• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 30.09.2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Android đối đầu với iPhone: Apple đang lặp lại sai lầm quá khứ?

Android-iPhone-300908.jpg

G1, hay Google Android đối đầu với iPhone?

"Điện thoại Google" G1 của T-Mobile vừa ra mắt nhận khá nhiều lời khen chê. Nhưng chính nền tảng mở Android mà G1 là kẻ lĩnh "ấn tiên phong" mới là mối đe doạ lớn nhất tới các ông lớn đang thống trị thị trường, đặc biệt là iPhone của Apple.

"Tấn bi kịch" của Apple là bài học ngành công nghiệp máy tính vẫn ghi nhớ đến ngày nay. Steve Jobs và người bạn Steve Wozniak, hai con người trẻ tuổi dám nghĩ dám làm đã sáng tạo nên máy tính cá nhân (PC) đích thực đầu tiên trên thế giới vào năm 1976. Ngay sau đó, hãng Apple của hai người vươn lên thống trị thị trường máy tính cá nhân và phần mềm non trẻ của những năm 70, lập kỉ lục hãng trẻ nhất lọt vào danh sách 500 công ty hàng đầu của Fortune trong năm.

Nhưng rồi, Apple nhanh chóng đánh mất thị trường do chính mình tạo ra. Các PC do IBM chế tạo, sử dụng phần mềm của Microsoft sau đó nhanh chóng đè bẹp Apple. Chìa khoá cho chiến thắng của PC, cũng như thất bại của Apple chính là tiêu chuẩn mở cho PC mà IBM thiết lập, tạo điều kiện cho các hãng phần cứng và phần mềm thứ ba tham gia vào ngành công nghiệp máy tính.

Steve Jobs rời hãng vào năm 1985 sau cuộc đấu đá nội bộ lãnh đạo bất thành, nhưng rồi trở lại năm 1996 để cứu một Apple đang trên đà phá sản. Học được từ thất bại ngày xưa, kết hợp với công thức đã làm nên thành công thủa ban đầu của Apple: chức năng sáng tạo độc đáo đặc sắc, thiết kế hoàn hảo, các sản phẩm của Apple, từ máy Mac, hệ điều hành OS X, tới các iPod, iPhone đều vượt lên trên đối thủ để mang đến những trải nhiệm hoàn toàn mới tới người dùng. iPhone, chiếc điện thoại đa chức năng đưa Apple lên vị trí hàng đầu trong thị trường smartphone là sản phẩm "mở" hơn bất cứ sản phẩm nào khác của Apple. Hãng gần như dựa hoàn toàn vào đối tác bên ngoài thiết kế phần mềm cho iPhone, sau đó bán chúng trên Apple Store. Apple hoàn toàn có cơ sở để nhắm đến doanh thu 1 tỉ đô la.

G1_290908.jpg
T-Mobile G1, "điện thoại Google"

Nhưng nhìn kĩ lại, iPhone không mở như mọi người vẫn tưởng. Các nhà phát triển phần mềm và sản phẩm của họ phải được chấp thuận bởi Apple trước khi xuất hiện trên Apple Store. Rõ ràng, không phải ai cũng thích thú với sự "kiểm duyệt" này. Tồi tệ hơn nữa, Apple chấp nhận, sau đó lại thẳng thừng gỡ bỏ một số phần mềm trên Apple Store, tạo ấn tượng vô cùng xấu với giới phát triển phần mềm. Một số giận dữ đến nỗi "nhảy tàu", rời bỏ iPhone để đến với Android, nền tảng phần mềm đầy hứa hẹn do Google hỗ trợ phát triển. Chiếc G1 của T-Mobile, smartphone đầu tiên dùng hệ điều hành Android sẽ có mặt trên thị trường trong tháng 10 tới.

iPhone-300908.jpg
Liệu Apple có bị "nếm quả đắng" thêm 1 lần nữa vì kiểu "mở nửa vời"?

G1, hay chính xác hơn là Android sẽ là mối đe doạ lớn nhất đối với Apple iPhone. G1 chỉ là sản phẩm đầu tiên trong loạt điện thoại đa chức năng phát triển dựa trên một "hệ sinh thái" hoàn toàn mở. Bản thân G1, và cả nền tảng/hệ điều hành Android có lẽ xấu xí hơn iPhone, không có nhiều chức năng và giao diện hào nhoáng như iPhone, tương tự như khi so Windows và PC với máy Mac và OS X. Nhưng chắc chắn các smartphone dùng Android sẽ ngày càng rẻ, đẹp và tiện dụng hơn khi nhà sản xuất điện thoại nhận thấy tiềm năng của nền tảng này.

Không như Apple, chỉ "tuân lệnh" từ Steve Jobs, các nhà sản xuất kia sẽ nghe theo "tiếng gọi" của thị trường, của người tiêu dùng. Ví dụ điển hình là G1 - chiếc smartphone dùng Android đầu tiên - hỗ trợ copy-paste, chức năng người dùng iPhone mong mỏi không thành kể từ ngày đầu tiên ra mắt. Chậm nhưng chắc, nếu Google có những bước đi đúng đắn phối hợp với các nhà sản xuất điện thoại di động, sản phẩm dùng Android sẽ từ từ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. iPhone, với phong cách "mở nửa vời" của mình sẽ không thể "làm mưa làm gió" như trước.
Liệu lịch sử có đang lặp lại?

Theo DanTri
 

NgocVNPT

New Member
500 virus độc đang tìm cách “tàn phá” ĐTDĐ

Mobile-300908.jpg


Theo một bài báo trên trang San Jose Mercury, ĐTDĐ đang là mục tiêu tấn công của 500 phần mềm độc hại (malware). Thị trường di động đang đối mặt với nhiều mối nguy mà ngành công nghiệp máy tính đã phải trải qua.


Trong khi ĐTDĐ ngày càng thông minh hay còn gọi là smartphone với những tính năng mạnh mẽ có thể thay thế được máy tính thì giới tội phạm mạng bắt đầu để ý đến những thiết bị cầm tay này. Cơ hội để các phần mềm nguy hiểm tấn công điện thoại ngày càng cao vì smartphone cũng có nhiều nguy cơ dính lỗ hổng giống như máy tính. Virus thường xuất hiện nhất là Commwarrior-A - là loại malware được phát hiện từ năm 2005 tấn công máy tính cá nhân. Virus này đã bắt đầu lan sang điện thoại sử dụng hệ điều hành Symbian bằng các tin nhắn độc.

Các chuyên gia an ninh lo ngại thời gian tới hacker sẽ sử dụng chức năng định vị GPS đã có trong nhiều điện thoại để dò tìm địa chỉ của chủ nhân. Từ các malware độc hại, tin tặc sẽ buộc các điện thoại tự động trao đổi tin nhắn với các tổng đài di động giả mạo để bắt người dùng trả phí tin nhắn với giá cắt cổ.

Theo San Jose Mercury, hiện đã xuất hiện một loại spyware thế hệ mới có tên “snoopware”. Chúng tìm cách bật microphone hoặc camera của điện thoại để nghe lỏm cuộc đàm thoại và hình ảnh xung quanh nhằm thực hiện hành động xấu.
Theo DanTri
 

NgocVNPT

New Member
Sony Ericsson GreenHeart: di động vì môi trường

Khái niệm điện thoại thân thiện với môi trường không phải là mới. Trước Sony Erisson, đã có ít nhất hai nhà sản xuất điện thoại di động khác (Nokia và Samsung) tuyên bố về phiên bản điện thoại thân thiện với môi trường của họ. Tuy nhiên, với GreenHeart, mọi thứ đều thân thiệt với môi trường đến mức khiến nó xứng đáng đề mọi người "ngoái nhìn" và ẩn chứa đầy tiềm năng có thể thay đổi cách các hãng điện thoại di động sản xuất sản phẩm nhằm cứu giúp cho môi trường trong nhiều năm tới.



Nếu tuần trước, Sony Ericsson chỉ vén màn bí mật về sự khởi đầu về sản phẩm điện thoại thân thiện với môi trường – GreenHeart (Trái tim xanh :D), thì mới đây hãng vừa trưng bày nguyên mẫu đầu tiên của chiếc điện thoại này.

GreenHeart của Sony Ericsson có vỏ từ chất dẻo sinh học, bàn phím từ chất dẻo tái sinh, sách hướng dẫn thay vì bằng giấy thì ở định dạng là pdf (tải trên web) và sẽ đóng trong bao bì thân thiện với môi trường mà có thể là sử dụng ít bao bì hơn hoặc bao bì có thể tái chế hoặc cả hai.

GreenHeart sẽ đi kèm với một bộ sạc tiết kiệm điện năng có tên là “zero charger”, bộ sạc này sử dụng công suất 3.5mW khi ở trạng thái chờ.



Có thể sẽ còn một thời gian nữa chúng ta mới thấy tận mắt và được sử dụng chiếc điện thoại thân thiện với môi trường này nhưng ngày đấy chắc chắn sẽ đến.
( theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Samsung Pixon "kiêu hãnh" với camera "8 chấm"

Chiếc điện thoại 8 megapixel mới nhất của Samsung mang tên Pixon vào tuần trước đã được công bố tại Nga song tại thời điểm đó, mọi thông tin về chiếc điện thoại này vẫn còn là một "ẩn số". Và ngày hôm nay, điều mong đợi cũng đã đến khi hình ảnh cũng như các thông tin chính thức về Pixon đã được "vén màn".



Samsung đáng tự hào về Pixon vì hiện nó đang là dòng điện thoại với màn hình "full-touch" sóng đôi camera "8 chấm" được trang bị vô vàn tính năng cao cấp như: zoom số 16x, tự động điều chỉnh tiêu cự, bắt hình "như gió", nhận dạng khuôn mặt, gán nhãn mỏng nhất thế giới, thiết kế chỉ với 13,8 mm.

Theo Geesung Choi - Chủ tịch của "Samsung Telecommunications Business - Doanh nghiệp viễn thông Samsung" cho biết : "Ngay bây giờ đây, nhu cầu "gìn giữ khoảnh khắc cuộc sống" của mọi người dùng sẽ được đáp ứng một cách tốt nhất. Với sự hỗ trợ của camera này, mọi thao tác diễn ra thật dễ dàng và vô cùng nhanh chóng mà hiệu quả mang lại thật tuyệt vời. Lần đầu tiên từ trước tới nay, nguời dùng sẽ được sở hữu một chiếc điện thoại độc đáo với một camera có khả năng "chuyển giao" chất lượng hình ảnh có hệ thống.Tính năng đặc biệt này không chỉ đem lại cho người dùng "sự thoải mái" không bị ràng buộc trong khi chụp hình mà còn mang đến chất lượng hoàn hảo miễn chê của những bức ảnh".



Samsung Pixon sẽ chính thức xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp vào giữa tháng 10, sau đó sẽ sớm có mặt trên hầu hết các quốc gia Châu Âu cũng như Châu Á.

Sau đây là những thông số chi tiết về chiếc điện thoại này:

  • Hệ thống mạng: GSM/GPRS/ EDGE Quad Band (850/ 900/1800/1900 MHz).
  • Kết nối HSDPA 7.2 Mbps (2100 MHz).
  • Màn hình cảm ứng WQVGA TFT LCD rộng 3,2-inch với độ phân giải 240 x 400 pixel kết hợp 262k màu.
  • Camera: 8 megapixel với "Auto-Focus" kết hợp: Sức mạnh "kênh đôi" đèn "LED flash", ASR (Advanced Shake Reduction - Giảm bớt rung động cấp cao) + WDR (Wide Dynamic Range), nhận dạng liên kết khuôn mặt + nụ cuời, gán nhãn mặt
  • , Auto Panorama Shot - kính ngắm tự động, tạo bản sao hình ảnh. Bên cạnh đó là trình duyệt hình ảnh cung cấp tính năng sắp xếp theo Khuôn mặt/ Thời gian/ Màu/ Thư mục, quay chiều mọi hướng hình ảnh, cảm biến gia tốc. ...
  • Widget trực tuyến (Tin tức, thời tiết, chứng khoán ...)
  • Ghi video với chất lượng hình ảnh cao đạt 30 fps D1 (720 x 480 pixel) & 120 fps(QGVA), phát lại hỗ trợ định dạng MPEG4, WMV, DivX, XviD.
  • SRS (Surround Sound System) Virtual 5.1CH.
  • Trình chơi nhạc hỗ trợ định dạng MP3, AAC, e-AAC+, e-AAC+, WMA.
  • Radio FM với RDS.
  • Công nghệ DNSe (Digital Natural Sound engine).
  • Bluetooth v.2.0 / USB 2.0 HS và có cổng TV Out.
  • Bộ nhớ trong 200MB và tích hợp khe cắm thẻ nhớ ngoài microSD.
  • Kích thước 107.9 x 54.6 x 13.8 mm và trọng lượng 121g.
  • Nguồn pin:1000 mAh cho thời gian đàm thoại là 3 tiếng 40 phút, chế độ Standby là 290 tiếng.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh "lộng lẫy" còn lại về Samsung Pixon







(Theo Thongtincongnghe)
 

NgocVNPT

New Member
Sắp có Google phone tại Đài Loan

Chiếc điện thoại này sắp được Chunghwa Telecom (Đài Loan) nhập về thị trường nước này vào cuối năm nay. Tuy nhiên, sản phẩm tại Đài Loan không được trang bị bàn phím QWERTY.

gphone.jpg

Điện thoại Google bán ở Đài Loan sẽ không có bàn phím QWERTY.
Ảnh: Mobilemag.

Chunghwa Telecom sẽ kết hợp với HTC - nhà sản xuất G1, giới thiệu model G1 đầu tiên ở châu Á.

Tuy nhiên, thông tin trên vẫn chưa được hãng viễn thông lớn nhất Đài Loan xác nhận.

Phiên bản G1 tại Đài Loan sẽ không có bàn phím. Theo lý giải của một tờ báo bản địa Taiwan News, lý do là người dùng ở đây không sử dụng tới bàn phím QWERTY.

Điện thoại đầu tiên của Google ra mắt ngày 23/9. Model này có màn hình rộng, bên dưới là bàn phím QWERTY trượt ngang. Thời gian đầu, máy do hãng T-Mobile tại Mỹ phân phối.
(theo SoHoa)
 

NgocVNPT

New Member
'Dế' xe hơi Porsche P9522

P9522 là chiếc điện thoại thứ hai của nhãn hiệu xe hơi Porsche với màn hình cảm ứng, camera 5 Megapixel và tính năng nhận dạng vân tay ngay trên màn hình.

sagem-porsche-9522-1.jpg

P9522 với màn hình cảm ứng cho phép nhận dạng vân tay. Ảnh: Unwiredview.

"Chú dế" thứ nhất mang thương hiêu Porsche là P9521, máy hiện đang có bán tại Việt Nam với giá 37,5 triệu đồng.

Trong phiên bản thứ hai, nhà sản xuất sẽ từ chuyển từ thiết kế gập vỏ sò sang dạng thanh. Máy được trang bị màn hình cảm ứng rộng 2,8 inch được bảo vệ thêm lớp kính bên ngoài. Chưa biết P9522 có trang bị 3G hay không, tuy nhiên máy sẽ có kết nối Wi-Fi, định vị toàn cầu GPS. Đặc biệt, người dùng có thể bảo vệ máy bằng tính năng nhận diện vân tay.

Porsche P9522 sẽ có mặt trên thị trường với giá khoảng 600 euro, máy sẽ bán đầu tiên tại Pháp vào tháng tới.
(theo SoHoa)
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
HTC Touch 3G: Nâng cấp và kế thừa

Touch 3G là một chú dế đáng được người dùng để mắt trong đợt mua sắm lớn cuối cùng vào thời điểm cuối năm nay.

300908htctouchtra.jpg

Mặc dù trong số 3 dòng di động mới được HTC công bố hồi đầu tháng, Touch HD mới là model nổi bật nhất, nhưng sẽ thật là sai lầm nếu như bạn bỏ qua Touch 3G.

Điểm đáng chú ý nhất của Touch 3G chính là thiết kế của nó. Tuân thủ nguyên tắc "nếu không vỡ thì không sửa", HTC vẫn giữ nguyên thiết kế của Touch cho Touch 3G. Với kích thước 102 x 53,6 x 14,5 mm, Touch 3G dày hơn một chút so với Touch, nhưng lại dài hơn và hẹp hơn. Đáng ngạc nhiên là chú dế này chỉ nặng 96 gram, nhẹ hơn Touch tới 14% - đây là một thành công của bộ phận nghiên cứu và phát triển của HTC khi mà tính năng của Touch 3G không hề giảm.

quyennl300908touch3gsc001.jpg

Bên cạnh thiết kế đẹp mắt, giao diện TouchFLO cũng là một đặc điểm được "kế thừa" từ Touch phiên bản đầu. Với Touch 3G, HTC đã nâng cấp giao diện này cho gần hơn với TouchFLO 3D vốn được sử dụng trong các dòng máy cao cấp như Touch Diamond hay Touch Pro. Điều này có nghĩa là giao diện của Touch 3G cho phép người dùng điều hướng bằng cách "lướt" ngón tay trên phần tab nằm ngay phía dưới màn hình.

Bộ nhớ RAM của Touch 3G là 192 MB - bằng với dung lượng RAM của Touch Diamond. Do TouchFLO chiếm dụng ít bộ nhớ hơn so với TouchFLO 3D nên người dùng Touch 3G sẽ còn nhiều không gian trống hơn để chạy ứng dụng so với Touch Diamond.

quyennl300908touch3gsc002.jpg

Ngoài ra, chú dế này được trang bị GPS tích hợp - một tính năng đang dần trở thành chuẩn trong các loại thiết bị cầm tay và rõ ràng là HTC không muốn bị bỏ lại trong cuộc đua này.

Tuy nhiên, điểm đáng tiếc của Touch 3G là nó chỉ có duy nhất một cổng là ExtUSB dùng để thực hiện nhiều tác vụ như sạc, đồng bộ, cắm headset hoặc headphone.

Touch 3G sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 11 tới đây với giá bán khoảng 490 USD.

300908htctouchtra.jpg

Thông số của HTC Touch 3G:

- Kích thước: 102 x 53,6 x 14,5 mm
- Trọng lượng: 96 gram
- Màn hình: cảm ứng, 240 x 320 pixel
- Mạng: GSM850, GSM900, GSM1800, GSM1900
- Kết nối: 3G, HSDPA, GPS, Bluetooth, Wi-Fi, GPRS/GSM, USB, EDGE
- Tính năng nhắn tin: SMS, MMS, dự đoán trước từ được nhập, Email, Instant message
- Camera: 3.2 megapixel, quay video
- Hệ điều hành: Windows Mobile 6
- Bộ xử lý: Qualcomm MSM7225 528 MHz
- RAM: 192 MB
- ROM: 256 MB
- Khe cắm thẻ nhớ: TransFlash/microSD
- Kết nối PC: Windows
- Thời gian sử dụng: 6 giờ
- Màn hình có chiếu sáng sau lưng: Có
- Loa tích hợp: Có
- Mic tích hợp: Có


300908htctouchtra.jpg


quyennl300908touch3gsc005.jpg

Theo 24h
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
'Dế' thông minh ra mắt tháng 10

Chuẩn bị cho kỳ mua sắm cuối năm, các nhà sản xuất lớn tiếp tục mang ra thị trường nhiều điện thoại mới, đáng chú ý là G1 của Google, các model thuộc dòng N của Nokia cùng smartphone của HTC.

Sự kiện được đón chờ nhất trong tháng 10 sẽ là việc G1 được bán ra thị trường. Cũng trong thời gian này, Nokia cũng giới thiệu N79 và N85, kế tiếp là N96 bản chính hãng. Trong khi đó, trước Touch HD ra đời, HTC sẽ đưa tạm ra hai bản nâng cấp cho S730 và Touch.

Dưới đây là 6 chiếc điện thoại thông minh sẽ có mặt trong tháng tới.

T-Mobile G1

t-mobile-g1-1.jpg

T-Mobile G1 được chờ đón nhất trong tháng 10. Ảnh: Gsmarena.

G1 là sản phẩm hợp tác giữa Google (phát triển hệ điều hành Android) và HTC (sản xuất phần cứng). Đây là chiếc điện thoại "mở", vì vậy những tính năng ban đầu của máy đơn giản, tuy nhiên G1 được hứa hẹn có kho ứng dụng thứ ba phong phú.

Điện thoại Google trang bị kết nối mạng 3G/HSDPA, Wi-Fi bên cạnh hệ thống định vị toàn cầu GPS. Mặt trước, máy cò màn hình cảm ứng rộng, bên dưới là bàn phím QWERTY trượt ngang. G1 sẽ bán trên thị trường Mỹ vào ngày 22/10 với mức giá 179 USD và hai năm hợp đồng sử dụng.

HTC Touch 3G

htc-touch-3g.jpg

Touch 3G dang dáng gấp Touch nhưng có thêm kết nối mạnh. Ảnh: HTC.

Touch 3G là bản nâng cấp của Touch vì được trang bị thêm kết nối 3G/HSDPA bên cạnh định vị toàn cầu GPS. Trong phiên bản này, HTC cũng giới thiệu giao diện TouchFLO 3D cho hợp thời trang như các model gần đây.

Máy có thiết kế đẹp, ít phím bấm, màn hình lồi rộng 2,8 inch. Đặc biệt, bộ vi xử lý lên tới 528 MHz, bằng với Touch HD sẽ ra mắt cuối năm.

Nokia N79

nokia-n79-01.jpg

Nokia N79 với camera 5 Megapixel và lớp vỏ nhiều màu sắc. Ảnh: Gsmarena.

Kế tục N78, N79 vẫn trung thành với dáng thanh nhưng camera đã nâng lên đến 5 Megapixel.

Chiếc "máy tính truyền thông đa phương tiện" này của Nokia có GPS (hỗ trợ A-GPS), kết nối mạnh 3G/HSDPA, Wi-Fi. Thêm vào đó, model này cũng thời trang hơn với mặt sau nhiều màu sắc.

Samsung INNOV8

samsung-i8150-1.jpg

INNOV8 với camera 8 Megapixel. Ảnh: Cnet.

Ra mắt khá "đình đàm" tại Việt Nam với kỷ lục "bức ảnh lớn nhất Việt Nam chụp bằng điện thoại", nhưng phải đến tháng 10 này, máy mới xuất hiện trên thị trường.

Được trang bị camera 8 Megapixel, INNOV8 còn mạnh mẽ khi hỗ trợ một loạt các kết nối mạnh như 3G, HSDPA, Wi-Fi, GPS và là chiếc Symbian đầu tiên được cài đặt phần mềm Vietmap hỗ trợ bản đồ 64 tỉnh thành.

Nokia N85

n85.jpg

N85 trượt hai chiều và mạnh về giải trí. Ảnh: Mobilemag.

Cũng như N79, N85 có camera 5 Megapixel, đây là bản nâng cấp của N81. Máy được thêm vào hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Model này có thiết kế trượt hai chiều như N96. N85 có các kết nối mạnh như HSPDA, 3G, Wi-Fi. Máy mạnh về giải trí đa phương tiện như chơi nhạc, xem phim, chơi game.

HTC S740

htcs740.jpg

HTC S740 có hai bàn phím và thân hình dài. Ảnh: Gizmodo.​

S740 kế tục thiết kế của S730 với hai bàn phím, tuy nhiên, thiết kế của máy đẹp hơn phiên bản đầu vì có những lát cắt mô phỏng viên kim cương giống Touch Diamond.

Máy sử dụng hệ điều hành Windows Mobile 6.1, kết nối đầy đủ từ 3G/HSDPA, Wi-Fi đến định vị GPS. Smartphone màn hình cứng này còn trang bị camera 3,2 Megapixel.


Theo Sohoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongNguyen

Well-Known Member
Nokia và Motorola sẽ sản xuất điện thoại Android?​

Moto-3000908.jpg

Sau khi HTC là hãng đầu tiên sản xuất điện thoại sử dụng nền tảng Android của Google thì cũng có nhiều “ông lớn” bắt đầu tính chuyện sẽ bắt tay sản xuất điện thoại “mở” để cạnh tranh với iPhone của Apple.

Theo trang TechCrunch, Motorola đang quyết tâm “đầu quân” sang “đấu trường” Android. Hãng sản xuất điện thoại Mỹ đang thuê thêm 300 nhà phát triển để cùng với 50 nhân sự hiện có nhằm phát triển điện thoại sử dụng nền tảng mở của Google.

Motorola là một trong những thành viên đầu tiên của Liên minh điện thoại mở do Google khởi xướng.

Cũng có nguồn tin cho hay Nokia và Vevizon đã tỏ ra “hợp gu” tại diễn đàn nhà phát triển Android. Hiện tại, Verizon và Nokia chưa tham gia Liên minh của Google.

Lợi thế của Android so với điện thoại iPhone của Apple là các hãng sản xuất không phải trả chi phí sử dụng nền tảng hệ điều hành di động cho Google vì thế giá thành sản xuất sẽ giảm đi trong khi đó người dùng sẽ được sử dụng nhiều ứng dụng của các bên thứ ba vì Android luôn “rộng mở” đón chào chương trình tương thích. Apple luôn tỏ ra khó dễ với các nhà phát triển muốn viết phần mềm cho iPhone.


Theo Dantri
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
Apple sắp trình làng iPhone phiên bản CDMA?

iPhone-CDMA-300908.jpg

Apple sẽ bắt tay với Verizon để sản xuất iPhone CDMA?​

Một trang web chuyên săn tin Apple vừa cho hay “Quả táo cắn dở” đang trong giai đoạn phát triển điện thoại iPhone phiên bản CDMA. Giới yêu công nghệ CDMA sẽ sớm được “mục sở thị” điện thoại này vào đầu năm 2009 tại Triển lãm MacWorld 2009.

Trích lời một nguồn tin của tập đoàn viễn thông Verizon Wireless, trang 9to5Mac cho biết cách đây vài tháng, Apple đã tuyển thêm nhiều kỹ sư CDMA EVDO. Thông tin này càng làm cho tin đồn về phiên bản iPhone CDMA càng trở nên có cơ sở hơn.

Theo trang web này, lúc đầu khi sản xuất iPhone, Apple đã có ý định hợp tác với Verizon Wireless nhưng sau đó lại chuyển sang bắt tay với AT&T để sản xuất phiên bản GSM.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, nếu Apple muốn chiếm thị phần lớn trên toàn thế giới thì điều cực kỳ quan trọng là phải sản xuất đủ hai phiên bản GSM và WCDMA.

Cách đây vài tháng, trên trang USA Today có đưa tin AT&T vừa gia hạn hợp đồng độc quyền với iPhone tại thị trường Mỹ thêm 5 năm nữa. Nếu hợp đồng này có thật thì chỉ có khả năng Apple sẽ sản xuất iPhone phiên bản CDMA cho Hàn Quốc và Trung Quốc.

Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng Apple có thể sẽ sản xuất iPhone bản rút gọn cho thị trường Trung Quốc.


Theo Dantri
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
Làm gì để bảo mật các thiết bị di động?​

img-1222773613-1.jpg

Nếu bạn đã lỡ cho một người lạ mượn chiếc smartphone của doanh nghiệp mình, thì xin chia buồn, bạn đã vừa trao tặng cho anh ta một món quà vô giá. Đó chính là dữ liệu tối mật của công ty bạn.


Lý do: Thật đơn giản, anh ta có thể giấu một thiết bị USB nhỏ xíu gọi là CSI Stick, và bí mật cắm chúng vào điện thoại. Thiết bị này có thể lấy toàn bộ dữ liệu trong ĐTDĐ chỉ trong tích tắc. Đây chính là lời cảnh báo của Patrick Solmon, một chuyên gia về điện thoại hiện đang làm cho công ty Enterprise Mobile, một công ty dịch vụ công nghệ chuyên về triển khai thiết bị di động trên nền Windows.

Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, hiện nay nhiều công ty muốn cung cấp cho nhân viên chuyên đi công tác hoặc những nhân viên làm việc trong các lĩnh vực liên quan có thể truy cập trực tiếp vào các dữ liệu quan trọng (những dữ liệu này trước đây chỉ có thể truy cập qua deskstop) của công ty qua điện thoại di động. Để làm được điều đó, vấn đề an toàn bảo mật, xác thực và quản lý cơ sở hạ tầng phải mở rộng và tương thích với các thiết bị di động. Đặc biệt, các thiết bị di động với kết nối không dây phải được quản lý chặt chẽ như những máy tính để bàn.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy. Theo Dan Croft, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Mission Critical Wireless, một công ty dịch vụ công nghệ chuyên về triển khai các thiết bị di động cho biết:

“Thông thường các máy cầm tay cá nhân được gán quyền truy cập qua mạng không dây. Đây là điều mà một máy tính sẽ không bao giờ được áp dụng bởi lẽ nó sẽ tạo ra các lỗ hổng an ninh. Hơn nữa, nó còn là thách thức về quản lý và gánh nặng cho việc hỗ trợ kỹ thuật. Thông thường, bộ phận IT của các công ty không có kế hoạch ứng phó kịp thời với việc kiểm soát dữ liệu hoặc thiết bị do mất mát, bị ăn cắp hoặc hỏng hóc đối với các thiết bị không dây.”

Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận việc truy cập các dữ liệu quan trọng quan ĐTDĐ là điều rất tiện lợi. Chính vì lẽ đó mà theo lời khuyên của các chuyên gia: Để việc truy cập dữ liệu qua ĐTDĐ được an toàn cần đảm bảo phải được kiểm soát theo 4 nguyên tắc. Đó là: An toàn và quản lý thiết bị; Quản lý kết nối; Bảo vệ dữ liệu và Đào tạo người sử dụng.

1. An toàn và quản lý thiết bị

Đối với thiết bị di động, vấn đề an toàn và cần được quản lý là điều gần như bắt buộc. Trong hầu hết các trường hợp, những người sử dụng nên tiêu chuẩn hóa trên hai hoặc ba loại thiết bị di động, hạn chế việc hỗ trợ, bảo mật và quản lý.

Sử dụng mật khẩu thiết bị di động hoặc các PIN (Personal Identification Number - mã cá nhân) được khuyến khích. Croft nói: “Nếu doanh nghiệp bạn không thực hiện cài đặt mật khẩu trên những thiết bị này, nguy cơ bị ăn cắp dữ liệu là rất lớn.”

Áp dụng cài đặt mật khẩu đồng bộ trên các thiết bị di động là một trong những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cao tại bệnh viện Florida ở Orlando. Đây là nơi mà các máy tính xách tay dùng mạng không dây, điện thoại di động BlackBerry dùng để truy cập mail được các nhân viên, bác sỹ và các y tá sử dụng rất rộng rãi. Bệnh viện cũng đang tiến hành xem xét để cấp quyền truy cập vào hệ thống khám chữa bệnh cho những chiếc smartphone của các bác sỹ. Bệnh viện yêu cầu bắt buộc định kỳ đổi mật khẩu, cập nhật các chương trình chống virus.

Theo một số chuyên gia CNTT thì một số ứng dụng quản lý thiết bị di động rất hữu ích là: Afaria của Sysbase, công cụ bảo vệ thiết bị di động của Credant, chương trình Intellisync của Nokia, System Center Mobile Device Manager của Microsoft và những phần mềm khác từ hãng Checkpoint hay Trust Digital.

Một vấn đề quan trọng về bảo mật được các chuyên gia rất lưu tâm đó là cài đặt các tính năng xoá bỏ, khoá thiết bị hoặc loại bỏ hoàn toàn dữ liệu của những thiết bị di động bị mất cắp hoặc thất lạc. Người quản lý mạng sẽ sử dụng một số câu lệnh để khoá thiết bị cho đến khi mật khẩu chính xác được sử dụng. Ngoài ra, người quản trị đó cũng có khả năng làm mất các dữ liệu hiện có trên thiết bị hoặc tắt tính năng truy cập dữ liệu của thiết bị hoàn toàn.

2. Quản lý kết nối

Nếu không được quản lý một cách chuẩn xác thì tất cả dữ liệu sẽ dễ dàng bị phơi bày. Chính vì vậy mà theo các chuyên gia tư vấn người sử dụng bắt buộc phải sử dụng các kết nối VPN kết hợp với IPSec trong việc triển khai các thiết bị di động. Salmon cho biết: “SSL, giao thức sử dụng cổng TCP 443, là hướng tiếp cận bảo vệ tối thiểu nhất. Trong khi máy chủ đích đã có một chứng thực và được tin cậy còn máy khách SSL thì không. IPSec có chức năng yêu cầu các cổng đó phải được mở riêng. Do vậy, cả hai điểm cuối của kết nối sẽ có xác thực. Các thiết bị di động chỉ kết nối khi chúng được cho là xác đáng.

3. Bảo vệ dữ liệu

Mã hóa dữ liệu là một trong những việc rất quan trọng để bảo vệ thiết bị di động. Với một thiết bị đã được quản lý, bạn có thể phân phối dữ liệu hoặc tuân thủ chính sách mã hoá dữ liệu nhất định. Theo chuyên gia tư vấn Gold: “Các thư mục dữ liệu, hộp thư điện tử, dữ liệu người dùng, danh bạ, các chứng thực ...là những thứ nên được mã hóa”. Việc mã hóa các thiết bị lưu trữ có thể tháo rời được, chẳng hạn như các thẻ nhớ SD, cũng cần được người sử dụng cân nhắc để mã hoá.

Croft chia sẻ: “Ngoại trừ bạn đang sống trong “môi trường trinh thám của James Bond”, còn hầu hết các mức mã hóa sẽ giúp bạn gửi các email an toàn hơn so với việc gửi một email không được mã hóa bởi lẽ chúng ta đều không thể kiểm soát được mọi thứ xảy ra trong quá trình gửi.”

4. Đào tạo tất cả các người dùng

Hầu hết các công ty đều không đào tạo cho nhân viên về các quy tắc bảo mật các tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy nên theo các chuyên gia thì điểm yếu lớn nhất trong khâu bảo mật chính là việc đào tạo con người. Do vậy, nếu có người lạ hỏi mượn máy tính xách tay của mình trong 5 phút để kiểm tra danh mục chứng khoán, bạn nên nói “Không! Bởi vì tôi đã được đào tạo về các rủi ro.” Không có lý do gì để cho phép một người lạ sử dụng máy laptop. Suy nghĩ tương tự này cũng nên được áp dụng cho điện thoại di động của bạn.

Để đào tạo nhân viên một cách hiệu quả, theo Alphons Evers, một chuyên gia về các giải pháp toàn cầu của Gentronics, cho rằng: Việc đào tạo chỉ hữu dụng khi nó ngắn gọn và ý nghĩa, nếu không mọi người sẽ không đọc. Việc đào tạo nên bao hàm tất cả các thành phần (giải thích thiết bị, các ứng dụng và chủ định sử dụng). Việc đào tạo người sử dụng nên được xem như đào tạo chính bạn.


Theo Thongtincongnghe
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top