• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 07-09-2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
1.500 tàu robot để ngăn Trái đất ấm lên

rb4.jpg

Tàu phun nước hoàn toàn tự động. Hình vẽ: John McNeil.

Một nhà nghiên cứu người Anh muốn gửi hằng trăm con tàu không người lái ra biển để phun nước lên không khí - nhằm kìm hãm sự ấm lên của bầu khí quyển.

Theo phương án của Stephen Salter và cộng sự, từ Đại học Edingburgh, họ sẽ dùng hàng trăm chiếc tàu robot không người lái, qua lại trên đại dương và ngày đêm phun những giọt nước biển cực bé quanh năm suốt tháng.

Theo lý thuyết, những giọt nước này sẽ là hạt nhân ngưng tụ làm cho mây trên đại dương trắng sáng thêm. Nhờ đó chúng có thể phản xạ tia nắng Mặt trời nhiều hơn, hơi nóng từ Mặt trời sẽ đến được mặt nước biển ít hơn. Nhờ thế, Trái đất nhìn chung sẽ bớt ấm lên một ít và biến đổi khí hậu sẽ ngưng lại.

Salter tin rằng ý tưởng này có thể là cứu cánh cho khí hậu, đặc biệt trước những chính sách thường chỉ trên giấy tờ hiện nay. "Nếu như chúng ta không thay đổi cung cách sống thì phải cần từ 1200 đến 1500 con tàu", Salter nói. Những chiếc thuyền này dài khoảng 45 m và có trọng lượng nước rẽ là 300 tấn.

Ý tưởng này nổi bật nhờ vào phí tổn ít một cách đáng ngạc nhiên: Chỉ với số tiền không đến 100 triệu euro hằng năm, bao gồm cả tiền chứng minh tính khả thi kỹ thuật, phí tổn phát triển để sản xuất hàng loạt và tiền đóng mới tàu hàng năm.

Đi tàu buồm với hiệu ứng Magnus

Kỹ thuật dùng tàu phun nước dựa trên ý tưởng của nhà phát minh người Đức Anton Flettner - rôto Flettner. Khi một hình trụ dựng đứng đang quay và đồng thời có luồng gió thổi sẽ tạo thành một lực thẳng góc với dòng không khí. Nguyên nhân là hiệu ứng Magnus, cũng là hiệu ứng mà các cầu thủ áp dụng khi muốn đá một quả bóng xoáy vào khung thành.

rb5.jpg

Ý tưởng cũ: Trong những năm 1920, nhà phát minh người Đức Anton Flettner trang bị rôto Flettner cho nhiều con tàu để vượt đại dương sang Mỹ. Nhưng phương án đã không thành công trong hàng hải. Ảnh: Corbis.

Trong những năm 1920 Flettner từng trang bị những rôto này cho nhiều tàu thủy, nhưng phương án truyền động này không thành công.

Có thể là giờ đây nó sẽ thành công trong cuộc đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu. Salter cho rằng rôto Flettner chính là kỹ thuật truyền động lý tưởng nhất vì nó thích hợp nhất cho việc điều khiển bằng máy tính. Nhờ thế, những con tàu không người lái này sẽ qua lại trên đại dương hoàn toàn tự động.

Trên thực tế, tàu thủy với bộ truyền động Flettner dễ điều khiển hơn nhiều so với thuyền buồm cổ điển: Không cần phải tính toán vị trí của buồm mà chỉ cần vận tốc quay của ống và vị trí của bánh lái là đủ. Để đi theo hướng ngược lại người ta chỉ cần đổi chiều quay của rôto Flettner, ông Slater giải thích.

Nững con tàu này hoạt động chính xác như thế nào? Trong mô hình máy tính chúng là tàu ba thân, thân chính ở giữa, bên trên là 3 rôto Flettner. Hai thân phụ hai bên tạo ổn định. Năng lượng điện để quay những rôto Flettner và để phun nước biển là do một chân vịt khổng lồ nằm dưới thân chính, chìm dưới nước cung cấp.

"Có thể sẽ hoạt động được"

Để đạt được tác dụng mong muốn, mỗi một giây các tàu phải phun 30 kg nước biển được lọc kỹ lưỡng lên không khí. "Phương pháp này không tạo mây mới", nó chỉ đơn giản là làm cho các đám mây đang có trắng ra.

Những con tàu không người lái sẽ hoạt động cách xa các tuyến giao thông đường biển chính, không những chỉ ở một khu vực mà rải rác trên khắp trên các đại dương. Kế hoạch hoạt động toàn cầu sẽ do một máy tính trung tâm điều khiển, các chiếc tàu sẽ tự động di chuyển.

Ý tưởng của những chiếc tàu bảo vệ khí hậu được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu ủng hộ. "Có thể sẽ hoạt động được", ông Oliver Wingenter của Viện Mỏ và Công nghệ New Mexico nói. Nhưng vấn đề là hình thức tác động đến quả địa cầu này cũng có thể làm cho mưa ít hơn.

Salter cũng không phủ nhận là các con tàu không người lái có thể sẽ làm thay đổi khí hậu trong khu vực. "Có thể sẽ có mưa nhiều hơn nhưng cũng có thể sẽ ít hơn. Chúng tôi có thể quyết định trước thời gian và địa điểm phun nước". Việc phun nước trong vùng nào của Trái Đất có tác động ra sao là một thách thức khoa học đáng quan tâm. Theo nhận biết hiện nay, Bắc Cực trong mùa xuân là một vùng để cho tàu hoạt động tốt, từ tháng 7 đến tháng 12 thì lại là Thái Bình Dương gần bờ biển Bắc và Nam Mỹ.

Tuy nhiên, Salter cũng biết rằng công việc này có nhiều rủi ro.

Có thể những ý tưởng như các con tàu không người lái phun nước rồi đây sẽ là cứu cánh cuối cùng cho khí hậu. Song nếu phương án hoạt động không tốt như người ta hy vọng thì ít nhất là các nhà đi biển đang gặp nạn sẽ vui mừng vì có những con tàu Flettner qua lại trên các đại dương. Vì các con tàu ba thân này có thể sẽ là những tàu cứu hộ nhanh chóng trên biển cả, tự động tiến về nơi các tàu đang gặp nạn. Ông Salter dự định là các tàu phun nước này sẽ mang theo chăn và nước uống.
(theo VNExpress)
 

NgocVNPT

New Member
Chó máy biết chạy, leo trèo và khuân vác

BigDog nhanh chóng trở thành ngôi sao sau khi hàng triệu người xem đoạn video về nó trên mạng Internet.

Đây là một sản phẩm mà công ty Boston Dynamics chế tạo theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Chó máy BigDog có kích thước tương đương một con chó lớn. Chân của nó gồm ba khớp xương nối tương tự như chó thật. Những khớp xương có thể thay đổi vị trí tới 500 lần/giây, giúp chó máy giảm chấn động khi di chuyển và thích nghi với địa hình nhấp nhô và dốc. Nhờ đó BigDog có thể đi trên đường núi gập ghềnh mà các loại xe bánh lốp không thể đi qua, đồng thời không gây tiếng động mạnh.

Trong các thử nghiệm nó có thể chạy với tốc độ 6,4 km/h, leo những dốc nghiêng tới 35 độ và bước qua những đống gạch vụn với 153 kg hàng hóa trên lưng.

bigt.jpg

Chó máy BigDog được điều khiển từ xa. Ảnh: dailymail.co.uk.

Trong đoạn video minh họa trên trang Youtube.com, BigDog đã thành công trong việc giữ thăng bằng trên địa hình không bằng phẳng sau khi bị đạp mạnh. Đoạn video ấn tượng này nhận được hơn 6 triệu lượt xem.

Nhờ một máy được tính tích hợp trên cơ thể, BigDog có thể giữ thăng bằng, chuyển hướng và định vị trong mọi điều kiện môi trường và địa hình. Các cảm biến trên cơ thể robot theo dõi tình trạng hoạt động của động cơ, nguồn điện và các thông số khác.

Những phiên bản hiện nay được điều khiển từ xa. Tuy nhiên, các nhà thiết kế đang chế tạo những camera đặc biệt để BigDog có thể tự thực hiện những chuyển động cơ bản.
(theo VNExpress)
 

NgocVNPT

New Member
Truyền hình có độ phân giải cao sử dụng công nghệ số - thời điểm “chín (Phần I)

Cách đây mới chỉ vài năm, Truyền hình số độ phân giải cao sử dụng công nghệ số Digital HDTV còn là khao khát, là ước mơ chung trên thế giới. Giờ đây, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, Truyền hình số độ phân giải cao đang dần trở thành một xu thế tất yếu và là cái đích phải đạt được của nhiều hãng truyền hình.

20089785343_hdtv.jpg

HDTV đang trở thành cái đích của nhiều Đài truyền hình trên thế giới

Khám phá HDTV…

HDTV tên viết tắt từ thuật ngữ High Definition Television là hệ thống truyền hình có độ phân giải cao hơn các định dạng truyền hình truyền thống như NTSC, PAL, SECAM. Ngoại trừ một số định dạng truyền hình HDTV tương tự được phát quảng bá ở Châu Âu và Nhật Bản từ sớm, các hệ HDTV hiện nay đều được phát dưới dạng truyền hình số để giảm thiểu băng thông.

Về cơ bản, độ phân giải truyền hình thể hiện số dòng tín hiệu trên một màn hình TV. Các hình ảnh không HD tại châu Âu bao gồm 625 dòng trong đó có 575 dòng tích cực, thường được gọi là hệ PAL. Ngoài châu Âu, đa phần sử dụng hệ NTSC với 525 dòng tích cực. Các hình ảnh HDTV bao gồm 1080 dòng và 1920 điểm/1 dòng. Điều đó lý giải tại sao độ phân giải của HDTV cao hơn nhiều so với PAL và NTSC.

Về mặt hình ảnh, hình ảnh trên màn hình TV được tạo từ rất nhiều các thành phần nhỏ của màn hình, thường được gọi là điểm ảnh. Các điểm ảnh trong HDTV có dạng hình vuông, nằm gần nhau hơn và nhỏ hơn. Vì vậy HDTV có thể thể hiện hình ảnh chi tiết hơn truyền hình truyền thống 4 đến 5 lần. Ông Đinh Đắc Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm tin học đo lường, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết Truyền hình số HDTV có rất nhiều ưu điểm so với truyền hình thông thường. Theo ông Vĩnh, HDTV có chất lượng hình ảnh rất cao, âm thanh rất trung thực so với hệ thống công nghệ Việt Nam đang sử dụng kể cả công nghệ truyền hình số SDTV. HDTV có độ nét gấp 4 - 5 lần so với SDTV.

Với HDTV, một điểm khác biệt nữa không thể không nhắc đến chính là tỉ lệ khuôn hình. Truyền hình truyền thống có tỷ lệ khuôn hình là 4:3, còn với HDTV tỷ lệ là 16:9. Tỷ lệ này sẽ cho phép khả năng xem hình ảnh toàn cảnh hơn. Khi sử dụng HDTV trên màn hình rộng, người xem sẽ không còn thấy những hình ảnh mất cân đối. Màn hình cũng sẽ không còn hiện tượng bóng ma, mờ nhiễu như khi xem các chương trình truyền hình truyền thống hiện đang có tại Việt Nam…. T.S Ngô Thái Trị, Giám đốc Trung tâm tin học đo lường, Đài Truyền hình Việt Nam lý giải: “Cho đến khi trước truyền hình độ phân giải cao, chúng ta có 3 giai đoạn. Thứ nhất là truyền hình tương tự, truyền hình tương tự thì chúng ta xem nó hay bị nhiễu chúng ta có cái giai đoạn từ năm 97 đến năm 2000 đến nay ấy thì ở Việt Nam cũng đã thử nghiệm truyền hình số. Nhưng truyền hình số đó không phải truyền hình phân giải cao mà chỉ có màn hinh 4:3. Nếu xem qua màn hình lớn thì nó không được nét. Tức là điểm ảnh không đủ để xem trên màn hình lớn”.

Bước đột phá của công nghệ truyền hình

Công nghệ Truyền hình đang có những đột phá mới…

Với HDTV, ngay từ những năm 1968, hãng NHK Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển HDTV. Người Nhật nỗ lực để có một chuẩn HDTV cho riêng mình và muốn phổ biến chuẩn này trên thế giới. Tuy nhiên, người Mỹ và châu Âu lại nghĩ khác… Ông Đinh Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam hồi tưởng: “Năm 85, có một chuyến sang Nhật, tôi nhớ là Nhật Bản là phát HD qua vệ tinh và tôi cũng nhớ là họ phát chưa dùng công nghệ số. Một thời gian dài là cả châu Âu quay lưng lại với HD. Họ muốn SD là đủ rồi vì chất lượng nó cũng rất tốt. Và hướng đi của người châu Âu là gì? Họ muốn số hóa để phát triển cái SD vì phương tiện sản xuất HD lúc đó cực kỳ đắt”.

Người Mỹ sau đó đã tự phát triển HDTV và xây dựng chuẩn riêng cho mình để tránh bị lệ thuộc vào Nhật. Điều tương tự diễn ra ở châu Âu khi người châu Âu nhận ra những ưu điểm mười mươi của HDTV so với SDTV. Cho đến năm 2003, HDTV bắt đầu được phát số thử nghiệm tại châu Âu theo tiêu chuẩn DVB trên cả vệ tinh, cáp và sóng mặt đất.

Trong thời điểm hiện tại, một tiêu chuẩn chung nhất HDTV trên thế giới vẫn chưa được thống nhất. Các tổ chức truyền hình đành phải cố gắng đạt một số thông số chung cho HDTV theo cả hai loại tần số mành là 30Hz và 25Hz.

Thông số 30Hz 25Hz Tỷ lệ khuôn hình 16:9 16:9 Số điểm ảnh tích cực/dòng 1280 1920 1280 1920 Phương pháp quét 1:1 2:1 (1:1) 1:1 2:1(1:1) Tần số lấy mẫu Y (MHz) 74.25 74.25 74.25 74.25 Số dòng tích cực/mành 720 1080 720 1080 Số dòng/mành 750 1125 750 1125 Các tiêu chuẩn truyền dẫn chính trên thế giới:

ATSC (Advanced Television Systems Committee): thực hiện tại khu vực Bắc Mỹ
DVB (Digital Video Broadcasting): thực hiện tại châu Âu và nhiều nước trên thế giới.

ISDB (Intergrated Services Digital Broadcasting): thực hiện tại Nhật Bản.

Dù rằng, chưa có được một chuẩn chung, vẫn không thể phủ nhận HDTV là một bước tiến thực sự to lớn, một bước đột phá về công nghệ truyền hình. HDTV đã trở thành một cái đích đến cho truyền hình của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, công nghệ hiện tại mà đặc biệt là bước phá trong kỹ thuật nén file đã biến HDTV từ mong ước trở thành “điều có thể làm trong tầm tay”… Ông Đinh Quang Hưng cho rằng đột phá nhất về 3 năm gần đây là công nghệ chuyển file nén chuẩn sang MPEG 4. Khi phát HD nếu nén MPEG 2 thì rất tốn kênh tần số nhưng khi MPEG 4 xuất hiện thì nó giúp cho các Đài có thể phát tín hiệu cả mặt đất, lẫn Cáp và vệ tinh cực kỳ thuận lợi.

HDTV - Xu thế tất yếu

Cách đây vài tháng, Sony – một trong những nhà sản xuất ti vi lớn nhất thế giới đã tuyên bố: ngừng sản xuất ti vi CRT, loại ti vi có tỷ lệ khuôn hình 4:3 dùng để thu các chương trình truyền hình thông thường. Các dòng sản phẩm mà hãng này hướng tới là các màn hình HD LCD 16:9 có độ phân giải cao. Theo công ty nghiên cứu thị trường Informa Telecoms and Media, số hộ gia đình sở hữu ít nhất một chiếc TV độ phân giải cao trên toàn cầu sẽ đạt 151 triệu chiếc vào năm 2011, tăng từ 48 triệu chiếc từ cuối năm 2006.

Động thái của Sony và nghiên cứu của Informa Telecoms and Media cho thấy HDTV đang dần trở thành “trái tim” của công nghệ truyền hình hiện tại. Việc sử dụng HDTV sẽ trở thành một xu hướng tất yếu và cấp bách. Ông Nguyễn Ngọc Kiên, Vụ Khoa học các ngành KTKT - Bộ KHCN cho rằng nhu cầu HDTV là nhu cầu đòi hỏi rất khách quan, cấp bách. “Các cơ quan chức năng, cũng như là các ngành phải vào cuộc để đưa công nghệ này trở thành ứng dụng thực tế cho phát triển đời sống kinh tế và xã hội và các dịch vụ cho con người” – ông Kiên nói.

Màn hình LCD phát triển “như nấm sau mưa” và số lượng người dùng nó đã khiến người ta liên tưởng đến thời kỳ quá độ từ ti vi đen trắng sang ti vi màu. Và cũng giống như chuyển từ ti vi đen trắng sang ti vi màu, những yêu cầu mới về nội dung tiếp tục được đặt ra. Ngay ở Anh, Pháp, Mỹ, đã có rất nhiều người dùng thất vọng với sản phẩm vì hiện tại có rất ít dịch vụ và không đủ nội dung giải trí tương thích để xem trên HDTV. Đòi hỏi từ người dùng đã khiến các Đài Truyền hình phải nỗ lực hơn nữa. Tại Olympic Bắc Kinh 2008, BBC và NBC đã chính thức tiến hành ghi hình và phát sóng trực tiếp sự kiện này bằng công nghệ HD. Chất lượng hình ảnh giúp mắt thường có thấy từng bắp cơ co duỗi, từng mạch máu nổi phồng, từng dây gân căng cứng và từng hạt mồ hôi chảy trên gương mặt các vận động viên đã được những người yêu thích thể thao đón nhận. Ở những quốc gia chưa phát sóng HD, những người khao khát HD tìm đến internet để có thể thỏa mãn nhu cầu của mình…

HDTV đang trở thành một xu thế tất yếu không chỉ do thị trường màn hình LCD phát triển, không chỉ do nhu cầu được thưởng thức những hình ảnh chân thực, sắc nét của người dùng mà còn bởi chính nhờ khả năng phát tín hiệu đa dạng của HDTV.

Với HDTV, người ta có thể phát tín hiệu thông qua mạng sóng mặt đất, qua vệ tinh, qua mạng Cáp, mạng IP, qua đầu đĩa Bluray và HD DVD, thậm chí một số máy chơi game như Xbox, Xbox360, Playstation 3 cũng có đầu ra là tín hiệu HD. Sự đa dạng đó, bằng cách này hay cách khác sẽ đưa người dùng đến gần, đến nhanh với HD hơn.

Có thể nói HDTV đang đến gần hơn với mỗi gia đình trên thế giới. HDTV được dự đoán sẽ kéo người xem từ các rạp chiếu phim về với gia đình bởi khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí vô cùng lớn của nó. Tại Việt Nam, HDTV được nhìn nhận và triển khai như thế nào? Những cơ hội của người dùng Việt ra sao? Mời quý độc giả đón đọc phần 2 bài viết.
Theo VTV
 

NgocVNPT

New Member
LG sản xuất màn hình LCD ở Trung Quốc

1220692748_lgsanxuat.jpeg


Ngày 1/9, hãng màn hình LG Display và Amtran Technology (Đài Loan) đã thiết lập một liên doanh ở Trung Quốc để sản xuất module màn hình phẳng và TV.

LG Display là nhà sản xuất màn hình LCD lớn thứ hai thế giới, gần đây đã tìm kiếm liên minh với các nhà sản xuất châu Á để củng cố khách hàng đồng thời giảm chi phí.

Liên doanh LG-Amtran sẽ được lập tại cơ sở sản xuất hiện tại của Amtran ở Trung Quốc với số vốn ban đầu là 20 triệu USD. LG Display sẽ sở hữu 51% công ty mới và Amtran, nhà sản xuất TV LCD hiệu Vizio, sẽ nắm 49% còn lại.

Liên doanh này sẽ sản xuất 3 triệu module LCD và 5 triệu TV LCD mỗi năm. Dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong đầu năm tới, LG cho biết.

Các nhà sản xuất LCD hàng đầu, như hãng số 1 Samsung Electronics Co Ltd , LG Display và hãng số 3 AU Optronics Corp đang đối mặt với một nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, tác động không nhỏ đến nhu cầu mua sắm TV và PC mới.
(Theo Bantincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Quay video HD với Sony Cyber-shot T500

Sony Cyber-shot DSC-T500 không chỉ sở hữu ngoại hình hấp dẫn với màn hình cảm ứng cỡ lớn như các model khác của dòng T, mà còn gây chú ý khi là mẫu máy ảnh đầu tiên của Sony có khả năng quay video độ phân giải cao.

6.sony.jpg

T500 là máy ảnh đầu tiên của Sony có khả năng quay video độ phân giải cao.

Ảnh: Sony.

Với những ai thường dùng máy ảnh để quay video, Sony T500 là một sự lựa chọn rất đáng để lưu tâm, bởi chiếc máy này không chỉ có khả năng quay video độ phân giải cao, mà còn có thể thu cả tiếng ở chế độ âm thanh stereo.

Không những vậy, trong quá trình quay video, người dùng chiếc máy này vẫn có thể chụp được những bức ảnh tĩnh, giống như ở những mẫu máy quay chuyên dụng. Hấp dẫn hơn, trong khi đa số định dạng video HD hiện nay đều có mức dung lượng 100 MB cho mỗi 30 giây, thì ở T500, những đoạn video tương tự chỉ chiếm 40 MB bộ nhớ.

1.let.jpg

Sony Cyber-shot T500 có màn hình cảm ứng rộng 3,5 inch. Ảnh: Letsgodigital.

Giống như những người anh em T200, T300, T700 ra đời trước, Sony Cyber-shot T500 cũng được trang bị màn hình cảm ứng rộng 3,5 inch, hỗ trợ rất tốt cho việc ngắm chụp và xem lại ảnh. Người dùng chiếc máy này còn có thể chạm tay vào các vị trí trên màn hình để chỉ định điểm lấy nét. Tính năng này đặc biệt có ý nghĩa khi chụp ảnh chân dung.

Phím zoom hai đầu thường được bố trí ở góc trên bên phải nay được Sony chuyển thành vòng tròn bao quanh nút chụp. Phía sau nút chụp là một cần gạt để chuyển qua lại giữa các chế độ xem lại ảnh và chụp. Sự thay đổi này tuy nhỏ nhưng mang lại lợi ích rất lớn cho người dùng, bởi họ có thể sử dụng máy chỉ bằng một tay.

Tuy nhiên, so với hai model ra đời trước chỉ vài tuần là T700 và T77, Sony Cyber-shot T500 có thân hình to lớn và nặng cân hơn. Có vẻ như chiếc máy này sẽ không phù hợp với nữ giới, bởi ngoại hình của nó khá cứng cáp và nam tính.

3.engadget.jpg

Sony Cyber-shot T500 có 3 lựa chọn về màu vỏ. Ảnh: Engadget.

Trong khi những mẫu máy ảnh thời trang dòng T trước đây thường được Sony trang bị cho hệ thống ổn định ảnh kiểu cơ, hoạt động theo cơ chế di chuyển cảm biến, thì T500 lại sở hữu công nghệ ổn định ảnh quang học. Tuy hiệu quả khác nhau không nhiều, nhưng có vẻ như hệ thống ổn định ảnh quang học mang lại cho người dùng cảm giác an tâm hơn.

So với các đối thủ có cùng khả năng quay video độ phân giải cao, Sony Cyber-shot T500 cũng tỏ ra yếu thế hơn hẳn ở khả năng chụp rộng của ống kính. Trong khi Samsung NV24HD được trang bị ống kính góc siêu rộng 24 mm, thì dải tiêu cự của T500 chỉ là 33 - 165 mm.

Thêm vào đó, chiếc máy này chỉ hỗ trợ duy nhất định dạng thẻ nhớ Memory Stick PRO Duo, chứ không phải SD, SDHC hay một định dạng nào khác phổ biến hơn. Điều này gây bất tiện lớn cho người sử dụng, bởi họ sẽ không thể dùng chung thẻ nhớ với các thiết bị số khác.

5.let.jpg

Sony Cyber-shot T500 có ngoại hình khá nam tính. Ảnh: Letsgodigital.

Có thể thấy, T500 chỉ là bước chạy đà của Sony trong cuộc đua với Panasonic và các hãng máy ảnh khác ở tính năng quay video độ phân giải cao, bởi mẫu máy này vẫn còn mắc phải khá nhiều thiếu sót, như không được trang bị ống kính góc rộng, vi xử lý ảnh BIONZ và công nghệ tối ưu hóa dải tương phản D-Range Optimizer. Người tiêu dùng nên chờ đợi Sony thêm một thời gian nữa, bởi dẫu sao đây mới chỉ là mẫu máy ảnh đầu tiên của họ có khả năng quay video HD, trong khi những đối thủ như Panasonic đã có tới 8 model được tích hợp tính năng này.

Điểm mạnh: quay video HD có tiếng, màn hình cảm ứng rộng 3,5 inch, hệ thống ổn định ảnh quang học.

Điểm yếu: thân hình to và nặng, ống kính chụp rộng kém, chỉ hỗ trợ thẻ nhớ Memory Stick Pro Duo.

Bảng thông số kỹ thuật chi tiết của Sony Cyber-shot T500
(theo SoHoa)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top