiếp tục khiến người ta kinh ngạc khi tổng doanh thu tăng 23% (đạt 6,77 tỷ USD) và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh tăng 32% (đạt 2,49 tỷ USD).

Trong khi tương lai của OSD vẫn đang mờ mịt, các lãnh đạo của Microsoft vẫn tin tưởng rằng Bing của họ đang đi đúng hướng. Phát biểu trước hội nghị các nhà đầu tư của Morgan Stanley hồi tháng trước, Giám đốc tài chính Microsoft ông Peter Klein vẫn tuyên bố bản hợp đồng với Yahoo sẽ mang về cho Microsoft một “quy mô thị trường cần thiết” để gia tăng sức mạnh trong lĩnh vực tìm kiếm và mang về lợi nhuận trong một tương lai xa hơn.

"Chúng tôi yêu con đường mà mình đang đi", ông Klein kết luận.

Theo Phapluat
 

HotelHoangMinh

New Member
Chăm sóc khách hàng bằng… tin nhắn

Bưu điện tỉnh Đắc Lắk là một trong số ít bưu điện trên cả nước đã áp ứng phần mềm chăm sóc khách hàng bằng tin nhắn.

chamsoc.jpg


Với Phần mềm nhắn tin chăm sóc khách hàng, tất cả các bưu cục có nối mạng tin học có thể sử dụng phần mềm qua web để gửi tin nhắn.
Bưu điện tỉnh Đắk Lắk đã thành lập bộ phận quan hệ khách hàng, thường xuyên tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng và gần đây nhất là ứng dụng hệ thống Gateway SMS Database- phần mềm gửi tin nhắn cho khách hàng.

Từ bất cập trong thực tế

Trong thời gian qua, quá trình tác nghiệp tại các giao dịch Bưu điện nói chung và Bưu điện tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã thể hiện nhiều bất cập. Cụ thể, trong khâu trả phiếu chuyển tiền đến hoặc bưu phẩm đến cho khách hàng, giao dịch viên thường phải in giấy mời gửi đến khách hàng và gọi điện thoại cho khách hàng ra quầy giao dịch nhận. Quy trình này dẫn tới thời gian khách hàng nhận được giấy báo là khá lâu, còn Bưu điện tỉnh phải chi phí in ấn giấy mời, phát sinh rất nhiều cuộc gọi điện thoại di động đến khách hàng và giao dịch viên mất nhiều thời gian tác nghiệp.

Với mục tiêu tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi ích khách hàng, Bưu điện tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra ý tưởng xây dựng hệ thống Gateway SMS Database- một phần mềm gửi tin nhắn cho khách hàng, và nhanh chóng ứng dụng vào thực tế. Phần mềm này đã trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sau khi có chuyển tiền nhanh, EMS, bưu phẩm bưu kiện… đến tại điểm giao dịch, giao dịch viên vào phần mềm chọn nội dung soạn sẵn cho từng loại dịch vụ, nhập các số điện thoại cần gửi rồi tiến hành gửi tin nhắn cho khách hàng.

Bên cạnh đó, tại các giao dịch tiếp nhận thông tin khách hàng có kèm theo bản cam kết đăng ký thông tin khách hàng: tên khách hàng, số điện thoại di động, ngày sinh, loại khách hàng (cá nhân, cơ quan, nội bộ,…). Sau khi đã có dữ liệu, nhân viên chăm sóc khách có thể sử dụng dữ liệu này để gửi quảng cáo, thông tin khuyến mãi của Bưu điện đến khách hàng. Hệ thống “service gửi tin nhắn” tự động duyệt ngày sinh và gửi lời chúc mừng cho khách hàng nhân ngày sinh nhật, thành lập cơ quan... Nó cho phép giao dịch viên hoặc tổ quan hệ khách hàng sau khi đã có kết quả khiếu nại có thể gửi tin nhắn đến khách hàng báo kết quả khiếu nại.

Ngoài ra, phần mềm gửi tin nhắn cho khách hàng còn có một số chức năng sử dụng khác như sử dụng gửi thông báo họp đột xuất, thường kì của đơn vị, báo tiếp quỹ, báo chấp nhận tại địa chỉ cho bưu tá…

Hiệu quả lớn

Sau một thời gian triển khai vào thực tế, Phần mềm gửi tin nhắn cho khách hàng đã cho thấy hiệu quả là rất đáng kể. Trước hết, nó đã tiết kiệm được chi phí khá lớn cho Bưu điện tỉnh Đắk Lắk (trung bình tiết kiệm 300.000 đồng/tháng/bưu cục). Sau nữa, nó tiết kiệm thời gian cho giao dịch viên, đồng thời là công cụ quảng cáo với chi phí thấp nhất, thời gian nội dung chuyển đến khách hàng gần như tức thời.

99% khách hàng đọc tin nhắn gửi tới và họ đều cảm thấy được quan tâm nhiều hơn, mức độ hài lòng của khách hàng cũng tăng đáng kể. Bưu điện Đắk Lắk đã nhận được rất nhiều tin nhắn cảm ơn của khách hàng. Đó là thông điệp rất đáng mừng, đồng thời cũng đã đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng phần mềm trên.

Theo Phapluat
 

HotelHoangMinh

New Member
Việt Nam nên đẩy mạnh ngành dịch vụ CNTT

Xu hướng ngành CNTT thế giới đang chuyển sang dịch vụ. Nhiều tập đoàn công nghệ như IBM và Microsoft bắt đầu chọn Việt Nam là đối tác phát triển các dịch vụ CNTT của họ.

6475803123.jpg


Ảnh minh họa
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT tại Việt Nam không ít, song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng nhân lực CNTT. PGS Bùi Thế Duy đến từ trường Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, lấy ví dụ Công ty VTC Intecom đăng tuyển 2.000 người nhưng chỉ tuyển chưa được 100 người, và trong số đó chỉ 20-30 người làm được việc. Nguyên nhân có thể nằm ở chỗ nhân lực CNTT nhưng chỉ có kiến thức CNTT “là không đủ”, mà cần nhiều kỹ năng, kiến thức về các chuyên ngành khác. Những kiến thức, kỹ năng đó càng đặc biệt quan trọng với ngành dịch vụ CNTT, một ngành còn khá mới ở Việt Nam song đang có xu hướng tăng lên trên thế giới.

“Rõ ràng xu hướng thế giới đang chuyển nhiều sang nền dịch vụ”, ông Duy nói và cho biết một số tập đoàn CNTT hàng đầu như Intel, Microsoft, IBM bắt đầu chọn Việt Nam như một đối tác để phát triển thị trường cung cấp dịch vụ CNTT cho toàn cầu. Từ 2 năm nay, IBM cùng 1 số công ty lớn trên thế giới hợp tác với các trường đại học, trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội và TP. HCM, để giới thiệu chương trình dịch vụ CNTT. Hiện nay, hầu hết các trường đại học hàng đầu trên thế giới đều triển khai chương trình cử nhân dịch vụ CNTT. “Nếu chúng ta chậm trong mảng này sẽ rất tụt hậu về CNTT so với thế giới”, PGS Bùi Thế Duy nói.

Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đang tiến hành triển khai đào tạo chuyên ngành Dịch vụ CNTT với sự hỗ trợ của IBM. Nhân lực ngành dịch vụ CNTT phải hiểu sâu về các ngành khác. Theo ông Duy, trường sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức sâu về CNTT, rộng về quản lý, kinh doanh, xã hội, đào tạo cán bộ giảng dạy các môn học có tính liên kết giữa CNTT và kinh tế, quản trị kinh doanh.

Ông Duy cho biết chuyên ngành dịch vụ CNTT sẽ được triển khai trong năm học 2010-2011. Với chuyên ngành này, 2 năm đầu, sinh viên vẫn học các môn cơ bản như lập trình nâng cao, cơ sở dữ liệu, công nghệ phần mềm, mạng máy tính… Các năm học sau sẽ học các môn mới như khoa học dịch vụ, quản lý gia công (outsourcing), kiến trúc hướng dịch vụ - đây là những kiến thức trước đây chưa được đào tạo hoặc đào tạo chưa bài bản trong nhà trường.

“Việt Nam với lượng nhân lực lớn, có tri thức không nên chỉ hướng đến các công việc gia công, mà phải hướng đến thị trường CNTT ở mức cao hơn, tạo ra thu nhập cao hơn”, ông Duy nói và cho rằng các trường đại học có các ngành đào tạo về CNTT cần quan tâm thêm định hướng dịch vụ CNTT, giúp đào tạo tốt hơn theo nhu cầu xã hội. Điều đó có nghĩa các trường cần chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức để hướng đến những công việc về CNTT có định hướng quản lý và kinh doanh.

Theo Phapluat
 

HotelHoangMinh

New Member
Vẫn “vênh” với thực tế

Trong khi lĩnh vực công nghiệp phần mềm và nội dung số (CNPM&NDS) đang trên đà phát triển mạnh, thì các chính sách liên quan đến lĩnh vực này tại Việt Nam hiện vẫn tồn tại hàng loạt bất cập.

4.jpg


Ảnh minh họa
Theo số liệu của Bộ TT&TT, năm 2009 ngành CNPM&NDS của Việt Nam đã đóng góp 1,5 tỷ USD vào GDP quốc gia, trong đó doanh thu ngành phần mềm đạt 880 triệu USD, dịch vụ nội dung thông tin số là 770 triệu USD - tức là lần đầu tiên đóng góp tương đương với 2% GDP. Tuy nhiên, con số này được nhiều chuyên gia tại buổi Tọa đàm về chính sách phát triển ngành CNPM do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm (Vinasa) tổ chức mới đây, đánh giá là phát triển chưa “xứng” với tiềm năng của các doanh nghiệp phần mềm Việt. Nhiều ý kiến cũng nhận định rằng, để có được bước phát triển đột phá, có con số ấn tượng hơn trong những năm tiếp theo và giúp Việt Nam có vị trí xứng đáng trong bản đồ CNTT thế giới, thì vấn đề tiên quyết chính là ở trọng trách hoạch định chính sách, Nhà nước liệu có theo kịp thực tế và đưa ra những tháo gỡ “sát sườn” cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này hay không?

Loay hoay giữa “mớ bòng bong”

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Trọng Đường – quyền Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) khẳng định, hiện nay, các chính sách liên quan đến vấn đề thuế, xuất nhập khẩu thiết bị CNTT, vấn đề hỗ trợ ưu đãi cho doanh nghiệp, cấp phép dịch vụ CNTT… liên quan đến ngành CNPM&NDS còn nhiều bất cập.

Trao đổi cụ thể về thực trạng này, ông Đường đã dẫn ra một số ví dụ điển hình như câu chuyện sản phẩm phần mềm được Nhà nước ưu đãi thuế suất VAT 0% và dịch vụ phần mềm lại không được ưu đãi – câu chuyện này tưởng chừng như đơn giản thì lại trở nên phức tạp, làm “đau đầu” nhiều doanh nghiệp bởi việc phân định rạch ròi đâu là sản phẩm, đâu là dịch vụ (do hai nội dung này luôn gắn liền với nhau) rất khó khăn. “Do không phân biệt được nên các doanh nghiệp rất lúng túng để xác định mình thuộc đối tượng được, hay không được miễn thuế, gây ảnh hưởng đến quyền lợi”, ông Đường nhấn mạnh.

Về việc cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm, phần lớn doanh nghiệp nước ngoài khi đăng ký kinh doanh tại Việt Nam cần được ghi đích danh dịch vụ họ được cấp phép, tuy nhiên, trong khi đó thì danh mục đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hiện nay lại mới có duy nhất một ngành là “dịch vụ CNTT”. Về vấn đề này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể “vui” do luật quy định như thế sẽ “giúp” phạm vi hoạt động của họ được mở rất rộng, thế nhưng doanh nghiệp nước ngoài thì ngược lại, họ muốn ghi đích danh lĩnh vực hoạt động trong giấy phép kinh doanh để làm cơ sở thuyết trình với cổ đông chứ không thể chung chung. Ông Đường cũng dẫn ra hàng loạt bất cập khác như hiện nay bất cứ ai cũng có thể làm dịch vụ tư vấn về CNTT và có thể dùng chứng chỉ tư vấn của ngành… Xây dựng; lợi dụng cơ chế hiện hành, trong thời gian qua có một số dự án ban đầu khi xin cấp phép xây dựng đã đưa ra với mục đích lập khu CNTT để hưởng ưu đãi của Nhà nước, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi xây xong đã làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng để cho thuê văn phòng khiến các doanh nghiệp phần mềm khi vào thuê không được ưu đãi…

41.jpg


Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp CNPM&NDS quảng bá sản phẩm theo hướng chuyên nghiệp.​

Gỡ rối cách nào?

Ông Chu Tiến Dũng – Giám đốc Công ty Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung nhận định: Đối với ngành công nghiệp phần mềm, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều đi lên từ những cơ sở rất hạn chế về vốn, khó có điều kiện để thế chấp vay mua tài sản. Thực tế thời gian qua cho thấy, có doanh nghiệp sản phẩm dù chất lượng tốt nhưng do chưa hiểu cách thức cạnh tranh nên nhanh chóng suy yếu trên thị trường. Chính vì thế, Nhà nước cần có cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như có thể hỗ trợ cho thuê văn phòng dài hạn, duy trì ưu đãi thuế để các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội bước chân ra thị trường cạnh tranh với doanh nghiệp có tên tuổi…

Đưa ra “gợi ý” cho Nhà nước, ông Vũ Hoàng Liên – Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC cho rằng muốn tạo sự phát triển cho các doanh nghiệp CNPM&NDS trong nước thì điều cần thiết Nhà nước phải nhìn nhận từ góc độ thị trường. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp luôn băn khoăn là “sản phẩm làm ra chất lượng ngang bằng hay thua kém của nước ngoài”. Thậm chí, nhiều đơn vị phải cho sản phẩm của mình “đội mũ” thương hiệu nước ngoài để hi vọng bán được... Ông Vũ Hoàng Liên cho rằng, xuất phát từ thực tế như vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ tư vấn, đào tạo, phát triển thương hiệu… cho các doanh nghiệp, thử nghiệm sử dụng phần mềm để chứng minh, khẳng định chất lượng và từ đó làm điều kiện phát triển thương mại hóa. Đồng quan điểm, ông Hà Thế Minh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần dịch vụ Viễn thông CMC đặt vấn đề: Bộ KH&CN có chính sách về sản xuất thử, hỗ trợ 30% chi phí cho doanh nghiệp để thúc đẩy đưa sản phẩm ra thị trường, vậy nên chăng ngành CNTT cũng áp dụng cách làm đó? Ông Minh cũng nhấn mạnh: “Đâu đó hiện nay vẫn phổ biến chuyện các cơ quan Nhà nước hoạt động theo kiểu “tự sản tự tiêu”. Nên chăng, Nhà nước cần có định hướng khuyến khích các đơn vị đi thuê ngoài hơn là việc tự làm mọi thứ từ các dịch vụ CNTT, viết phần mềm rồi thậm chí là sản xuất để bán ra thị trường để cạnh tranh với… chính các doanh nghiệp phần mềm”.

Các chính sách, văn bản luật của Nhà nước hiện chưa theo kịp hoặc còn chưa sát với sự phát triển của ngành CNTT nói chung, lĩnh vực CNPM nói riêng. Hiện nay, Bộ TT&TT đang xây dựng cơ chế chính sách về dịch vụ CNTT, Nghị định về khu CNTT tập trung, hoàn thiện cơ chế chính sách mua sắm CNTT, xây dựng định mức cụ thể về phần mềm, phần mềm nguồn mở, lập dự án, thông tư hướng dẫn triển khai các công trình CNTT… Theo ông Nguyễn Trọng Đường, quyền Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT, “để có những quy định bám sát với thực tế, rất cần tiếng nói đóng góp trực tiếp từ cộng đồng doanh nghiệp trong nước”.

Theo Phapluat
 

HotelHoangMinh

New Member
Làm “sống” lại lịch sử bằng công nghệ 3D

Văn miếu Quốc Tử Giám sẽ là nơi đầu tiên được chọn ứng dụng công nghệ số 3D để bảo tồn, tiếp đến có thể là Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

2.jpg


Hình ảnh phố cổ Hà Nội thể hiện bằng công nghệ 3D.
\Những thành quách, đền đài, những kinh đô xa xưa dù đang bị thời gian tàn phá hay bị vùi sâu nơi lòng đất, những không gian văn hoá đặc trưng, độc đáo của dân tộc… tất cả sẽ được “sống” lại đúng nguyên bản trong thế giới ảo của công nghệ 3D.

Đó là những gì mà dự án hệ thống thông tin điện tử văn hoá xã hội do Trung tâm Công nghệ thông tin (thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) hướng tới. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là hiển thị các di sản văn hoá của quốc gia trong không gian ảo, theo hình mẫu cổng thông tin quốc gia về văn hoá. Dự kiến, công việc này sẽ kéo dài ít nhất 5 năm (2010-2015).

Làm thế nào để phục dựng, bảo tồn các di tích lịch sử, các di sản văn hoá luôn là đề tài được xã hội quan tâm. Bởi lẽ, di sản vật thể vẫn đang bị hủy hoại bởi thời gian còn di sản phi vật thể thì dường như ngày càng mai một.

PGS. TS Nguyễn Trung Tín, Viện trưởng Viện khảo cổ học cho biết: Các kinh đô cổ Việt Nam (Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế) “hầu như đã biến mất khỏi lòng đất”.

Rõ ràng, việc hành động nhanh và chuẩn xác để phục dựng nguyên bản những di tích ấy và bảo tồn chúng cùng thời gian là vấn đề cấp thiết. Và giải pháp số hoá không gian di tích chính là bước khởi động đầu tiên cho hành động bảo tồn di sản.

Ứng dụng công nghệ vào bảo tồn các giá trị văn hoá dưới dạng ảo không còn mới với các quốc gia trên thế giới như Pháp, Anh…. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xây dựng hệ thống thông tin điện tử văn hoá – xã hội với mục tiêu chính là hiển thị các di sản văn hoá của quốc gia trong không gian ảo mới là dự án đầu tiên về ứng dụng công nghệ này.

Văn miếu Quốc Tử Giám sẽ là nơi đầu tiên được số hoá. Tiếp đó là những không gian di tích lớn, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế.

Khi đó, các máy quét laser quét di tích, dữ liệu sẽ xây dựng mô hình 3D có bổ sung hình ảnh, thông tin, tài liệu nghiên cứu về di tích ấy. Sản phẩm là khối dữ liệu 3D, thể hiện trên máy tính. Công chúng sẽ “thăm viếng” di tích đã được số hoá bằng kỹ thuật 3D qua hệ thống máy tính có phục vụ tại chỗ.

“Ứng dụng công nghệ 3 chiều đem lại hai lợi ích: chúng ta vừa áp dụng được nó cho công tác bảo tồn và nghiên cứu, ngược lại chúng ta quảng bá được di sản văn hóa dân tộc với thế giới”, ông Mai Linh, GĐ Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) nói.

Tuy nhiên, còn rất nhiều những lo lắng xung quanh sự thành công của dự án số hoá di tích này. Ông Mai Linh băn khoăn: “Ở Việt Nam chưa có sự phối hợp tư duy văn hóa và tư duy công nghệ. Những người làm công nghệ mặc dù rất nhanh nhạy trong việc học hỏi kiến thức mới, nhưng không hiểu sâu về quá khứ, không hiểu di sản, giá trị của đồ cổ. Trong khi các nhà nghiên cứu rất hiểu về văn hóa, nhưng không biết nhiều về công nghệ… đây là sự phối hợp rất khó khăn về thế hệ, sự hiểu biết và môi trường làm việc.”

Nhà văn Nguyên Ngọc, người nhiều năm trăn trở với văn hóa Tây Nguyên thậm chí cho rằng nếu công tác bảo tồn trực tiếp làm không tốt thì có thể dẫn đến tái dựng không gian… giả. “Môi trường sống của cồng chiêng Tây Nguyên là núi rừng, là không gian Tây Nguyên. Anh đặt nó vào chỗ khác mà bảo đó là không gian của nó thì thế là sai. Chính vì thế, muốn tái dựng cái gì thì trước hết phải đảm bảo cái mình dựng lại là đúng. Hình ảnh di tích đó phải đúng”, nhà văn Nguyên Ngọc nói.

Nhưng hãy nhìn lại mà xem, các kiến trúc sư, các sinh viên kiến trúc chỉ vì mẩn mê với cái trầm mặc, thanh bình của phố cổ đã tự mình dựng lên một HN xưa thật sinh động trong thế giới 3D. Chẳng phải dự án quy mô quốc gia hay chỉ là thành phố, các chàng trai ấy đã tự mày mò phục dựng và… thành công.

Vậy ta có thể tự tin vào thành công của dự án số hoá không gian di tích lắm chứ. Bởi lẽ, đó dự án với tầm cỡ quốc gia. Nó được chung tay bởi các bộ, ngành, các nhà nghiên cứu lịch sử, các kỹ sư công nghệ thông tin. Và chúng ta có thể tin tưởng rằng, chẳng bao lâu nữa, “khi bạn bước vào Quốc tử giám “ảo”, bạn sẽ không chỉ nhìn thấy các hình ảnh mà còn cảm nhận được không khí của mùa hay thậm chí chiếc lá rơi, ánh nắng vàng qua các hiệu ứng về âm thanh. Ngoài ra khi bạn muốn tìm hiểu về bất cứ thứ gì, từ viên gạch tới tấm bia đá, chỉ cần nhấp chuột là mọi thông tin sẽ được trình diễn” như lời phát biểu của ông Mai Linh.

Theo Phapluat
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top