• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 07-06-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Thuật ngữ mô tả âm thanh của loa

Để đánh giá âm thanh trước hết cần học các thuật ngữ, tiếng lóng của người chơi như "ù hum", tiếng "sáng", tiếng "tối"...

Những tiếng lóng này có thể làm người mới bắt đầu chơi âm thanh thấy "choáng" khi nghe các audiophile lâu năm bình phẩm. Nếu không tìm hiểu kỹ ý nghĩa của chúng mà chỉ nói bắt chước theo, có thể bạn hàm ý khác từ ngữ đó. Có thực tế là khá nhiều người chơi lâu năm vẫn tham khảo các tài liệu review sản phẩm của nước ngoài để đặt mua và đây có thể coi là nơi bắt đầu chuẩn mực trước khi đi tìm những từ tương đồng.

te1.jpg


Mô tả âm thanh không đơn giản nhưng có ngôn ngữ chung. Một chuyên gia test loa cho hay ông từng nhận một yêu cầu của khán giả mong muốn có âm thanh "rich" (nghĩa gốc: giàu có, phong phú) giống như ban nhạc sống mà anh ta từng nghe. Liệu anh ta dùng "rich" như một lời khen? Trong khi đó, những người review đôi khi dùng từ đó để chỉ chất lượng tồi của một bộ loa.

Chuyên gia này đã tìm hiểu chính xác ý của vị khán giả. Hóa ra, anh ta hàm ý đó là âm thanh rất tròn đầy với nhiều tiếng bass sâu. Ông chỉ ra rằng dù một cuộc trình diễn hay một bản ghi có những đặc điểm đó, loa tốt cũng có thể tái tạo chúng gần như vậy nhưng không nên dùng từ "rich" bởi nó có thể trở thành ý làm cho tiếng bass thêm màu sắc, tốt với loại nhạc này nhưng không tốt khi nghe nhạc khác. Trên thực tế, các từ như "rich", "ripe" hay "chesty" được dùng để chỉ những bộ loa nhấn mạnh quá nhiều vào tiếng bass cao, làm cho giọng nam trầm trở nên thiếu tự nhiên.

Do đó, giới audiophile cần đến một tiếng nói chung bằng một bảng thuật ngữ tiêu chuẩn.

Airy: Rộng lớn. Các nhạc cụ nghe như chúng được bao quanh bởi một bầu không gian rộng lớn. Tái tạo tốt các tần số cao. Đáp ứng tần số cao mở rộng đến 15 - 20 kHz.
Bassy: Thiên bass. Các tần số thấp dưới 200 Hz bị nhấn mạnh.
Blanketed: Bí. Âm cao yếu, nghe như có một cái chăn trùm qua loa, không cho tiếng thoát ra.
Bloated: Vang. Tiếng bass trung thừa, khoảng 250 Hz. Tần số thấp không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng, nghe như bạn đang hát trong chum.
Blurred: Nhòe. Đáp ứng nhanh rất kém, ảnh stereo bị mờ, không tập trung, âm thanh không nghe ra chi tiết.
Boomy: Dư bass khoảng 125 Hz. Không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng.
Boxy: Bí. Có hiện tượng cộng hưởng như thể âm nhạc bị tù túng trong một cái hộp.
Breathy: Hơi thở có thể nghe rõ khi nghe với sáo và saxophon. Đáp ứng tốt ở tần số cao và trung cao.
Bright: Sáng. Nhấn mạnh vào tần số cao.
Chesty: Nghe như người hát có lồng ngực quá lớn. Có hiện tượng vọt lên ở đáp ứng tần số thấp, từ 125 - 250 Hz.
Clear: Tiếng trong, rõ nét.
Colored: Màu sắc. Không giống thực, thiếu tự nhiên. Đáp ứng tần số không phẳng, có nhiều đỉnh và hố.
Crisp: Đáp ứng tần số cao được mở rộng.

Dark: Tối. Đối lập với Clear. Tần số cao yếu.
Depth: Cảm giác về khoảng cách (gần đến xa) của các nhạc cụ khác nhau.
Detailed: Chi tiết. Dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc. Đáp ứng tần số cao đầy đủ, đáp ứng nhanh rất gãy gọn, sắc sảo.
Dull: Giống Dark.

Edgy: Quá nhiều tần số cao. Bị méo.
Fat: Xem Full và Warm. Hơi trễ và méo.
Full: Đáp ứng tần số thấp tốt. Giọng nam tròn đầy quanh 125 Hz. Đối nghĩa với Thin.
Gentle: Đối nghĩa với Edgy. Các tần số cao và trung cao có thể bị yếu.
Grainy: Vụn. Âm nhạc nghe như bị chia tách thành nhiều phần nhỏ chứ không "chảy" êm như một dòng liên tục.
Hard: Quá nhiều mid cao, thường khoảng 3 kHz.
Harsh: Quá nhiều mid cao. Đỉnh trong đáp ứng tần số từ 2-6 kHz.
Muddy: Đục. Âm thanh không trong sáng, bị méo.
Muffled: Âm thanh cũng nghe như bị trùm chăn. Tần số cao và mid cao bị yếu.
Rich: Xem Full. Có hiện tượng méo.
Smooth: Dễ nghe.
Sweet: Ngọt ngào, không bị gắt, chói. Đáp ứng tần số không có đỉnh. Méo ít.
Thin: Mỏng.
Tight: Chi tiết, chắc chắn, đáp ứng tần số thấp tốt.
Transparent: Trong.Dễ nghe, chi tiết, rõ nét, rất ít méo và nhiễu.
Warm: Bass tốt, không bị mỏng.
Weighty: Đáp ứng tần số thấp tốt dưới 50 Hz.
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
Ra lệnh cho iPod Nano bằng giọng nói

Adapter mang tên Aitalk giúp người sử dụng yêu cầu iPod "dừng", "ngừng", "bật to", "chuyển bài tiếp theo"... bằng lời mà không dùng phím.

Aitalk được gắn ngay phía dưới của iPod Nano. Sản phẩm này được giới thiệu tại triển lãm Computex 2009 (tổ chức ở Đài Loan từ 2 đến 6/6). Không chỉ nhận lệnh bằng lời nói, thiết bị có thể "nói" cả tên bài hát, nghệ sĩ, hỗ trợ đa ngôn ngữ. Giá của Aitalk là 85 USD (1,5 triệu đồng).

na1.jpg


na2.jpg


na3.jpg
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
Máy chiếu tý hon cho hình ảnh lớn

Triển lãm Computex 2009 chứng kiến các projector gọn lỏn trong lòng bàn tay nhưng cho hình ảnh tới cỡ 42 - 50 inch.

Life Technologies với thương hiệu DigiLife trưng bày mẫu máy chiếu DDV-JF1 có cảm biến CMOS 5 megapixel, nén video H.264, tốc độ khung hình 30 hình/giây ở độ phân giải 1.280 x 720 và có một màn hình 2,5 inch.

Thiết bị có thể chiếu hình ảnh từ cách xa 4 mét, cho cỡ lớn nhất là 50 inch. Hãng này chưa quyết định dùng công nghệ gì trong sản phẩm cuối cùng nhưng cho biết sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay.

mc1.jpg

Máy chiếu nhỏ dành cho notebook.

Trong khi đó, Aiptek, hãng sản xuất máy chiếu tý hon hàng đầu Đài Loan, cũng nhắm tới thị trường này với PocketCinema V10 và phiên bản nâng cấp PocketCinema V10 Plus. Bản Plus có bộ nhớ trong 4 GB, chức năng ghi AV và giải mã H.264. Ngoài ra, T20 là thiết bị dùng cho notebook với cổng kết nối USB, cho hình ảnh tới 42 inch ở độ phân giải VGA. T30 là máy chiếu nhỏ xíu dành cho iPhone và iPod, dùng đèn LED RGB thay cho đèn LED trắng, cho hình ảnh tới 50 inch.

mc2.jpg


Sản phẩm nhỏ gọn dành cho iPhone hoặc iPod. Các công ty khác như Oculon Optoelectronics, BroVista International, Honlai Technology, ebon Technology cũng có máy chiếu mini trang bị công nghệ hiển thị 3M LCoS, dùng đèn LED.

Tại Computex 2009, các giải vàng được dành cho PocketCinema V10 của Aiptek và PK101 của Optoma.
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
Hướng đi mới của netbook

Netbook sẽ có card đồ họa mạnh, màn hình và bàn phím rộng hơn bên cạnh các tùy chọn về hệ điều hành như Android, Linux.

Sau một thời gian tồn tại với thiết kế bàn phím nhỏ, phần cứng đơn giản, netbook đang tiến hóa dần trong vài tháng gần đây với màn hình ngày càng rộng, hỗ trợ card đồ họa và có bàn phím lớn hơn. Máy tính tý hon giờ có thể cho phép xem video định dạng phân giải cao như S12 của Lenovo, hay sở hữu cả màn hình cảm ứng, như Eee PC T91 của Asus. Bên cạnh Windows, Acer đang có kế hoạch giới thiệu netbook chạy hệ điều hành Android của Google.

Dưới đây là những hướng đi mới của netbook trong thời gian gần đây.
Card đồ họa cao cấp chơi game

s12.jpg

S12 là laptop đầu tiên có card đồ họa mạnh. Ảnh: Instring.

Một trong những điều mà netbook bị thua kém chính là khả năng xử lý hình ảnh hạn chế, tuy nhiên, Lenovo đã mở ra một hướng mới. IdeaPad S12 không chỉ có màn hình rộng 12 inch, mà cho cho phép xem cả những bộ phim Full HD với sự hỗ trợ từ chip Nvidia (nền tảng Ion).

"Đây là lần đầu tiên, người dùng có thể xem được video có độ phân giải cao 1080p trên màn hình netbook một cách mượt mà", Lenovo cho biết. Tuy nhiên, một điểm kỳ lạ là máy không có ổ quang, cũng như Blu-ray, vì thế, khả năng xem các nội dung chỉ thông qua download trên Internet chứ không phải mua đĩa phim để thưởng thức.

Ngoài khả năng xử lý hình ảnh, Lenovo còn thêm vào các trang bị khác như bàn phím rộng hơn để soạn thảo, pin sử dụng 6 giờ.
Netbook màn hình cảm ứng của Asus

asus_eee_pc_t91.jpg

T19 có màn hình cảm ứng, thiết kế giống tablet. Ảnh: Displayblog.

Asus ra mắt tại CES 2009 chiếc netbook sử dụng màn hình cảm ứng T91, máy có màn hình rộng 8,9 inch, cho phép dùng tay để xem ảnh, viết các ký tự. Model này sử dụng bộ vi xử lý Intel Z520, tốc độ 1,33 GHz và có bộ nhớ RAM 1 GB, ổ cứng 82 GB.

T91 nặng chưa đến 1 kg, pin trên máy cho phép sử dụng được 5 giờ sau mỗi lần sạc. Bên cạnh đó, hãng còn hỗ trợ tùy chọn GPS và băng tần di động. T91 sử dụng hệ điều hành Windows XP.

Giấc mơ netbook chạy Android của Acer

acer.jpg

Netbook chạy Android của Acer ra mắt quý III. Ảnh: PC World.

Acer đã giới thiệu chiếc Aspire One đầu tiên sử dụng hệ điều hành Android tại Computex tại Đài Loan. Theo Acer, sự tuyệt vời của máy là cho phép người dùng kết nối không dây tốt hơn. Tuy nhiên, hãng này cũng thừa nhận, Windows là hệ điều hành phổ biến, nhưng Android là nền tảng sẽ mang tới nhiều tiện lợi thêm vào cho người dùng.

Giống như smartphone, laptop tý hon sử dụng Android có thể cho phép xử lý tốt các công việc, chạy các ứng dụng online giống như Google Docs.

Không chỉ Acer, các hãng lớn như HP, Dell cũng đang trong quá trình tìm hiểu về Android. Chiếc Aspire One sử dụng giao diện của Google sẽ có mặt vào quý III năm nay.

Dòng Mini của HP

hp-mini-110-2.jpg

Mini 110 Mi với giao diện Linux. Ảnh: Newtechnology.

Tháng 5 vừa rồi, HP đã giới thiệu chiếc Mini 110 Mi, netbook với trang bị giống một chiếc smartphone. Không cần vào Windows, người dùng có thể sử dụng giao diện bên ngoài để vào mạng, chạy các ứng dụng multimedia trên nền Linux. Mini 110 Mi có màn hình 10,1 inch, mức giá bán ra khởi điểm là 280 USD (khoảng 5 triệu đồng), máy cho phép nâng cấp RAM 2 GB và ổ cứng 250 GB.

Bên cạnh phiên bản 110 Mi, HP cũng giới thiệu bàn Mini 110 XP, chạy trên hệ điều hành của Microsoft. Máy có những trang bị cơ bản như RAM 1 GB, ổ cứng 160 GB, cho phép tùy chọn Broadcom HD video để xem phim HD, phiên bản này sẽ có giá khởi điểm là 330 USD (khoảng 6 triệu đồng) và bán ra vào tháng này.
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
Ý tưởng máy tính lai netbook và smartphone

Smartbook là ý tưởng thế hệ máy tính mới kết hợp giữa netbook và smartphone với thiết kế độc đáo, nhỏ gọn, đa tính năng.

Freescale01.jpg


Tại Computex vừa rồi, nhà sản xuất Freescale Semiconductor đã giới thiệu định dạng máy tính di động mới mang tên "smartbook". Cả Freescale và Qualcomm đã bắt đầu đẩy mạnh việc phát triển smartbook, chiếc máy tính năng giữa phân khúc laptop truyền thông (hoặc netbook) với một chiếc smartphone nhỏ gọn.

Mẫu smartbook trên có thiết kế các phần rời ra, cho phép sử dụng chuột, bàn phím di động hơn.

Freescale02_540x304.jpg


Màn hình của máy mặc dù không hiển thị đầy đủ mọi màu sắc nhưng lại theo công nghệ cảm ứng. Máy sở hữu thiết kế lớn hơn smartphone, pin dùng cả ngày, nhiều tính năng và kết nối đầy đủ.

Freescale05_540x304.jpg


Còn đây là chiếc smartbook với màn hình được thiết kế dụng cao. Sản phẩm của Freescale sử dụng bộ vi xử lý i.MX515 của hãng, trong khi các mẫu smartbook khác chạy nền tảng Snapdragon của Qualcomm.

Freescale04_540x392.jpg


Mẫu smartbook này khá lạ với bàn phím trượt ra từ hai bên. Ý tưởng thiết kế này có thể được đưa ra thị trường vào cuối năm nay, giá bán dừng ở mức khoảng 199 USD (tương đương 3,6 triệu đồng).

Freescale03_540x352.jpg


Mẫu netbook lắp ghép kiểu lego với các modul khác nhau. Thiết bị có kết nối 3D, chạy hệ điều hành Linux hoặc Google Android.

Freescale06_540x304.jpg

Chiếc smartbook với lớp vỏ da.​
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
PC cảm ứng: Chỉ là phóng đại?

Công nghệ cảm ứng (touchsreen) đang “càn quét” thị trường thiết bị điện tử, vì thế, rất dễ hiểu khi các tên tuổi trong làng công nghệ đều hy vọng “kiếm chác” được chút ít từ loại màn hình này, kể cả những hãng sản xuất máy tính.

ea4HP-touchscreen.jpg
HP đánh cược với PC màn hình cảm ứng TouchSmart

Touchscreen - nguồn cảm hứng bất tận

Các hãng di động và máy tính, như Nokia, RIM (Research in Motion), HP và Asus đều đã trình làng những sản phẩm có màn hình cảm ứng nhằm chạy đua xu hướng mới với hy vọng gặt hái được nhiều thành công.

Chính thế hệ hệ điều hành Windows 7 sắp ra mắt của Microsoft đang khiến cho các nhà sản xuất hy vọng sẽ “đẩy” công nghệ cảm ứng tiến xa hơn một bước. Giới công nghệ tỏ ra rất phấn khích khi Microsoft sản xuất phần mềm hỗ trợ các tính năng cảm ứng cho hàng triệu laptop cũng như PC để bàn.

Tuy nhiên, các phân tích cho rằng người dùng sẽ không thể cảm nhận được sự khác biệt giữa PC cảm ứng với các laptop hay PC thông thường. Theo họ, công nghệ touchscreen không thể vượt ra ngoài “biên giới” của ĐTDĐ.

“Dù thế nào đi nữa, PC cảm ứng không thể trở thành hiện thực mặc dù ngày càng nhiều nhà sản xuất “lao” vào thực hiện tham vọng này”, nhà phân tích Jay Chou của IDC nói. “Phần mềm dành riêng cho công nghệ cảm ứng vẫn đang ở trong giai đoạn “phôi thai”. Và, cho đến khi “thành hình” rồi thì chắc chắn chúng ta sẽ còn phải chờ khá lâu nữa mới hiện thực hóa được mong ước này”. Windows 7 là phần mềm được hy vọng biến giấc mơ “PC cảm ứng” thành sự thực.

Màn hình cảm ứng, công nghệ trước đây chỉ xuất hiện tại các quầy thanh toán ở siêu thị hay sân bay, ngân hàng, đã nhảy vào thị trường công nghệ tiêu dùng nhờ “sức bật” của điện thoại iPhone của Apple. iPhone chính là nguồn cảm ứng cho loạt sản phẩm “ăn theo” sau này.

Thất bại ngay từ “trứng nước”

Nhiều tham vọng của các hãng sản xuất máy tính khi tung ra các máy tính sử dụng màn hình cảm ứng, như tablet PC, đã nhanh chóng “chấp nhận thương đau”. Các PC này không đáp ứng được mong đợi của người dùng như những gì mà nó được phóng đại từ cách đây 10 năm.

Bàn phím kiểu cũ cùng con chuột truyền thống vẫn là công cụ làm việc tốt nhất trên máy tính. Thói quen giao tiếp của người dùng rõ ràng là rất khó thay đổi, đặt biệt nếu có thêm sự hậu thuẫn từ phần mềm.

HP-touchscreen1.jpg


“Đúng là phóng đại bởi ý tưởng người dùng sử dụng màn hình cảm ứng trên máy tính hoàn toàn không có thực tế chút nào. Việc người dùng phải “hoạt động” hai đầu ngón tay liên tục trên một thiết bị có màn hình rộng như vậy không mang lại trải nghiệm tốt cho họ chút nào”, nhà phân tích Tracy Tsai của Gartner nhận định.

Máy tính sử dụng touchscreen đã xuất hiện trên thị trường nhưng giá thành đắt đỏ cộng với hạn chế tính năng đã khiến chúng vẫn bị bó hẹp trong thị trường ngách (niche). Dòng PC này mới chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng số máy tính bán ra trên toàn thế giới.

“Điều tôi thắc mắc nhất là việc đưa touchscreen vào PC mang lại những giá trị gì? Có lẽ là không nhiều. Thế thì làm sao chúng ta lại phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua nó?”, một nhà phân tích của iSuppli nói.

Mặc dù vậy, cũng đã có nhiều nhà đầu tư rót tiền cho các công ty để sản xuất máy tính cảm ứng. Nhờ đó, giá cổ phiếu của các công ty sản xuất thiết bị, trong đó có Wintek, đã tăng gấp 4 lần, còn Young Fast tăng gấp đôi.

Các công ty khảo sát thị trường hy vọng doanh thu cả những nhà sản xuất màn hình cảm ứng sẽ tăng 17%, đạt 1,5 tỷ USD trong 3 năm tới. Cũng có người đang đánh cược rằng sẽ ngày càng nhiều máy tính và thiết bị công nghệ được trang bị touchsreen.
Theo DanTri
 

NgocVNPT

New Member
Smartbook - mô hình điện toán di động lương lai

Là sự kết hợp của máy tính xách tay truyền thống (notebook hoặc netbook) với điện thoại thông minh (smartphone), những mẫu thiết bị đầu tiên đã ra mắt tại triển lãm Computex (Đài Loan) tuần này.

Smartbook-1.jpg


Smartbook-2.jpg


Đây là những mẫu smartbook của hãng Freescale, được quảng bá với ưu điểm là màn hình lớn hơn điện thoại thông minh, sức mạnh điện toán cao hơn, đặc biệt, thời lượng pin, chức năng khởi động nhanh và khả năng kết nối cũng vượt trội.

Smartbook-5.jpg

Yếu tố thời trang cũng sẽ được phát huy. Mẫu máy vỏ da này là một ví dụ.


Smartbook-3.jpg


Smartbook này của Freescale sử dụng chip i.MX515 do họ tự chế tạo, trong khi một số khác dùng vi xử lý Snapdragon của Qualcomm. "Sự khác biệt cơ bản giữa smartbook và các loại netbook hiện nay là thời lượng pin lâu hơn, kiểu dáng mỏng gọn hơn và giá thấp hơn", Glen Burchers, Giám đốc marketing toàn cầu của Freescale, nói. Các thiết bị này dự kiến sẽ có kết nối 3G, chạy hệ điều hành Linux hoặc Google Android.

Smartbook-4.jpg


Thiết kế lạ mắt này có bàn phím trượt ra từ 2 bên thân máy. Freescale cho biết các đối tác của họ là Wistron và Pegatron đã sẵn sàng đưa vào sản xuất đại trà loại máy có thiết kế dạng vỏ gập và dự kiến tung ra thị trường vào cuối năm nay với giá khoảng 200 USD.
(Theo VNExpress)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top