• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 25-08-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

QuangThang89

Well-Known Member
Nokia đã ra mắt laptop

Hôm qua, Nokia chính thức thông báo bước chân vào phân khúc laptop mini bằng phiên bản Booklet 3G sau 25 năm sản xuất di động.

1.jpg

Nokia Booklet 3G có màn hình 10 inch HD. Ảnh: Nokia.​

Nokia Booklet 3G chạy trên bộ vi xử lý Intel Atom, máy có thiết kế mỏng chỉ 2 cm, nặng 1,25 kg, bộ khung nhôm, tích hợp các kết nối 3G/HSDPA, Wi-Fi, cho phép người dùng truy cập Internet tốc độ cao, sử dụng các dịch vụ Ovi, A-GPS tích hợp truy cập Ovi Maps.

Nokia cho biết, chiếc laptop đầu tiên của mình sẽ cho thời gian sử dụng pin lên tới 12 giờ, máy hỗ trợ cổng HDMI, webcam phía được để đàm thoại video, khe cắm thẻ nhớ SD mở rộng dung lượng. Model này sẽ có màn hình gương 10 inch HD.


Thông tin chi tiết về model này, sẽ được Nokia giới thiệu chính thức tại Nokia World 2009 diễn ra đầu tháng 9 tới. Dưới đây là những hính ảnh đầu tiên về Nokia Booklet 3G.

2.jpg


3.jpg


4.jpg


5.jpg


6.jpg

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
Sony Alpha A380 mới nhưng chưa hay

A380 có thiết kế tương tự "người tiền nhiệm" A350 với một chút cải tiến về thiết kế, nhưng mức giá hợp lý hơn.

Nằm trong phân khúc máy ảnh entry-level dành cho người mới chơi, A380 là đối thủ của Canon EOS 500D và Nikon D5000. Đặc biệt, giống như những dòng DSLR trước đó của Sony, Alpha A380 có thể tương thích tốt với các ống kính mà Minolta sản xuất.

sony1.jpg

Mặt trước của Sony Alpha A380. Ảnh: Cameralabs.​

Phần quan trọng nhất của A380 là cảm biến hình ảnh 14,2 Megapixel kích cỡ APS-C 23,5 x 15,7 mm giống như của A350. Dải ISO của máy nằm trong khoảng 100 đến 3.200. Độ phân giải tầm đó là quá đủ cho nhu cầu của đa số người dùng, thậm chí cả với những nhiếp nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cảm biến này vẫn thuộc loại CCD, phần nào cho tốc độ xử lý thấp và tiêu tốn nhiều điện hơn so với các đối thủ cùng tầm dùng chip CMOS. Bù lại, Sony đã tích hợp công nghệ chống rung SteadyShot trên cảm biến. Như vậy, chức năng này có thể hoạt động tốt trên mọi ống kính tương thích của hãng mặc dù bạn sẽ không thấy được hiệu ứng chống rung trên viewfinder hay trên màn hình khi bật Live View.

Tương tự các model A300 và A350, tính năng Live View (ngắm ảnh sống) không sử dụng cảm biến chính 14,2 Megapixel để bắt hình mà dùng một cảm biến phụ đặt ẩn ngay phía trước viewfinder. Khi khởi động tính năng này, thay vì chiếu ánh sáng vào khe ngắm, lăng kính đặt trong máy sẽ quay lệch một góc nhỏ nằm đưa phần ánh sáng này vào sensor phụ để truyền tải hình ảnh lên màn hình. Như vậy, tính năng lấy nét tự động (AF) sẽ không phải thực hiện qua khâu trung gian như các máy của Canon và Nikon. Tốc độ lấy nét của máy trên lý thuyết sẽ tăng lên đáng kể, giảm bớt hiện tượng ngắt quãng Live View hay tiếng ồn của gương lật khi nhấn nút chụp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể chuyển qua lại giữa 2 chế độ Live View - ngắm qua viewfinder rất nhanh chóng và êm ái.

sony2.jpg

Mặt sau của A380 với màn hình lật và khe cắm thẻ nhớ đôi. Các nút trên mặt máy được thiết kế gọn gàng, đơn giản. Ảnh: Letsgodigital.​

Màn hình của A380 vẫn không có sự đổi mới so với A350. LCD kích thước 2,7 inch, độ phân giải 230.400 điểm ảnh, hơi nhỉnh hơn Nikon D5000 (230.000 điểm ảnh) những vẫn thua xa mật độ 920.000 điểm ảnh trên Canon EOS 500D. Màn hình này có thể lật lên xuống giúp người xem chụp ảnh tại những góc thấp hoặc cao quá tầm tay, nhưng không xoay được linh hoạt như D5000.

Do nhắm đến đối tượng là những người mới chơi hoặc dân chuyên muốn tiếp kiệm chi phí nên hệ thống điều khiển của A380 được thiết kế lại nhằm tạo sự thuận lợi, trực quan hơn. Tại chế độ mặc định, giao diện trên màn hình sẽ hiển thị các thông tin đơn giản hết mức theo từng hàng riêng biệt như hàng kiểm soát ISO, phơi sáng, khẩu độ cùng hai hàng kiểm soát các thông số phụ khác. Thậm chí máy còn cung cấp cả đồ thị vui mắt nhằm giúp người dùng tính toán độ sâu trường ảnh sao cho phù hợp. Các nút và phím xoay cũng được thiết kế lại nhằm tránh sự lẫn lộn như trên A350. Sony cũng quyết định giảm bớt kích thước của chiếc máy DSLR bình dân này xuống bằng đối thủ đến từ Nikon và Canon. Đặc biệt, máy còn được trang bị thêm một nút với chức năng Smart Teleconverter tương tự như zoom số trên các máy compact. Máy có 2 nấc zoom số là 1.4x và 2x, chức năng này chỉ làm việc trong chế độ Live View. Trọng lượng của máy không kể ống kính cũng chỉ dừng lại ở 490 gram, rất thuận tiện khi mang đi du lịch dài ngày.

Máy cũng được trang bị khe cắm thẻ nhớ đôi hỗ trợ định dạng thẻ SD và Memory Stick Pro Duo (vốn là định dạng độc quyền đắt đỏ của Sony) gần giống như trên model cấp cao Nikon D300s. Bạn có thể chuyển qua lại dữ liệu giữa 2 thẻ này hoặc chọn một thẻ làm bộ nhớ nhằm tiết kiệm chi phí.

sony3.jpg

Giao diện người dùng trực quan của Sony A380. Ảnh: Cnwk.​

Về nhược điểm, máy có tốc độ chụp liên tiếp khá thấp, 2,4 hình/giây, không hề có cải thiện so với A330, thậm chí còn chậm hơn một chút so với A350 và thua xa Nikon D5000 với 4 hình/giây. Tốc độ khởi động của máy dù nhanh, chỉ 0,6 giây, nhưng như thế cũng chưa thấm vào đâu so với "chớp mắt" 0,2 giây trên Nikon D5000 và Canon EOS 500D. Rõ ràng, đây không phải là sự lựa chọn khả dĩ nếu bạn muốn dùng A380 để chụp những khoảnh khắc nhanh như nhiếp ảnh thể thao, trẻ em hay phóng sự. Khả năng khử nhiễu của máy cũng chưa thật sự ấn tượng.

sony4.jpg

Bảng trên so sánh tốc độ chụp liên tiếp của A380 với đối thủ Nikon D5000, Canon EOS 500D, Olympus E-620 và ngay cả một số mẫu Alpha đời trước. Thanh biểu thị càng dài, khả năng chụp liên tiếp càng tốt. Ảnh: Cnet.​

Tại ISO thấp, ảnh khá sắc nét và sặc sỡ, tuy nhiên trong vài trường hợp có sự sai lệch nhiều về màu sắc. Màu sắc cũng bắt đầu biến đổi lạ trên những thước chụp tại ISO 800 và khi tăng lên ISO 1600 ảnh đã mờ và mất dần các chi tiết. Nói chung, độ phân giải cao của cảm biến chẳng những không giúp cho ảnh thêm sắc nét mà nhiều khi còn khiến nhiễu xuất hiện tại một số vùng chụp tối tại ISO 400. Máy cũng không được trang bị tính năng quay phim vốn đang rất thịnh hành trên các dòng máy DSLR của Canon và Nikon dù tầm tiền bỏ ra không rẻ hơn các đối thủ này. Các tính năng của máy dù được Sony chu đáo thiết kế lại trong một giao diện thân thiện nhưng lại làm người dùng rối tung lên khi bắt họ phải tự thiết lập các thông số về màu sắc, tương phản và độ nét của ảnh trong mỗi style. Thậm chí cân bằng trắng của máy cũng hoạt động chưa thật sự tốt lắm, màu thường có xu hướng bị ngả sắc khi chụp trong điều kiện ánh sáng phức tạp.

Màn hình của A380 cũng hết sức tệ khi chỉ cho người dùng xem được khoảng 90% khung hình khi bật tính năng Live View do thiết kế hạn chế của sensor phụ. Ống ngắm có độ phủ nhỉnh hơn, 95% nhưng cũng khá khó nhìn do kích thước vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế chung của những chiếc máy DSLR với tầm giá như vậy.

Mặc dù đã có một số cải thiện so với phiên bản A350 nhưng Sony Alpha 380 vẫn chưa thực sự có những thay đổi mang tính đột phá nhằm cải thiện hình ảnh trong con mắt người tiêu dùng. Với mức giá khá cao so với tính năng, khoảng 850 USD gồm body và kit 18-55 mm, chiếc máy này chưa thể cạnh tranh được với Nikon D5000 và Canon EOS 500D trên phân khúc DSLR dành cho người mới chơi.

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
Tìm hiểu ống kính máy ảnh

Những ống kính có "tốc độ" nhanh (có độ mở lớn) sẽ cho chất lượng ảnh tốt nhất, tuy nhiên, có giá cao.

Hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như thông số kỹ thuật ghi trên ống kính là điều cần thiết đối với đa số người dùng máy ảnh. Việc chọn ống cho máy DSLR tương đối phức tạp vì bạn phải giải quyết nhiều vấn đề cơ bản liên quan, như giá thành, kích cỡ, trọng lượng, tốc độ, chất lượng ảnh và khả năng tương thích. Thông thường, ống kính có "tốc độ" nhanh (có độ mở lớn) sẽ cho chất lượng ảnh tốt nhất, tuy nhiên, có giá cao.

Dưới đây là những yếu tố cơ bản xung quanh một số ống kính, giúp bạn có được lựa chọn phù hợp cho máy ảnh của mình.

1. Các thành phần thấu kính và chất lượng ảnh.

tim1.jpg

Hiện tượng quang sai màu do sự khúc xạ của ánh sán đơn sắc qua thấu kính.
Ảnh: Letusdirect.​

Hầu như tất cả máy ảnh hiện nay đều được trang bị ống kính gồm nhiều thành phần thấu kính ghép lại. Mỗi thành phần có tác dụng điều chỉnh tia sáng theo một hướng nhất định nhằm tạo ảnh chính xác trên bề mặt cảm biến hay phim.

Ánh sáng trắng gồm quang phổ của rất nhiều màu, liên tục từ đỏ đến tím. Nếu ống kính chỉ gồm một thấu kính đơn dạng cầu, ánh sáng sẽ bị khúc xạ qua. Tuy nhiên, các tia đơn sắc sẽ tạo góc lệch khác nhau đối với trục của thấu kính. Điều này dẫn đến việc các tia sáng không đồng thời hội tụ trên bề mặt cảm biến, gây ra hiện tượng quang sai màu rất khó chịu quanh vật thể có độ tương phản cao. Hiện tượng này càng rõ rệt đối với các ống tele vốn có tiêu cự rất dài. Các thành phần thấu kính bổ sung có tác dụng điều chỉnh đường đi của các tia đơn sắc trong lòng ống kính, giúp các tia này đồng thời hội tụ trên bề mặt cảm biến. Ngoài ra, các thành phần này còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhòe ảnh, hạn chế hiện tượng đen 4 góc ảnh hay sửa lỗi phóng đại không đều trên các vùng của ảnh...

tim2.jpg

Các nhóm thấu kính của một ống kính đơn giản. Ảnh: Cambridgeincolour.​

Việc thiết kế và chế tạo các nhóm ống kính này thường khó khăn, nguyên liệu làm một số thấu kính cũng rất đắt nên đã đẩy giá thành lên khá cao. Do vậy, các hãng liên tục cải tiến công nghệ nhằm giảm bớt số thấu kính trong ống mà vẫn nâng cao được chất lượng quang học. Các ống đạt tiêu chuẩn thường có từ 3 đến 4 thành phần thấu kính (đó cũng là lý do tại sao hãng Carl-Zeiss lại đặt tên cho dòng ống kính của mình là "Tessar", tiếng Hy Lạp nghĩa là "bốn"). Trong một số trường hợp, nguyên nhân khiến cho ảnh thu được chưa được đẹp không phải xuất phát từ lỗi ống kính mà từ bản thân đối tượng cần chụp.

2. Ảnh hưởng của tiêu cự đối với trường nhìn của ảnh.

Tiêu cự ống kính quyết định trường nhìn (hay góc nhìn) của ảnh. Khái niệm trường nhìn ở đây có thể hiểu đơn giản là số lượng vật thể đặt trên cùng một mặt phẳng mà máy có thể thu nhận được. Trường nhìn càng nhỏ thì số lượng các vật thể trên ảnh càng giảm. Các ống góc rộng có tiêu cự nhỏ, trong khi các ống tele lại có tiêu cự lớn hơn nhiều lần. Ống mắt cá (fish eye) có tiêu cự cực nhỏ, ngoài khả năng bao quát một trường nhìn rộng lớn đôi khi còn đem lại những hiệu ứng đặc biệt như bẻ các đường thẳng thành đường cong (và ngược lại) hay cho ảnh các vật thể không tuân theo tỷ lệ xa gần như nhìn bằng mắt thường.
So sánh góc nhìn của ảnh tạo bởi góc rộng và ống tele. Ảnh: Yugatech.

tim3.jpg

So sánh góc nhìn của ảnh tạo bởi góc rộng và ống tele.
Ảnh: Yugatech.​

Việc lựa chọn tiêu cự ống kính có vai trò quyết định trong phối cảnh, vốn là yếu tố cơ bản của nhiếp ảnh. Một ống góc rộng có thể lấy được toàn bộ khung cảnh trong một phòng họp, tuy nhiên, không thể chụp được dòng chữ li ti trên màn hình máy chiếu nếu bạn đứng ở cuối hội trường. Ngược lại, các ống tiêu cự dài cũng sẽ gặp khó khăn khi lấy trọn vẹn một đoàn người dài vào trong khung hình trừ khi bạn có điều kiện chạy ra rất xa để chụp.

Một số yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng bởi tiêu cự ống kính. Chẳng hạn, các ống tele thường gây rung rất lớn khi nhìn qua ống ngắm do sự rung của bản thân máy ảnh. Khi chụp với các ống này, người ta thường chỉnh thời gian phơi sáng xuống rất thấp hoặc dùng chân máy để hạn chế nhòe ảnh. Nguyên tắc chung để tính thời gian phơi sáng tối đa để ảnh không bị nhòe (đối với máy phim 35 mm) là lấy 1 chia cho tiêu cự ống ở đơn vị milimét. Ví dụ, thời gian phơi sáng đối với các ống 200 mm tối đa chỉ khoảng 1/200 giây nếu không sử dụng tripod. Đến nay, các hãng đã nhanh chóng tích hợp công nghệ chống rung ngay trong thân máy hoặc ống kính giúp tăng thời gian phơi sáng mà ảnh vẫn không bị nhòe. Công nghệ này cho phép tăng tốc độ chụp lên từ 2 đến 4 stop so với bình thường.

Các ống góc rộng thường chống được chóe sáng tức hiện tượng phản xạ ánh sáng mạnh giữa các thấu kính trong lòng ống với nhau. Bù lại, các ống này sẽ làm hơi méo 4 góc ảnh tương tự như các ống fisheye (tuy nhiên, hiện tượng này không rõ bằng, có khi còn bị triệt tiêu hoàn toàn). Việc lựa chọn tiêu cự là điều quan trọng khi mua ống kính do phụ thuộc nhiều vào nhu cầu. Người ham du lịch chắn hẳn sẽ chọn cho mình một ống góc rộng có tiêu cự nhỏ nhất dao động từ 17-28 mm trong khi các phóng viên thể thao hay người thích chụp động vật hoang dã lại thích hợp với những ống tele "hầm hố" có tiêu cự 200-500 mm hoặc hơn thế.

3. Ống kính zoom và ống kính một tiêu cự.

Ống kính zoom (zoom lens) có dải tiêu cự thay đổi trong một khoảng cho sẵn. Ống kính một tiêu cự ("prime" lens hay fixed lens) không thể thay đổi được tiêu cự. Ống zoom đầu tiên mang tên "Varo" 40-120 mm dành cho máy phim 35 mm và được sản xuất trên quy mô công nghiệp vào năm 1932.

tim4.jpg

Canon EF 50 mm f/1.0L USM, một trong những ống fix hiếm và đắt nhất hiện nay. Ảnh: Wikimedia.​

Do được chế tạo với một hoặc rất ít thấu kính nên các ống fix thường có giá rẻ nhưng chất lượng quang học cao hơn và nhanh hơn đa phần các ống zoom. Các ống đa tiêu cự thường có tầm zoom (tỷ số giữa tiêu cự cực đại và tiêu cự cực tiểu mà ống kính đạt được) vào khoảng 3x, 4x hoặc cao hơn thế. Những người không sành thường cho rằng ống kính có tầm zoom càng lớn càng cho chất lượng ảnh đẹp. Tuy nhiên, sự thực lại không như vậy, các ống có dải zoom càng rộng càng đòi hỏi nhiều thành phần thấu kính ở bên trong. Ngoài việc giảm đáng kể lượng ánh sáng vào cảm biến, hệ thống thấu kính phức tạp này cũng không thể cho ảnh đẹp trên mọi tiêu cự do giới hạn công nghệ chế tạo. Độ mở của ống zoom cũng không thể nâng lên quá lớn. Hậu quả là ảnh mà bạn thu được thường tối và không sắc nét lắm.

tim5.jpg

Nikon AF-S VR 70-200 mm, F/2.8G IF-ED là loại ống kính zoom cho chất lượng quang học rất tốt. Ảnh: Letsgodigital.​

Các ống zoom thường rất linh hoạt trong việc giúp bạn phối cảnh, tuy nhiên, hầu hết chúng cho chất lượng quang học kém xa các ống một tiêu cự. Nếu muốn có được những bức ảnh đỉnh cao, bạn buộc đầu tư những ống zoom xịn có khối lượng lớn mà giá thành thì chẳng dễ chịu chút nào! Các ống một tiêu cự thường là sự lựa chọn lý tưởng vì giá cả phải chăng mà chất lượng quang học tốt cũng như rất nhanh và nhẹ, thích hợp chụp trong điều kiện thiếu sáng hoặc các tình huống cố định, ít cần di chuyển để phối cảnh.

Lưu ý rằng, zoom số (digital zoom) trên các máy du lịch thực chất chỉ là việc phóng to một vùng trên ảnh bằng khả năng nội suy của vi xử lý do đó làm giảm chất lượng hình ảnh đi đáng kể.

4. Độ mở của ống kính.

Độ mở ống kính (hay khẩu độ) được điều chỉnh bằng sự ra vào của các lá thép nằm tại mặt trong ống kính nhằm điều tiết lượng sáng đi vào cảm biến. Trị số khẩu độ được gọi là F-number, là tỷ số giữa tiêu cự ống kính và đường kính lỗ sáng tạo bởi các lá thép. Độ mở càng lớn thì tỷ số F-number càng nhỏ. Khi so sánh các ống kính với nhau người ta thường dùng khái niệm "nhanh hơn" để chỉ các ống có độ mở lớn hơn, khái niệm "chậm hơn" để chỉ những ống có độ mở nhỏ hơn. Các ống có chỉ số f/1.0 là những ống kính thuộc loại nhanh và đắt nhất hiện nay. Các ống có f/4.0 hoặc nhỏ hơn thường là các ống tele một tiêu cự hoặc các ống zoom giá rẻ.

tim6.jpg


tim7.jpg

Độ sâu trường ảnh (DOF) trong các trường hợp chỉnh khẩu độ của cùng một ống kính. Ảnh: Nikonians.​

Độ mở của ống kính thường ảnh hưởng đến thời gian phơi sáng trên máy ảnh và độ sâu trường ảnh. Các ống có độ mở lớn (nhanh hơn) sẽ cho nhiều ánh sáng đi qua hơn, do đó đòi hỏi thời gian phơi sáng thấp. Độ mở lớn cũng làm cho độ sâu trường ảnh bị thu hẹp lại, khiến các vật thể nằm ngoài vùng lấy nét bị mờ đi trông thấy.

Ảnh chụp chân dung hay chụp thể thao trong nhà thường yêu cầu ống kính có dải khẩu độ rộng nhằm phục vụ những nhu cầu khác nhau trong đó quan trọng nhất là khả năng "đóng băng" đối tượng chuyển động nhanh và hiệu ứng xóa phông nền. Trong các máy ảnh SLR, ống kính có độ mở lớn cũng cho nhiều ánh sáng vào viewfinder và cảm biến (hay phim), tăng khả năng lấy nét tự động (nếu có), rất phù hợp để chụp trong điều kiện thiếu sáng. Mặc dù độ mở tối đa trên vài ống kính thường rất ít khi được dùng tới (như khẩu f/1.4 trên ống Canon 50mm) nhưng điều này không có nghĩa là chúng vô dụng. Những ống kính này thường gây ra rất ít quang sai khi tăng khẩu độ lên một hoặc vài nấc. Chẳng hạn, cùng đặt một giá trị khẩu độ f/2.0 nhưng ống 50 mm f/1.0 cho ảnh sắc nét hơn nhiều ống 50 mm f/1.8.

Các ống có độ mở lớn thường có đường kính lớn đi kèm với giá thành cao. Yếu tố trọng lượng/kích thước và tính năng rất quan trọng trong việc lựa chọn các ống kính phục vụ nhiều mục đích khác nhau như du lịch, chụp ảnh hoang dã hay chụp đêm...

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
Cuối tháng có cáp HDMI 1.4

Dù hiện chưa có thiết bị nào ứng dụng HDMI 1.4, Panasonic đã đón đầu bằng việc tung ra cáp HDMI chuẩn này.

cu1.jpg

Chuẩn HDMI 1.4 thêm kênh ethernet, hỗ trợ định dạng 3D, hỗ trợ độ phân giải lên đến 4.096 x 2.160 pixel. Ảnh: Cypher-sec.​

Theo trang web Highdefdigest, cáp HDMI của Panasonic sẽ chính thức có mặt trên thị trường vào cuối tháng 8. Giá bán cho sợi 1 mét lên tới 42 USD, nhưng nếu mua sợi 10 mét giá sẽ còn khoảng trên dưới 200 USD.

Chuẩn HDMI 1.4 có một số điểm mới như thêm kênh ethernet, hỗ trợ định dạng 3D, hỗ trợ độ phân giải lên đến 4.096 x 2.160 (4k x 2k)…

HDMI đã trải qua một số phiên bản. Phiên bản HDMI 1.0 ra đời khoảng giữa năm 2003. Đến giữa 2006 chuẩn HDMI 1.3 xuất hiện trong đó đáng chú ý là chuẩn này đã áp dụng cơ chế bảo mật nội dung HDCP và đến nay là chuẩn HDMI 1.4.

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
'Quả trứng' của Creative sẽ bán vào cuối tháng

Máy chơi nhạc màn hình cảm ứng Zii Egg của Creative sẽ được bán ra vào cuối tháng này.

zii-egg-2.jpg

Zii Egg sẽ xuất hiện trên thị trường vào cuối tháng này. Ảnh: Engadget.​

Trên trang chủ sản phẩm, nhà sản xuất không công bố giá bán cho mỗi vùng, trước đó, hãng công bố máy được bán ở mức khoảng 400 USD (tương đương 7,4 triệu đồng). Cùng với việc thông báo thời điểm bán ra, Creative cũng giới thiệu cáp kết nối đầu ra HD.

Creative Zii Egg không chỉ là chiếc PMP cảm ứng đầu tiên của nhà sản xuất Singapore này, mà máy còn độc đáo khi chạy trên hai nền tảng Android và Plaszma. Đây là những chương trình mở, cho phép các nhà phát triển viết phần mềm thứ ba, Creative cũng hứa hẹn sẽ mang tới những tùy biến các ứng dụng trong thời gian tới.

Zii Egg sở hữu màn hình chạm, độ phân giải 320 x 480 pixel, cảm ứng có tác dụng đồng thời trên 10 điểm, máy có bộ nhớ trong 32 GB, cho phép cắm thêm thẻ nhớ 32 GB.

Theo Sohoa
 

QuangThang89

Well-Known Member
5 máy ảnh 'độc' sắp ra mắt

Những mẫu này không đua nhau về "chấm" hay zoom mà mỗi kiểu mỗi vẻ, từ được tích hợp máy chiếu tới chụp ảnh ba chiều.

Không còn đua nhau về zoom, chấm… các máy ảnh đời mới hướng tới một cuộc đua "thú chơi hàng độc", mỗi máy đều có những tính năng phụ trợ mà nếu không là "đầu tiên" thì cũng thuộc hàng "duy nhất", như Nikon có máy chiếu, Fujifilm chụp ảnh 3D, Samsung hai màn hình, còn Sony thì chíp cảm biến kiểu mới.

1. Nikon Coolpix S1000pj

may1.jpg

Nikon Coolpix S1000pj có máy chiếu mini. Ảnh: Coated.​

Năm ngoái, công nghệ máy chiếu đã có những tiến bộ đáng kể, như hãng 3M giới thiệu máy chiếu mini, rồi điện thoại di động kèm máy chiếu... Tận dụng công nghệ này, Nikon trở thành hãng đầu tiên tích hợp một máy chiếu mini ở mặt trước phiên bản Coolpix S1000pj của mình, tạo cơ hội chia sẻ những bức ảnh chụp dễ dàng hơn bằng cách chiếu lên tường.

2. Fujifilm FinePix Real 3D W1

may2.jpg

Fujifilm FinePix Real 3D W1 chụp ảnh 3 chiều. Ảnh: Cnet.​

Cùng với thời điểm trình diễn công nghệ cảm biến Super CCD EXR năm ngoái, Fujifilm cũng giới thiệu phiên bản mẫu máy ảnh chụp 3 chiều của mình FinePix Real 3D W1. Phiên bản này có hai ống kính đặt hai bên máy ảnh và khi chụp hai ống kính này sẽ bắt hình đồng thời. Để hiển thị được 3 chiều, bức ảnh chụp phải được xem bằng kính 3D đặc biệt hoặc phần mềm chuyên biệt. Mặc dù chưa có bản chính thức ra mắt thị trường nhưng có thể nói đây là phiên bản máy ảnh 3D bình dân đầu tiên trên thế giới.

3. Samsung ST550

may3.jpg

Samsung ST550 có màn hình thứ hai ở ngay mặt trước. Ảnh: Photographyblog.​

Chán với màn hình lật, xoay để tự chụp, Samsung cải tiến bằng cách tích hợp thêm một màn hình thứ hai ở ngay mặt trước, trên phiên bản ST550 vừa ra mắt. Ngoài chức năng tự chụp, màn hình này còn hiển thị những hình ảnh hoạt hình vui nhộn để thu hút khi cần chụp trẻ con hay hiện mặt cười để báo hiệu cho người được chụp chuẩn bị cười chụp ảnh.

4. Sony Cyber-shot DSC-TX1

may4.jpg

Sony Cyber-shot DSC-TX1 mang cảm biến Exmor R. Ảnh: web500.​

Vẫn sành điệu với dáng vẻ mỏng mảnh vốn có của dòng T, Cyber-shot DSC-TX1 ngoài số điểm ảnh "hòm hòm" 10,1 triệu còn được Sony ứng dụng công nghệ cảm biến thế hệ mới Exmor R do hãng cải tiến (vốn trước đây chỉ có trên các dòng máy bán chuyên). Bằng cách hoán chuyển vị trí của các mạch, dây dẫn với bề mặt cảm sáng, Sony cho biết, cảm biến mới có độ nhạy sáng gấp hai lần các cảm biến thông thường, giúp cho máy ảnh được tối ưu hóa và cho ảnh đẹp hơn kể cả trong điều kiện thiếu sáng.

5. Samsung ST500

may5.jpg

Samsung ST500 cũng mang màn hình thứ hai ở mặt trước. Ảnh: Mydigitallife.​

Cũng như phiên bản ST550, phiên bản ST500 gân ấn tượng với một màn hình thứ hai không giống ai ở ngay mặt trước máy ảnh. Dù có hơi gây bất tiện khi cầm máy bởi phải nhường chỗ cho màn hình thứ hai này nhưng ý tưởng mới của Samsung cũng góp phần khuấy động những thiết kế máy ảnh binh dân vốn đang bắt đầu đi vào lối mòn nhàm chán.

Theo Sohoa
 

HotelHoangMinh

New Member
Laptop Compaq Presario CQ61 hiệu năng và đa dụng

Được thiết kế cho người dùng phổ thông, Compaq Presario CQ61-115TX không chỉ giải quyết được bài toán về giá mà còn mang đến khả năng xử lý và làm việc mạnh trên nền tảng vi xử lý Intel cao cấp.

Compaq Presario CQ61-115TX có kiểu dáng trang nhã, đơn giản song không kém phần mạnh mẽ với những góc cạnh được bo tròn tinh xảo. Vỏ ngoài dùng tông màu toàn đen và bố trí thuận tiện nhiều cổng kết nối ở 2 bên hông cũng như mặt trước của máy.

Compaq Presario CQ61-115TX trang bị chip lõi kép Core 2 Duo T6400 (2 x 2 GHz, 2 MB L2 Cache, FSB 800 MHz), bộ nhớ kênh đôi 2 GB DDR2 (có thể nâng cấp tối đa 4 GB). Ưu điểm của chip này là cung cấp hiệu năng vượt trội trên từng nhân xử lý, hỗ trợ băng thông cao cho các tác vụ đa nhiệm cũng như xử lý đồ họa và nội dung đa phương tiện, khả năng sử dụng điện năng ở mức thấp giúp tăng thời gian sử dụng pin đồng thời giảm sức nóng cho hệ thống.

Compaq Presario CQ61-115TX sử dụng đĩa cứng dung lượng 250 GB, card đồ họa nVidia GeForce G 103M với bộ nhớ 512 MB, đáp ứng mọi nhu cầu về đồ họa. Giống tất cả dòng máy Compaq Presario khác, CQ61-115TX được trang bị bộ loa Altec Lansing hàng hiệu với âm thanh nổi, trung thực và rõ nét. Về hệ điều hành, HP đề xuất người dùng sử dụng Windows Vista Basic/Home Premium cho sản phẩm này.

Thế hệ Compaq Presario mới sử dụng màn hình LCD LED tiết kiệm điện và cho hình ảnh sắc nét sống động. Compaq Presario CQ61-115TX chuyển sang xu hướng màn hình HD với tỷ lệ khung hình là 16:9, cho phép người dùng thưởng thức các nội dung giải trí chuẩn HD thịnh hành.

Hỗ trợ lướt Net và tra cứu nội dung số nhanh, Compaq Presario CQ61-115TX được trang bị card mạng chuẩn gigabit và tích hợp khả năng kết nối không dây chuẩn 802.11b/g/n. Ngoài ra, máy cũng có webcam ngay phía trên màn hình.

Compaq Presario còn có đầu đọc thẻ nhớ 5-trong-1, khe cắm Express Card, nhiều cổng USB 2.0 tốc độ cao được bố trí ở 2 bên hông máy, cổng VGA, cổng HDMI và cả cổng eSATA/USB mới.

Bên cạnh dòng Compaq Presario CQ61 (giá từ 14,9 triệu đồng, chưa bao gồm VAT), HP hiện cung cấp 2 nhóm sản phẩm khác là Compaq Presario CQ35 (từ 13,4 triệu đồng) và Compaq Presario CQ40 (từ 8,7 triệu đồng).

Theo VnExpress​
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top