• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THONGTIN Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 07-06-2013

Radium

Moderator
Ổ đĩa flash Thunderbolt cho tốc độ siêu khủng của Intel

Tại Computex 2013, Intel giới thiệu một chiếc ổ đĩa nhỏ gọn “thumb drive” mà họ nói rằng là ổ đĩa cho "tốc độ cao nhất trên thế giới" nhờ sử dụng công nghệ Thunderbolt cho tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn nhiều so với các ổ USB flash.

1370549087801.jpg

Chiếc ổ đĩa "mẫu" siêu tốc mà Intel giới thiệu có dung lượng 128GB, hình dạng giống như một chiếc chìa khóa với kích thước giống các ổ đĩa flash USB và có thể cắm được trực tiếp vào cổng Thunderbolt của máy tính mà không cần phải có thêm dây cáp. Đây là chiếc ổ đĩa cỡ nhỏ đầu tiên được dùng để demo công nghệ Thunderbolt của Intel. "Thunderbolt hiện cũng là công nghệ tiên tiến nhất, cho tốc độ truyền tải dữ liệu (giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi) cao nhất" - một kỹ sư Intel cho biết.
Thunderbolt có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ 10Gbps, nhanh hơn USB 3.0 và tất nhiên là cả USB 2.0. Hiện nay, tốc độ của USB 3.0 chỉ đạt được bằng 1/2 tốc độ của Thunderbolt. Trong số các thiết bị công nghệ thì hiện chỉ có máy Mac và một vài máy tính được trang bị cổng Thunderbolt. Số thiết bị ngoại vi hỗ trợ công nghệ này cũng đang rất ít và chủ yếu là màn hình và thiết bị lưu trữ gắn ngoài. Đồng thời để truyền tải dữ liệu giữa PC và các thiết bị này đòi hỏi người dùng phải bỏ ra số tiền không nhỏ để mua cáp Thunderbolt (cả cáp đồng lẫn cáp quang học). Một ví dụ như đoạn cáp Thunderbolt dài 2m được Apple bán với giá 39 USD.
Ổ đĩa mà Intel giới thiệu không cần tới dây cáp. Bên trong nó có một ổ SSD SanDisk để lưu trữ dữ liệu. Intel cho biết đây là một thiết kế mẫu và một số đối tác của họ đang quan tâm để sản xuất các ổ đĩa dựa trên bản mẫu này. Intel mới đây cũng công bố chuẩn Thunderbolt 2 tăng tốc độ truyền tải lên 20 Gbps. Các cổng Thunderbolt 2 sẽ có mặt trên PC vào cuối năm nay. Họ cũng đang phát triển chuẩn Thunderbolt điện năng thấp để truyền tải dữ liệu từ thiết bị di động tới thiết bị ngoại vi.

Theo GenK
 

Radium

Moderator
OrCam: đôi mắt kỹ thuật số biết đọc dành cho người khiếm thị

Những người khiếm thị thường gặp không ít khó khăn trong cuộc sống như lúc băng qua đường, mua sắm, đọc chữ và còn rất nhiều các sinh hoạt khác. Một công ty có tên Orcam mới đây vừa ra mắt một loại kính biết đọc dành cho nhũng người khiếm thính có khả năng chuyển văn bản từ hình ảnh sang âm thanh, có khả năng nhận diện nhiều loại đồ vật khác nhau, nhận diện người quen, đọc được tên đường và thậm chí là thông báo đèn xanh đèn đỏ cho người đang đeo nó.

1370552871061.jpg

Orcam bao gồm một mắt kính có gắn camera và một chiếc máy tính nhỏ được kết nối với nhau để xử lý các tín hiệu. Sau khi đeo vào, người đeo chỉ cần dùng ngón tay chỉ lên vật hay dòng chữ cần đọc, máy sẽ phát âm dòng chữ đó ra và truyền âm thanh đến cho người đeo qua xương tai chứ không phải qua lỗ tai như thông thường (giống tai nghe "bone conduction"). Tốc độ nhận diện văn bản và xử lý của Orcam rất nhanh, chỉ mất khoảng 1, 2 giây sau khi bạn chỉ ngón tay lên thứ cần đọc là máy sẽ phát âm ra ngay.

untitled-1370553253688.jpg

Nhà sản xuất cho biết Orcam có thể nhận diện được nhiều loại đồ vật khác nhau, từ giấy tờ, văn bản, lọ thuốc, bảng tên đường... cho đến cả đèn báo giao thông. Khi đến các ngã giao nhau, bạn chỉ việc nhìn hướng về cột đèn giao thông và đưa ngón tay lên, máy sẽ cho bạn biết đèn đang có màu gì, đồng thời khi đèn chuyển sang màu xanh thì bạn cũng được thông báo ngay lập tức luôn. Một tính năng khá hay nữa đó là nhận diện gương mặt, Orcam có thể lưu trữ các gương mặt quen thuộc để bạn biết được có người quen nào đó đang ở trong nhà mình hay không.
Nhìn chung đây là một thiết bị tốt rất đáng giá dành cho những người khiếm thị, tuy nhiên cái giá của nó cũng vẫn còn khá cao, lên đến 2.500 USD cho một bộ Orcam và hiện chỉ mới hỗ trợ tiếng Anh mà thôi. Hãng sản xuất Orcam hy vọng họ sẽ bán được 100 bộ Orcam vào tháng 9 này và cũng có kế hoạch bán ra nhiều hơn trong tương lai.

Theo GenK
 

Radium

Moderator
Công nghệ in 4D ra đời, nắm trong tay tương lai của nhiều ngành công nghiệp kỹ thuật cao

Vừa qua, trong một buổi diễn thuyết tại TED talk, ông Skylar Tibbits, Giám đốc phòng thí nghiệm Self-Assembly của MIT đã giới thiệu sơ bộ về công nghệ in 4D cùng những tính năng và định hướng ứng dụng trong tương lai của công nghệ này. Về cơ bản, nếu như công nghệ in 3D có thể in chồng nhiều lớp vật liệu để tạo thành vật thể 3 chiều thì công nghệ in 4D cũng sử dụng phương pháp tương tự nhưng công nghệ 4D còn cho phép vật thể tự lắp ráp, biến đổi thành nhiều hình dạng, cấu trúc khác nhau được xác định trước theo thiết kế. Để đơn giản, bạn có thể tưởng tượng rằng mình mua một số đồ nội thất được ép phẳng, mang nó về nhà, thưởng thức một ly cà phê và xem chúng tự lắp ráp thành các khối nội thất thực thụ.

skylar_qa-fff05.jpg

Chiều thứ 4 của công nghệ in 4D là tự lắp ráp theo thời gian. Quá trình thay đổi cấu trúc và tự lắp ráp này sẽ phụ thuộc vào các chuyển động hoặc các yếu tố môi trường, chẳng hạn như sự hiện diện của nước, không khí hoặc thay đổi nhiệt độ. Skylar Tibbits đã lấy ngay một số ví dụ cụ thể như tung một đoạn dây bằng chất dẻo lên không trung, khi rơi xuống, nó tự uốn thành hình xoắn tương tự cấu trúc protein hoặc đặt một số loại vật liệu nhỏ trong bình thủy tinh và lắc đều, một lúc sau các mảnh rời rạc này tự lắp ghép thành một hình cầu hoàn chỉnh.

3-fff05.jpg


2-fff05.jpg


0513_SNTT_In%204D_nhien_H03-fff05.jpg

Quá trình tự lắp ráp thành hình cầu của những vật liệu rời rác khiến những người tham dự TED talk vô cùng ngạc nhiên và thích thú.
Tibbits khẳng định công nghệ in 4D có khả năng thay đổi bộ mặt của xây dựng và sản xuất đặc biệt trong những môi trường khắc nghiệt (bao gồm cả ngoài không gian hoặc các hành tinh khác). Nếu áp dụng in 4D ở tầm vĩ mô, sẽ đòi hỏi sự kết hợp một cách chính xác gần như tuyệt đối các vật liệu, khối hình với một nguồn năng lượng thích hợp mới có thể mang lại sự biến đổi như ý muốn. Trong quá trình thiết kế, các chuyên gia của phòng thí nghiệm Self-Assembly đã sử dụng phần mềm Autodesk mới có tên gọi Project Cyborg cho phép họ mô phỏng quá trình phản ứng và kết hợp xảy ra như thế nào khi trộn lẫn nhiều thành phần ở cả tầm vĩ mô và nano.
Công nghệ in 4D mở ra rất nhiều ý tưởng táo bạo trong tương lai như phòng thí nghiệm có thể tự xây dưới đáy biển, tàu vũ trụ tự tạo hình mà không cần các phi hành gia phải lắp ráp thủ công. Thậm chí, xa hơn thể, công nghệ này còn có thể ứng dụng ngay trong cơ thể người bằng cách cấy ghép các loại vật liệu siêu nhỏ sau đó nó sẽ phình to và định hình dưới tác dụng của sóng siêu âm.

0513_SNTT_In%204D_nhien_H01-fff05.jpg

Self-Assembly tin rằng công nghệ này có khả năng trở thành cuộc cách mạng trong một loạt các lĩnh vực, bao gồm cả "sinh học, khoa học vật liệu, phần mềm, người máy, sản xuất, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, xây dựng, nghệ thuật, và thậm chí thăm dò không gian."
Sự biến đổi của các loại vật liệu theo thiết kế và các yếu tố tác động của công nghệ 4D thực sự mang bước tiến vượt bậc so với công nghệ in 3D dù rằng in 3D cũng chưa phổ biến nhiều hiện nay. Có thể trong một tương lai không xa, biết đâu với sự giúp sức của công nghệ in 4D, chúng ta có thể tạo ra được những con robot biến hình thực sự như trong bộ phim viễn tưởng “Transformer”.

Theo GeNK
 

Radium

Moderator
ADATA trình làng ổ SSD SX2000 tốc độ cao, dung lượng lên tới 1.600 GB

Vừa qua, ADATA đã chính thức giới thiệu 2 mẫu ổ SSD dành cho đối tượng doanh nghiệp là SX2000 và SX1000. ADATA không công bố loại chip NAND flash sử dụng nhưng theo suy đoán đó là loại MLC NAND độ bền cao.

adata-sx2000-server-ssd-griffon-custom-pc-review-1-a8e0f.jpg

Ổ SSD SX1000 được hỗ trợ giao thức SATA 6 Gb/giây, sử dụng chip điều khiển LSI SandForce SF-2500/SF-2600 cho phép đọc dữ liệu đạt 550MB/giây, tốc độ ghi dữ liệu đạt 500MB/giây. SX1000 cung cấp các tùy chọn dung lượng lưu trữ là 100 GB, 200 GB và 400 GB.
Trong khi đó, SSD SX2000 là sản phẩm cao cấp hơn với kích thước 2,5 inch, sử dụng chip điều khiển LSI-SandForce SF-8639 và chân cắm PCI-Express 2.0 x4. Đặc biệt, tốc độ ghi và đọc dữ liệu của SX2000 lên tới 1.800 MB/ giây (gấp hơn 3 lần các loại ổ SSD thông dụng hiện nay) và đồng thời cũng hỗ trợ các tính năng phục vụ cho doanh nghiệp như lệnh TRIM, DEVSLP và SMART. SX2000 sở hữu các tùy chọn lưu trữ rất đa dạng bao gồm 100 GB, 200 GB, 400 GB, 800 GB và lên tới 1.600 GB.
Hiện tại ADATA vẫn chưa công bố giá bán và thời điểm phát hành của 2 dòng ổ SSD SX2000 và SX1000. Được biết, các sản phẩm này sẽ được bảo hành tới 5 năm.

Theo Genk
 
Top