• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 15-02-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HuynhThanh

New Member
HP giới thiệu smartbook cảm ứng chạy Android, Airlife 100

HP Compaq Airlife 100 có màn hình cảm ứng 10 inch, sử dụng chip Snapdragon 1 Ghz của Qualcomm, ổ SSD 16 GB, hỗ trợ kết nối wifi và 3G, một khe cắm thẻ SD, có webcam và bàn phím QWERTY, kích thước khoảng 92% laptop thông thường và Airlife 100 chạy trên nền tảng Android. HP cho biết hệ thống có thể khởi động ngay lập tức, sau 1 lần sạc có thể sử dụng liên tục liên tục đến 12 giờ liền và 10 ngày chờ .

hp-airlife100-451x246.jpg

Airlife 100 sẽ được Telefonica trợ giá và cung cấp sản phẩm tại Châu Âu và Châu Mĩ. Có thể Airlife 100 sẽ bắt đầu được bày bán ở Châu Âu mùa xuân này, nhưng chưa thấy thông tin nào về sản phẩm tại Mỹ. Hiện thời, vẫn chưa có thông tin về giá của sản phẩm, nhưng giá giữa các nhà mạng sẽ khác nhau và tuỳ thuộc vào các điều khoản hợp đồng.

Theo Thongtincongnghe
 

HuynhThanh

New Member
Laptop chống sốc cho doanh nhân của Toshiba

Satellite Pro S500 được nhà sản xuất tích hợp cổng VGA và MiniDisplayPort để kết nối tới máy chiếu và màn hình lớn.

toshiba-announces-satellite-pro-s500-laptop-0.jpg


Satellite Pro S500. Ảnh: Toshiba.

Model mới của Toshiba có màn hình kích thước 15,6 inch chuẩn 16:9 nên đủ kích thước để nhà sản xuất bố trí một bàn phìm fullsize với phím các số phụ bên phải để người dùng dễ dàng nhập liệu. Máy cũng có bộ khung được thiết kế đặc biệt giúp chịu được lực va đập mạnh và bảo vệ dữ liệu bên trong.

Satellite Pro S500 được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i3 2,13 GHz, bộ nhớ DDR3 4GB, ổ cứng dung lượng 320GB và ổ đĩa quang đọc/ghi DVD. S500 có thêm nút điều chỉnh hiệu suất máy giúp giảm thiểu năng lượng tới 25%.

Ngoài ra, máy cũng sở hữu kết nối Wi-Fi chuẩn n, bluetooth (tích hợp ổ một số model cụ thể), 3 cổng USB, 1 cổng eSATA/USB. Các cổng USB này đều có thể sạc điện cho các thiết bị di động khác ngay cả khi máy đang tắt...

Satellite Pro S500 hiện đã bắt đầu có mặt trên thị trường với giá khoảng 780 USD.

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
Siêu zoom Fujifilm HS-10

Trong loạt máy ảnh ra mắt gần đây, FinePix HS-10 của Fujifilm nổi bật nhất nhờ zoom quang 30x dù chỉ 10,3 triệu điểm ảnh.

Cùng với Olympus SP-800UZ, FinePix HS-10 là một trong hai phiên bản đầu bảng về zoom quang, theo sau là Nikon Coolpix P100 với zoom 26x.

sieu1.jpg


Fujifilm HS-10 trông như máy DSLR siêu nhỏ. Ảnh: Cnet.

Dễ thấy zoom quang khủng của HS-10 là ưu điểm nổi trội nhất so với các đối thủ cùng cấp trên thị trường. Với dải tiêu cự khá chuẩn 24 – 720 mm, HS-10 bao trùm từ góc khá rộng tới siêu tele, đủ cho hầu hết nhu cầu của những nhiếp ảnh gia yêu thích du lịch mà không phải mang vác cồng kềnh.

Phiên bản này không sử dụng cảm biến Super CCD EXR trước đây của hãng mà được phát triển cảm biến CMOS back-illuminated (công nghệ đẩy lớp tế bào quang điện lên sát bề mặt nhận sáng như EXMOR R mới của Sony) nhằm thu nhận được nhiều ánh sáng hơn. Nhờ vậy, cảm biến này có thể xử lý các trường hợp ISO cao tốt hơn với nhiễu hạt ít hơn, đồng thời, tốc độ lại có thể được đẩy lên tới 10 khung hình/giây.

Công nghệ chụp ảnh panorama lia Motion Panorama cũng được Fujifilm trang bị cho HS-10 giúp người chụp chỉ việc vừa chụp vừa lia máy (giống công nghệ Sweep Panorama của Sony). Máy ảnh sẽ tự xử lý các ảnh ghép để thành một bức hình hoàn chỉnh.

Quay phim HD cũng được Fujifilm trau chuốt hơn cho HS-10 bằng cách đẩy chất lượng lên 1080p thay vì chỉ 720p như các mẫu cùng cấp từ các đối thủ khác.

sieu2.jpg


Dải zoom của HS-10 là 24 – 720 mm. Ảnh: Cnet.

Cũng chính zoom quá dài sẽ khiến cho ảnh dễ bị rung, cấu thành một trong các nhược điểm của phiên bản này, dù Fujifilm tự tin vào cơ chế chống rung cảm biến của mình. Tốt nhất, khi zoom tele, người dùng vẫn phải cần đến sự trợ giúp từ chân máy nếu không muốn kết quả trở nên tồi tệ. Bên cạnh đó, hình dáng của phiên bản này cũng cồng kềnh hơn các bản đối thủ gọn nhẹ khác dù không quá lớn.

Theo trang công nghệ Cnet, công nghệ cảm biến CMOS back-illuminated trên thực tế cho chất lượng ảnh khá tốt, có thể là tiền đề cho các thế hệ cảm biến của hãng sau này. Với rất nhiều tính năng tiên tiến và nhất là dải zoom hợp lý, Fujifilm FinePix HS-10 là một trong những máy ảnh zoom khủng hay nhất trên thị trường hiện nay.

Bảng so sánh một số thông số cơ bản của HS-10 so với Nikon P100 và Olympus SP-800UZ

94189959.jpg

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
5 mẫu HDTV 42 inch hình ảnh đẹp

Để có thể thưởng thức trọn vẹn chất lượng hình ảnh HD, bạn cần một chiếc HDTV với kích thước tối thiểu 40 đến 42 inch.

Những bộ phim hay hình ảnh HD có chất lượng khác biệt rõ rệt nhất so với hình ảnh thông thường SD khi sử dụng màn hình lớn để trình diễn. Những chiếc TV với kích thước màn hình từ 40" đến 42" là điều kiện đủ để có thể thưởng thức nội dung chất lượng HD một cách trọn vẹn.

Dưới đây là 10 mẫu HDTV 42 inch có chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện nay theo tạp chí điện tử Tech Radar của Anh.

Sony KDL-40W550

1.jpg


Sony KDL-40W550. Ảnh: Techradar.

Không sử dụng công nghệ đèn nền LED cũng như kiểu dáng không được thon thả (dày 10 cm) nhưng Sony KDL-40W550 ấn tượng bởi khả năng trình diễn hình ảnh chất lượng HD và cả SD.

Chất lượng hình ảnh trên màn hình có độ đen sâu và có độ tương phản rất tốt. Tuy nhiên, KDL-40W550 không được hỗ trợ tính năng hàng đầu của Sony là tốc độ quét hình 200 Hz, model này chỉ hỗ trợ tốc độ 100 Hz.

Giá tham khảo tại thị trường Việt Nam: 24 triệu đồng.

Sharp LC40LE700E


2.jpg


Sharp LC40LE700E. Ảnh: Techradar.

Theo Tech Radar, Sharp LED LCD được đánh giá là sản phẩm TV hỗ trợ công nghệ đèn nền LED tốt nhất tại Anh. Loại bỏ công nghệ chiếu sáng cục bộ bằng đèn nền huỳnh quang CCFL giúp cho chiếc LCD của Sharp có dải màu đen rất sâu, giảm tối đa các vùng có màu ghi.

Giá tham khảo tại thị trường Việt Nam: 24 triệu đồng.

Panasonic TX-P42G15

3.jpg


Panasonic TX-P42G15. Ảnh: Techradar.

TX-P42G15 là nằm trong dòng sản phẩm cao cấp của Panasonic với độ phân giải màn hình 1080p. Chiếc TV 42 inch này áp dụng công nghệ màn hình Plasma NeoPDP với tốc độ quét hình 600 Hz cho chất lượng có phần trội hơn với các mẫu Plasma khác.

Ngoài tính năng hỗ trợ Viera Cast Internet, TX-P42G15 cũng có khe đọc thẻ nhớ SD để xem hình ảnh và các file video.

Panasonic TX-P42G15 chưa xuất hiện tại thị trường Việt Nam.

LG 42SL80

4.jpg


LG 42SL80. Ảnh: Techradar.

Chiếc LCD 42SL80 này nằm trong dòng LG Borderless. Không giống với thiết kế truyền thống, phần màn hình và bo viền bên ngoài của dòng TV Borderless nằm trên cùng một mặt phẳng, tạo cho bề ngoài tổng quan của sản phẩm rất trang nhã, dễ dàng hoà hợp với thiết kế của các căn hộ hiện đại.

Giá tham khảo tại thị trường Việt Nam: 26,5 triệu đồng.

LG 42SL90

5.jpg


LG 42SL90. Ảnh: Techradar.

Nằm trong dòng Borderless của LG nên thiết kế của LG 42SL90 cũng tương đồng với LG 42SL80, tạo cảm giác màn hình rộng hơn và không có đường viền.

Tuy nhiên, nhờ sử dụng công nghệ đèn nền LED nên LG 42SL90 có thiết kế rất mỏng, cho chất lượng hình ảnh rực rỡ và sáng hơn LCD thông thường. Ngoài ra, chiếc Borderless SL90 42" này còn hỗ trợ công nghệ Full HD, tốc độ quét hình 100 Hz, Bluetooth và khả năng phát định dạng DivX HD từ USB.

Giá tham khảo tại thị trường Việt Nam: 29,9 triệu đồng.

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
Mod case bằng thùng rượu vang

Thùng rượu vang không chỉ là thùng rượu vang, đối với một thành viên của diễn đàn voz, thùng rượu vang cũng chính là một chiếc case đặc biệt- món quà mà thành viên này muốn dành tặng papa yêu quý của mình nhân ngày sinh nhật.

caserv-4-600x450.jpg

Dưới đây là một vài hình ảnh về sản phẩm độc đáo này:

caserv.jpg


caserv-1.jpg


caserv-2.jpg


caserv-3.jpg


caserv-5.jpg


caserv-6.jpg


caserv-7.jpg

Theo Voz
 

HuynhThanh

New Member
Compaq Airlife 100: Laptop dùng Android và CPU Snapdragon

Trước đây, HP có để lộ một ít thông tin về chiếc máy tính xách tay Compaq Airlife 100 thông qua việc nộp bằng sáng chế lên FCC. Ngày 12/2, hãng đã chính thức giới thiệu về chiếc máy tính nhỏ gọn này.

Theo đó, Airlife 100 sẽ được cài hệ điều hành Android OS, có thể dùng CPU Snapdragon, ổ lưu trữ SSD 16GB, kết nối 3G, Wifi và màn hình cảm ứng 10,1 inch.

HP cho biết pin của máy sẽ dùng được 12 tiếng liên tục, khi để máy ở chế độ stand-by thì pin có thể kéo dài 10 ngày.

Máy sẽ được bán kèm với một nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Châu Âu và Mỹ Latinh là Telefonia để giảm giá cũng như sử dụng được chức năng 3G của máy.

Khi được bán tại Mỹ, máy có thể đổi tên thành dòng HP Mini quen thuộc. Giá cả cũng như thời gian ra mắt chưa được HP công bố.

1266200356-12febcompaqairlife100fronth.jpg


1266200356-12febcompaqairlife100leftbl.jpg


1266200356-12febcompaqairlife100righto.jpg

Theo Tinhte
 

HuynhThanh

New Member
Điều gì sẽ đến sau báo điện tử

Mỗi khi có sự xuất hiện của một loại hình mới, ban đầu người ta hay nói đến sự đe doạ của loại hình mới đối với loại hình cũ để rồi rốt cuộc, tất cả đều cùng tồn tại, “cùng chiến thắng”, cho đến khi báo điện tử xuất hiện.

ImageView.aspx


Tốc độ phát triển về quy mô của các tờ báo điện tử ở Việt Nam không thua các tờ báo điện tử thế giới.

Lịch sử phát triển báo chí cho thấy, sự xuất hiện và phát triển của mỗi loại hình báo chí - từ báo in, phát thanh, truyền hình cho đến báo điện tử - phụ thuộc vào công nghệ.

Báo điện tử không phải là mối đe doạ suông đối với báo in, truyền hình hay phát thanh nữa. Ở nhiều nước phương Tây, nhiều tờ báo thua lỗ do mất độc giả, quảng cáo vào tay báo điện tử, thậm chí có những tờ báo hàng trăm tuổi đã quyết định đóng cửa để chỉ xuất bản trên mạng. Tại Việt Nam, chưa có tờ báo nào ngừng xuất bản vì báo điện tử, cũng không có số liệu thống kê chính thức số lượng phát hành, doanh thu quảng cáo của báo in giảm do báo điện tử nhưng chắc chắn, những tác động này là có. Nhưng ngay cả khi đang ở trong thế thượng phong như vậy, bản thân báo điện tử vẫn còn loay hoay với mô hình kinh doanh, đồng thời đối mặt với câu hỏi thường xuyên được đặt ra: Báo điện tử sẽ thay đổi đến mức nào? Điều gì sẽ tới sau báo điện tử?

Đối với nhiều người, đây là những vấn đề có vẻ quá xa vời, nhất là trong thời đại bùng nổ truyền thông kỹ thuật số. Nhưng ít nhất, có một số người phải tìm được câu trả lời - các tổng biên tập, phụ trách báo điện tử. Và rất may, có ba vị tổng biên tập, phụ trách báo điện tử hàng đầu Việt Nam đã đồng ý cởi mở suy nghĩ của mình về tương lai báo điện tử.

Đó là ông Phạm Huy Hoàn, Tổng biên tập báo điện tử Dân trí (www.dantri.com.vn), một trong top 3 báo điện tử Việt Nam. Ông Hoàn là người đặt nền móng đổi mới thành công cho tờ Lao động khi ông là Tổng biên tập báo này và kể từ khi đảm nhiệm vị trí Tổng biên tập Dân trí năm 2005, ông Hoàn đã đưa Dân trí nhanh chóng lọt vào top 3 báo điện tử tiếng Việt có lượt truy cập đông nhất.

Người thứ hai là ông Hàng Phước Long, Phó Tổng thư ký toà soạn báo Tuổi trẻ, phụ trách báo điện tử Tuổi trẻ Online (www.tuoitre.com.vn). Theo nhận xét của cư dân mạng, Tuổi trẻ Online là báo điện tử chính luận đáng tin cậy nhất và đông người truy cập nhất mà không cần tin tức lá cải, giật gân.

Và cuối cùng là vị Tổng biên tập trẻ tuổi Lê Quốc Minh của báo điện tử Vietnam Plus (www.vietnamplus.vn) thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Vietnam Plus vừa mới mừng sinh nhật tròn một tuổi hồi tháng 11/2009 nhưng đã trở thành nguồn tin chính thức được nhiều báo sử dụng lại và hứa hẹn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong làng báo điện tử. Còn ông Lê Quốc Minh, đồng thời là người sáng lập Diễn đàn nghiệp vụ báo chí (VJ) tại www.vietnamjournalism.com có uy tín trong giới báo chí, đã có hàng chục năm nghiên cứu về báo điện tử.

Lộn xộn hay bão hoà?

Trước khi đi đến câu hỏi bước phát triển tiếp theo của báo điện tử là gì, ông Lê Quốc Minh thảo luận về giai đoạn phát triển của báo điện tử Việt Nam hiện tại. Ông cho rằng tốc độ phát triển về quy mô, sự mở rộng của các tờ báo không thua các tờ báo điện tử thế giới. Tuy nhiên, để gọi báo điện tử Việt Nam đã phát triển một cách đầy đủ chưa, thì câu trả lời có thể nói luôn là chưa. Bởi cho đến giờ phút này nội dung báo điện tử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở dạng tin bài bằng văn bản, hình ảnh, video và tương tác ở các cuộc giao lưu trực tuyến, phản hồi độc giả mà chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các hình thức này. Về số lượng, theo ông Minh tuy công nghệ đang làm cho việc trình bày nội dung tin tức hấp dẫn hơn nhưng số phiên bản dành cho Internet đến một “ngưỡng” nhất định, không thể tạo được đột phá như những năm trước nữa và có thể nói báo điện tử đang bão hoà.

Không cho là báo điện tử bão hoà, ông Hàng Phước Long và ông Phạm Huy Hoàn đưa ra minh chứng về số lượng báo điện tử so với báo giấy. Hiện tại, theo Bộ TT&TT, cả nước có 896 ấn phẩm báo in trong khi có 21 báo điện tử và 160 trang tin điện tử thuộc các cơ quan báo chí. Vấn đề ở chỗ, ngoài các báo điện tử và trang tin điện tử nói trên còn rất nhiều trang tin của doanh nghiệp chuyên copy nội dung của các báo điện tử, hình thức không khác báo điện tử. “Đây là tình trạng phát triển lộn xộn chứ không phải bão hoà”, ông Hàng Phước Long nói. Trong khi các báo điện tử tốn kém vô khối chi phí để sản xuất nội dung thì nhờ sự trợ giúp của công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều cỗ máy nghiễm nhiên “quét” toàn bộ nội dung từ các báo điện tử và bán quảng cáo.

Để bảo vệ bản quyền báo điện tử, báo Tuổi trẻ cùng bốn tờ báo khác đã liên kết, thuê luật sư giám sát tình trạng sử dụng nội dung của mình trái phép. Tuy nhiên, như ông Long nói cũng “chả làm gì được” và “nó (tình trạng sao chép nội dung tin tức trực tuyến trái phép) sẽ không chấm dứt, phải sống chung thôi”. Ông Hoàn cũng đồng quan điểm, “cho đến lúc này vấn đề bản quyền tôi nghĩ thật khó kiểm soát, đến thế giới còn chả kiểm soát được…”.

Đó cũng chính là một lý do báo điện tử Việt Nam không thể bàn tới việc thu phí nội dung. Ngoài ra, câu hỏi ông Lê Quốc Minh nói cũng đáng phải suy nghĩ là ở Việt Nam “nội dung có đáng để người ta bỏ tiền ra mua không?”. Chẳng hạn, có tin về thay đổi nhân sự ở địa phương được đọc nhiều nhất nhưng bảo độc giả đăng ký để đọc tin này thì chắc chắn, ông Minh nói là sẽ có rất ít.

ImageView.aspx

Mối đe doạ từ mạng xã hội

Trong khi vấn đề bản quyền hầu như rơi vào bế tắc, các tổng biên tập báo điện tử còn đương đầu với thách thức ngày càng lớn từ các mạng xã hội, blog.

Mặc dù cho rằng mạng xã hội, blog là nơi cư dân mạng vui chơi, giải trí và báo điện tử mới là nơi độc giả tìm được thông tin chính thống họ cần nhưng ông Hàng Phước Long nói nó có thách thức với báo điện tử. Báo điện tử có những nguyên tắc đăng tải thông tin khắt khe trong khi blogger hay mạng xã hội cho phép thành viên thoải mái đăng bất cứ điều gì họ thích/muốn. Ngoài ra, các mạng xã hội cũng sử dụng tuỳ tiện nội dung của báo điện tử. Ông Lê Quốc Minh bổ sung thêm hiện có tình trạng người ta không tin vào truyền thông chính thống mà vào blogger, tâm lý thích tìm hiểu những gì không chính thống trên mạng rất rõ.

Với ông Phạm Huy Hoàn, mạng xã hội có thách thức lớn hơn nhiều. “Có thể tương lai cạnh tranh mạnh mẽ nhất với báo điện tử là mạng xã hội”, ông Hoàn nói. Lý do là đến một lúc nào đó, người dùng Internet quá quen với một hệ thống thông tin (báo điện tử) và có nhu cầu tìm đến những nhóm người, cộng đồng có chung mối quan tâm.

“Mạng xã hội có cộng đồng của nó, chính những cộng đồng đó sẽ hút độc giả - trước đây tìm đến báo điện tử - làm giảm lượng truy cập vào báo điện tử, tức là giảm doanh thu quảng cáo… Vì vậy, các tổng biên tập tôi tiếp xúc đều nghĩ xa hơn và cũng phải tính tới việc sẽ chuyển mình như thế nào trong lúc mạng xã hội, blog cá nhân đang phát triển rất nhanh”, ông Phạm Huy Hoàn nói.

Những dự đoán khác nhau

Vậy thì rốt cuộc, tương lai báo điện tử sẽ thay đổi như thế nào?

“Chúng tôi đang phải nhìn tới tương lai báo điện tử trong môi trường mạng xã hội đang phát triển rất nhanh mà trong giai đoạn này tôi nhìn hướng đi các mạng xã hội lấn sân báo điện tử rất nhiều”, ông Phạm Huy Hoàn nhấn mạnh. Ông nói, sự thay đổi của báo điện tử phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ. Chỉ cần một sáng kiến, thiết bị mới có thể làm thay đổi thói quen của độc giả ngay lập tức và làm báo điện tử thay đổi theo. Còn theo ông Hàng Phước Long, người làm nội dung tin tức điện tử tuỳ thuộc vào công nghệ. “Có thể, sắp tới độc giả không đọc báo điện tử trên máy tính mà cầm tờ giấy điện tử (e-paper) có thể uốn, gập được”, ông Long dự đoán.

Tại Việt Nam, ông cho rằng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của báo điện tử. Chẳng hạn, Tuổi trẻ Online không thể áp dụng tính năng cho phép người dùng cá thể hoá trang chủ theo sở thích. “Phát triển báo điện tử tuỳ thuộc vào kỹ thuật, hạ tầng cơ sở viễn thông trong vài năm tới. Nội dung báo điện tử tiếp tục đi theo hướng hội tụ truyền thông đa phương tiện: hình ảnh, âm thanh video, văn bản kết hợp”. Ông Lê Quốc Minh nhìn thấy tương lai báo điện tử từ di động. “Báo điện tử hiện nay đang được hiểu là một trang đặt trên Internet với nhiều tính năng, ứng dụng. Tiếp theo của nó sẽ vẫn là cái gì đó ở dạng điện tử nhưng được phân phối dưới hình thức khác là qua điện thoại di động. Rồi chúng ta sẽ thấy chừng hai năm nữa, mức độ truy cập qua mobile sẽ chi phối so với Internet truyền thống”, ông Minh nói.

Ngoài ra, báo điện tử phải đi theo xu hướng người dùng tạo nội dung chứ không thể thuần tuý dựa vào đội ngũ biên tập viên, phóng viên và thông tin không đòi hỏi thật quy chuẩn, chỉ là những dòng tin mang tính thông báo và được thẩm định chính xác, ông Minh dự báo. “Nếu không tận dụng những người nghiệp dư thì nội dung (báo điện tử) dần nhàm chán, khuôn mẫu. Chỉ có điều báo chí mang tính xã hội cao nên phải thẩm định để quyết định đưa tin này hay không, do đó đòi hỏi bản lĩnh biên tập viên rất cao”.

Cũng từ năm 2009, các báo điện tử Việt Nam bắt đầu tung ra các phiên bản dành cho di động và dự báo xu hướng này sẽ tăng mạnh trong năm 2010. Đồng thời, các báo cũng ráo riết đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu làm báo thời di động.

Báo điện tử Tuổi trẻ Online không có phóng viên viết riêng cho báo điện tử vì phóng viên báo giấy đồng thời là phóng viên báo điện tử. Yêu cầu đối với mỗi phóng viên là “ba trong một”: viết (cho cả báo giấy và báo điện tử), chụp ảnh và quay video. Ban biên tập báo Tuổi trẻ đã mở lớp đào tạo phóng viên “ba trong một” trong năm 2009.

Hiện vào mỗi thứ Năm hàng tuần, ông Lê Quốc Minh dành một buổi đào tạo về các kỹ năng viết cho báo điện tử cho các phóng viên, biên tập viên Vietnam Plus. Ông Minh nói so với yêu cầu của Vietnam Plus, nhân lực làm báo điện tử chỉ ở mức trung bình khá, nhưng so với báo điện tử khác là hài lòng vì họ làm đúng theo quy chuẩn.

Ông Hoàn cho biết, Dân Trí có kế hoạch đào tạo phóng viên, ngoài khả năng về nghiệp vụ báo chí cao, còn phải hiểu biết về công nghệ thí dụ như khả năng quay video, dựng video... Hơn nữa mỗi người làm báo cần biết tận dụng tính tương tác của báo điện tử để đón nhận sự tham gia tức thời ở mọi nơi của bạn đọc trong thời đại mà thông tin đa phương tiện được hội tụ ngay trên màn hình mỗi máy điện thoại di đông của bạn đọc. "Muốn tồn tại, cạnh tranh, phải vượt trội hơn đồng nghiệp bằng những nét riêng hoặc những hoạt động xã hội rộng lớn của báo mình " , ông Hoàn chia sẻ kinh nghiệm thành công của báo Dân trí.

Theo ICTNews
 

HuynhThanh

New Member
Facebook đem lại lưu tượng hơn Google

Theo công ty đo lưu lượng Web Compete, Facebook đã vượt Google để trở thành nguồn lưu lượng hàng đầu tới các cổng lớn như Yahoo, MSN.

ImageView.aspx

Xu hướng này đang dịch chuyển cách các nhà vận hành website tiếp cận với tiếp thị trực tuyến, thậm chí cả Google cũng đã vận động, bước vào thế giới truyền thông xã hội. Một số chuyên gia nói truyền thông xã hội có thể trở thành công cụ tìm kiếm Internet mới.

"Người dùng đang dành ít thời gian đi cho điều hướng Internet của riêng mình và chuyển sang điều hướng Internet dựa trên khuyến nghị của bạn bè hoặc hoạt động của bạn bè”, Dave Yovanno, giám đốc Gigya, một công ty cung cấp các dịch vụ truyền thông xã hội.

Trong nhiều năm, các nhà phát triển nội dung Web đã phải lo lắng liệu họ có tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thích hợp để đảm bảo các công cụ tìm kiếm liệt kê họ vào trong top kết quả tìm kiếm không. Nay, họ phải cân nhắc cái gì mà công ty Gigya cung cấp – tối ưu hóa truyền thông xã hội.

Sử dụng lát cắt lưu lượng Web từ tháng 12/09, giám đốc truyền thông trực tuyến và tìm kiếm của Compete là Jessica Ong đã phát hiện 15% lưu lượng đến các cổng Web lớn như Yahoo, MSN và AOL là đến từ Facebook và MySpace.

Phần lớn lưu lượng, 13% là đến từ Facebook. Trong khi đó, Google chỉ xếp thứ 3 với 7%, đứng sau trang thương mại điện tử eBay chiếm 7,61% và MySpace đứng thứ 4 với chưa đến 2%.

Theo ICTNews
 

HuynhThanh

New Member
Google trình làng bản Chrome trên máy Mac

Cuối cùng thì Google đã chính thức trình làng một phiên bản beta, của trình duyệt web Chrome chạy trên dòng máy Mac. Theo Google, phiên bản chạy trên máy Mac đã được cải tiến thêm một số tính năng, để giúp cho việc lướt web trên hệ điều hành Mac OX nhanh hơn và an toàn hơn, theo Vnunet.

121829887.jpg

Được biết, dự án đưa trình duyệt web Chrome lên dòng máy Mac đã được khởi động vào tháng 12 năm ngoái, tuy nhiên vì một vài lý do và để cho ứng dụng được hoàn thiện hơn, nên tới bây giờ bản Chrome chạy trên Mac mới chính thức xuất hiện.

Song song đó, Khoảng 2.200 các thành phần mở rộng hỗ trợ thêm sức mạnh cho Chrome (extensions), cũng có thể chạy được trên phiên bản Chrome dành cho Mac. Người dùng có thể truy cập vào đây để tải về.

Đại diện của Google cũng cho biết, tính năng đồng bộ hóa của Chrome đã được cải tiến đáng kể, chẳng hạn như người dùng có thể đồng bộ hóa của bookmark trong Chrome một cách khá dễ dàng, cho dù họ đang sử dụng hệ điều hành Mac, Linux hoặc Windows.

Hiện tại, phiên bản Chrome chạy trên hệ điều hành Mac OX có thể tải miễn phí về tại đây.

Theo Thanhnien
 

canhsathinhsu

New Member
Đưa internet vào ôtô: Rắc rối và nguy hiểm

Kết nối với thế giới mạng trong ôtô là chủ đề nổi bật khi các hãng xe hơi trình làng những hệ thống cho phép người sử dụng gọi điện, tìm đường, tải bài hát, nghe nội dung email... mà không cần đến những thao tác điều khiển bằng tay.

Tại triển lãm xe hơi quốc tế Bắc Mỹ 2010 diễn ra ở thành phố Detroit (Mỹ) cuối tháng 1 đầu tháng 2- 2010, ông Paul Haelterman, Phó Chủ tịch Công ty Nghiên cứu CSM Worldwide, dự báo: “Chỉ trong 5 năm tới hoặc ít hơn, 45% xe hơi xuất xưởng được bán ở Bắc Mỹ sẽ được kết nối với internet. Xu hướng này sẽ xuất hiện trong hầu hết mẫu xe sang trọng”.

a_dua_1.jpg

Trong khi đó, ông Henning Schlieker, một quan chức tiếp thị công nghệ tại BMW North America cho biết: “Việc để xe hơi kết nối với thế giới bên ngoài là điều cần thiết”. Theo AFP, hãng xe hơi danh tiếng của Đức vừa giới thiệu tính năng BMW Assist cho mọi dòng xe BMW 5, 6 và 7 bán ở Mỹ.

BMW Assist cho phép người lái xe định vị được trạm xăng và giá bán xăng, theo dõi dự báo thời tiết và kiểm tra tình hình giao thông. Ngoài ra, tính năng này còn cho phép xem dữ liệu tài chính và truy xuất các công cụ dẫn đường như Google Maps, Mapquest... Trong khi đó, mẫu xe Cadillac XTS của hãng General Motor cung cấp 2 màn hình ghế sau riêng biệt, được trang bị kết nối internet và đầu đọc DVD.

Riêng Ford giới thiệu công nghệ MyFord Touch kết hợp tính năng nhận biết giọng nói, màn hình đồ họa và điều khiển cảm ứng. MyFord Touch cho phép người sử dụng có thể nghe những website ưa thích nhất của mình, bao gồm phiên bản âm thanh của dịch vụ blog Twitter và âm nhạc của dịch vụ radio trực tuyến Pandora Radio. Công nghệ này sẽ được tích hợp đầu tiên trong mẫu xe Lincoln MKX (với tên gọi “MyLincoln Touch”) và Ford Edge trong năm 2011, rồi sau đó là trong dòng xe Ford Focus vào năm 2012.

MyFord Touch là giao diện thế hệ mới của hệ thống thông tin giải trí Sync được Ford giới thiệu năm 2007, cung cấp cho người sử dụng những thông tin như tình hình giao thông, hướng dẫn tìm đường và thậm chí là báo cáo về tình trạng “sức khỏe” của xe. Trưởng nhóm phát triển sản phẩm toàn cầu của Ford - ông Derrick Kuzak cho biết: “Với Sync khách hàng có thể kết nối với người thân, bạn bè, những thiết bị giải trí ưa thích và dữ liệu của mình thông qua mệnh lệnh bằng giọng nói, công nghệ cảm ứng và hình ảnh đầy màu sắc”.

Song song với việc tăng cường khả năng kết nối trong xe hơi, các nhà sản xuất cũng tìm cách bảo đảm rằng những công nghệ mới sẽ không gây nguy hiểm cho quá trình lái xe. Để tránh gây sao nhãng cho tài xế, các tính năng tương tác chỉ được vận hành bởi giọng nói hoặc bởi những nút nằm trên vô lăng.

Ngoài ra, tính năng cảm ứng của màn hình trên xe hơi thế hệ mới chỉ sử dụng được khi xe dừng lại. Trong khi đó, đối với xe BMW, các màn hình ở gần người lái xe chỉ thay đổi khi họ muốn thế. Chúng cũng không hiển thị hình ảnh động hoặc cửa sổ quảng cáo vốn có thể khiến người lái xe bị phân tâm.
Tuy nhiên, phòng khi có tai nạn xảy ra, BMW đã giới thiệu hệ thống ACN (thông báo va chạm tự động), trong đó báo động các nhà chức trách, nhân viên cứu hộ khẩn cấp và cung cấp những thông tin liên quan, như vị trí của chiếc xe chẳng hạn.

Theo Phapluat
 

canhsathinhsu

New Member
Google Buzz vừa ra mắt đã bị giới hacker tấn công

avatar.aspx


(Ảnh: TT&VH)
Các cơ quan bảo mật đã công bố Google Buzz đang là mục tiêu hàng đầu của bọn hacker sau khi chính thức ra mắt.

Đây là một tin đáng lo ngại cho ông lớn Google khi mạng xã hội Google Buzz chưa ra mắt được bao lâu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức Google lên cơn sốt khi hãng bảo mật Websence công bố tin bọn tin tặc đang phát tán thư rác qua Google Buzz và đang chuẩn bị tấn công mạng xã hội con non trẻ này.

“Khi Twitter mới ra mắt, vấn đề tương tự cho dịch vụ tiểu blog Twitter cũng đã xảy ra. Tuy nhiên, có vẻ như Google Buzz được bọn hacker “ưu ái” hơn khi chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn đã có một khối lượng lớn thư rác được phát tán.” Đại diện Websence nhấn mạnh.

Theo báo cáo từ phía Websence cho biết đã có khoảng hơn 200 triệu người dính thư rác có liên quan đến Google Buzz. Websense công bố tin này với hi vọng Google sẽ sớm đưa ra các tính năng bảo mật mới, nhằm đối phó với tin tặc và bảo vệ các khách hàng của mình một cách hiệu quả hơn trong khi mới ra mắt dịch vụ mới. Điều đó là rất cần thiết vì số lượng người sử dụng Gmail trên toàn cầu là rất lớn. Điều gì sẽ xảy ra nếu Gmail bị sâp chắc khó ai có thể đoán được.

Hiện, Google vẫn chưa lên tiếng bình luận hay có bất kì tuyên bố gì về thông tin của Websence nhưng chắc chắn bộ phận bảo mật của Google sẽ phải làm việc nhiều hơn./.

Theo Vietnam+
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top