• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 23-02-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

canhsathinhsu

New Member
iPhone bẻ khóa sẽ bị chặn truy cập iTunes App Store

Đối tượng mới của cuộc "thanh trừng" từ Apple là những chiếc iPhone bẻ khóa mạng (jailbreak) sau khi tiến hành loại bỏ các ứng dụng mang tính khiêu dâm ra khỏi kho ứng dụng iTunes App Store.

ImageView.aspx


Người dùng iPhone bẻ khóa sẽ không thể tiếp tục truy cập vào App Store - Ảnh minh họa: MobileWorld.vn​

Trước đây, những chiếc iPhone bẻ khóa mạng hay còn gọi là unlock hay jailbreak vẫn có thể truy cập vào kho ứng dụng trực tuyến iTunes App Store, nơi có thể tải về hơn 100.000 ứng dụng miễn phí lẫn có phí cho iPhone hay iPod Touch. Các tài khoản App Store của những hacker như Sherif Hashim và iH8Snow chuyên cung cấp công cụ bẻ khóa iPhone bao gồm Sn0wbreeze đã bị khóa đầu tiên trong đợt "thanh trừng" của Apple.

ImageView.aspx


Thông báo tài khoản bị khóa khi truy cập vào iTunes App Store​

Đây được xem là bước đi lớn của Apple trong việc kiểm soát tình trạng sử dụng iPhone bẻ khóa tràn lan bằng cách hạn chế truy cập vào App Store.

Không thể cập nhật phiên bản hệ điều hành iPhone OS mới nhất khi Apple phát hành, bị đe dọa bởi các lỗi bảo mật nguy hiểm và nay là không thể tiếp cận kho ứng dụng trực tuyến iTunes App Store, đó là các khó khăn mà người dùng iPhone bẻ khóa đang phải đối mặt. Apple sẽ càng mạnh tay hơn trong thời gian tới, đặc biệt là vào thời điểm phát hành iPhone phiên bản mới thường rơi vào tháng 6 hằng năm.

Theo Tuoitre
 

canhsathinhsu

New Member
Nokia, Intel nuôi giấc mơ làm “bá chủ” thị trường di động

Hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới và Intel vừa cho biết sẽ hợp lực để dẫn đầu thị trường phần mềm điện thoại thông minh. Tuy nhiên, đối thủ Microsoft cũng đã chính thức ra mắt hệ điều hành Windows Phone 7.

274Nokia-22022010.jpg


Nokia và Intel bắt tay nhau để cạnh tranh với các đối thủ.
Tuần trước, Nokia cho hay hãng sẽ hợp nhất nền tảng mã nguồn mở Linux Maemo, vốn vẫn sử dụng trong điện thoại N900, với phần mềm Moblin của Intel để tạo ra một nền tảng mới có tên MeeGo.

“Cả Intel và Nokia đều hiểu cách duy nhất để đánh bại Microsoft, Google và Apple là hợp sức với nhau để “phong tỏa” các thiết bị di động”, John Strand, giám đốc công ty cố vấn công nghệ Strand Consult nói sau khi các “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ tuyên bố các kế hoạch của mình tại Triển lãm di động thế giới (MWC). Tuy nhiên, theo ông này, không phải nhiều nền tảng sẽ mang lại thành công. Điều quan trọng nhất là tạo được sản phẩm được người dùng mong đợi. “Ong không tìm đến khu vườn rộng mà chỉ tìm đến những bông hoa đẹp nhất”, Strand ví von.

Ngày công nghiệp di động ngày càng tập trung vào phân khúc smartphine - thiết bị có nhiều tính năng của máy tính. Smartphone dần lấn lướt thị trường điện thoại phổ thông với doanh số vượt trội hơn hẳn.

Windows Phone 7 - Số 7 may mắn sẽ đến với Microsoft?

Phiên bản nâng cấp được mong chờ nhất của Microsoft hứa hẹn sẽ giúp hãng phần mềm Mỹ tìm lại những khách hàng mà hãng đã đánh mất sau khi gây thất vọng với phần mềm Windows Mobile 6.5.

Microsoft đã thất thế trên thị trường điện thoại thông minh trong nhiều năm qua, chỉ chiếm hơn 8,8% thị phần hệ điều hành smartphone trong năm ngoái – theo công ty khảo sát thị trường Canalys, giảm từ 13,9% so với năm 2008.

“Hy vọng số 7 may mắn sẽ đến với chúng tôi”, CEO Steve Ballmer nói.

Trong buổi ra mắt hệ điều hành Windows Phone 7 , Microsoft cho biết sẽ thu hút đối tượng người dùng cá nhân và cả thị trường doanh nghiệp.

Điện thoại Phone 7 do HTC, Samsung và Sony Ericsson sản xuất sẽ được trang bị màn hình cảm ứng có nút truy cập các mạng xã hội Facebook, phần mềm nghe nhạc, video từ phần mềm Microsoft Zune.

Microsoft cho hay nhà mạng AT&T và France Telecom's Orange sẽ là các nhà phân phối chính của Phone 7. Smartphone chạy hệ điều hành mới này sẽ có mặt trên thị trường vào mùa mua sắm cuối năm nay.

Tuy vậy, các nhà sản xuất điện thoại, như HTC, Samsung và Motorola cũng đang dồn sức phát triển các điện thoại chạy hệ điều hành Google Android - phần mềm miễn phí nhưng vẫn tạo sức hút với cộng đồng các nhà phát triển ứng dụng vốn đang phát triển mạnh mẽ. Hệ điều hành Android của Google hiện đang giữ 4,7% thị phần.

Microsoft là hãng duy nhất tính phí bản quyền phần mềm với các nhà sản xuất điện thoại. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Reuters, CEO Steve Ballmer cho hay hãng chưa có kế hoạch thay đổi chính sách thu phí bản quyền.

“Microsoft đánh cược rất nhiều vào hệ điều hành Windows Phone 7 để giúp hãng quay trở lại cuộc đua trên thị trường di động. Hãng phần mềm Mỹ sẽ chi rất nhiều tiền để khôi phục vị trí của mình”, Ben Wood, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường CCS Insight (Anh).

Nokia và Intel bắt tay nhau

Trong khi đó, cách đây 3 tháng, Intel và Nokia gây bất ngờ với ngành công nghiệp di động khi trình diễn chiếc điện thoại Maemo đầu tiên - kết quả của dự án phát triển 5 năm. Giới phân tích dự đoán Maemo sẽ giúp hãng có thêm nhiều cơ hội thành công trên thị trường điện thoại cao cấp.

Thị trường hệ điều hành di động vẫn đang thuộc tầm kiểm soát của phần mềm Symbian của Nokia nhưng gần đây, hãng đã thất thế so với Apple, nhà sản xuất điện thoại BlackBerry RIM và Google.

Nokia cho biết hãng sẽ tiếp tục sử dụng Symbian trong hầu hết các smartphone của hãng nhưng trong thời gian tới hãng sẽ tích hợp MeeGo cho các phiên bản đời cao.

Thương vụ giữa Nokia và Intel cũng sẽ giúp Intel có thêm cơ hội đưa chip của hãng đến với các điện thoại của nhà sản xuất điện thoại Phần Lan, vốn đang kiểm soát 40% thị phần di động toàn cầu.

Giới phân tích tin rằng chắc chắn hợp đồng này sẽ giúp Intel tăng đáng kể doanh số.

Theo Dantri
 

canhsathinhsu

New Member
Google vs. Apple: Ai dữ hơn ai?

Google-vs-Apple-roundup2010.jpg

Đã hơn 2 năm rưỡi kể từ khi Apple iPhone ra đời, và 2 năm từ khi Google hé lộ nền tảng di động mới của mình, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến được giới công nghệ dự đoán là sẽ “tốn nhiều giấy mực” giữa 2 ông lớn này. Hai năm nhìn lại, đã đến lúc làm một ít tổng kết nho nhỏ xem trong hai người khổng lồ này, ai dữ hơn ai?

29/6/2007:

Apple phát hành iPhone với thiết kế bóng bẩy, đưa chiếc điện thoại đầu tiên của mình trở thành biểu tượng của thời trang. Apple đã bước đầu thành công rực rỡ trên thị trường di động, đặt nền móng cho cuộc tranh chấp dữ dội trong tương lai.

05/11/2007:

Gần nửa năm sau khi iPhone ra đời, ông lớn Google đã quyết định nhảy vào thị trường béo bở mang tên “di động”. Không mạnh dạng thiết kế ngay một mẫu điện thoại cho riêng mình, kẻ thống trị tìm kiếm đã nhắm tới một mục tiêu xa hơn: Đưa một nền tảng di động của chính mình là Android vào thị trường, làm cơ sở cho nhiều điện thoại thông minh của một số lượng lớn các hãng sản xuất.

02/9/2008:

Cuộc chiến giữa 2 hãng không chỉ gói gọn trong thị trường di động. Gần 1 năm sau, Google Chrome được phát hành. Được định vị là một trình duyệt đơn giản trực quan và nhiều tính năng nhưng vô cùng gọn nhỏ, lại thêm phần bóng bẩy, đây chính là đối thủ chính của Microsoft Internet Explorer, Mozilla Firefox, Opera và là kẻ đe dọa trực tiếp đến Safari của quý ngài Steven Jobs. Thị trường trình duyệt phân 5.

22/10/2008:

Với tham vọng thâu tóm thị trường di động , hẳn nhiên Google sẽ không chừa phần mềm. The Android Market, được coi là phiên bản copy của Apple App Store, chính là cửa hàng ứng dụng di động trực tuyến dành riêng cho T-Mobile G-1 Phone.

28/7/2009:

“Ăn cây nào rào cây nấy” – Quả táo cắn nửa bị giới công nghệ gán cho biệt danh “quả táo bẩn” khi loại bỏ Google Voice iPhone app khỏi App Store và tập trung hợp tác với các hãng phần mềm thứ 3 khác. Đây là cột mốc cho thấy Apple đã nhận thấy rõ rệt mối nguy hiểm tiềm tàng từ Google và bắt đầu tung chiêu hòng bảo vệ sức ảnh hưởng của mình.

03/9/2009:

Cạnh tranh nhau về thị trường chưa đủ, cuộc chiến chuyển sang cả tranh giành nhân sự. CEO của Google, ngài Eric Schimidt, rời bỏ vị trí của mình ở Hội đồng quản trị Apple. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi một khi 2 công ty từ chỗ “nước sông không đụng nước giếng” đến chỗ đụng độ nhau ở quá nhiều thị trường, thì họ không thể chung một quản lý được. Trong 2 minh chủ, tướng tài chỉ có thể chọn 1!

09/11/2009:

Google giành được AdMob, một nền tảng quảng cáo di động vốn dành riêng cho iPhone.

05/01/2010:

Google phát hành Nexus One, được coi là thương hiệu di động đầu tiên của hãng đưa vào thị trường. Kẻ có đầu óc đơn giản nhất cũng dễ dàng nhận thấy rằng Google đang cố gắng đánh vào thị trường của Apple iPhone.

05/01/2010:

“Ông lấy tôi miếng chả thì tôi cũng lấy lại ông miếng thịt”. Ngay trong ngày Nexus One phát hành, Apple cũng chính thức đòi ăn chia miếng bánh quảng cáo vốn là sân nhà của Google khi thâu tóm Quattro wireless.

22/01/2010:

Những tưởng 2 ông lớn đã xâm phạm quá đủ các lĩnh vực thế mạnh của nhau, nhưng xem ra cuộc xâm lăng vẫn chưa dừng lại. Google quyết định không tha thị trường nội dung giải trí và thể hiện rõ ý đồ bằng việc bắt đầu đưa vào thương mại nội dung phim ảnh ngay trên trang video trực tuyến Youtube nổi tiếng của mình.

26/01/2010:

Google phát hành Google Voice thông qua trình duyệt di động của mình để đáp trả hành động Apple loại bỏ phần mềm của mình vào tháng 7/2009. Đó không còn là cuộc chiến về thị trường, hay lợi lộc, mà đã chuyển qua cuộc chiến của vinh dự, của “những con gà tức nhau tiếng gáy”.

27/01/2010:

Sản phẩm được giới đam mê công nghệ mong chờ từ rất lâu mang tên iPad ra đời, mở ra chương mới trong cuộc chiến điện toán đi động.

30/01/2010:

Đã đến lúc chính thức tuyên chiến. Trong cuộc gặp thân mật với toàn thể nhân viên Apple, ngài Steve Jobs đã khai nòng pháo sau khi chĩa chúng về Google. Rằng cái khẩu hiệu “Don’t be evil” (Đừng trở thành quỷ dữ) của Google chỉ là “một đống vớ vẩn”, bởi vì họ đã trở thành rồi. Và rằng “Chúng không xâm phạm gì tới miếng bánh tìm kiếm của họ, thế mà họ lại ngang nhiên bước vào mảnh đất điện thoại của chúng ta. Không có hiểu lầm nào ở đây, chính xác là họ đang muốn hủy diệt iPhone. Chúng ta sẽ không để yên cho họ làm vậy”.

Nhìn lại 2 năm, ai hơn ai?

Google-vs-Apple.jpg

- Ở cuộc chiến thiết bị di động, đương nhiên Apple vẫn giữ thế thượng phong. Các đối thủ “sinh ra để diệt iPhone” dùng nềntảng Adroid của nhiều hãng vốn chỉ là hư danh.
- Ở cuộc chiến phần mềm di động, The Adroid Market còn lâu mới theo kịp App Store vốn có lượng fan đông đảo.
- Ở cuộc chiến quảng cáo di động, Google vốn đã có nhiều kinh nghiệm ở quảng cáo trực tuyến sẽ có nhiều lợi thế.
- Và nhiên Apple phải vô cùng đau đớn nhất khi chính trình duyệt lâu năm Safari bị một lính mới Google Chrome vượt qua thị phần ngay trong năm đầu tiên trình làng.
- Apple có lợi thế đi trước trong cuộc đọ sức phát hành nội dung giải trí có bản quyền, nhưng khó có thể đoán trước những gì mà Google cùng kênh phát online Youtube danh tiếng có thể làm được.
- iPad là sản phẩm vẫn đang gây nhiều tranh cãi với nhiều ý kiến khen chê và thành công của nó còn phải đợi thời gian quyết định. Liệu Google có nhảy vào nếu iPad thành công?
- Cuối cùng là về mặt nhân sự. Không phủ nhận là Eric là người có sức lèo lái, nhưng về mặt tham vọng và kinh nghiệm, giới công nghệ lại tin tưởng vào ngài Jobs nhiều hơn.

Ai mới là.. quỷ dữ?

Theo triết học và thần thoại phương Tây, những kẻ có lòng tham không đáy sẽ có ngày tự biến mình thành quỷ dữ. Intel hay AMD chỉ có thể tung hoành bằng việc bán CPU. ATI hay NVIDIA chỉ dám tự hào trong thế giới đồ họa. Microsoft dù quá ôm đồm nhưng lợi nhuận khủng khiếp nhất lại là việc bán phần mềm.

Nhưng với Google hay Apple lại là câu chuyện khác. Trong khi chỉ trích Google quá tham lam khi muốn thâu tóm hết mọi lĩnh vực công nghệ, thì chính ngài Jobs đã không hề nhận ra rằng con đường mà Quả táo của ngài đang đi cũng là con đường ma quỷ như phía bên kia chiến tuyến. Phàm khi đã xâm phạm quá nhiều vào lãnh địa kiếm ăn quá nhiều của nhau, dù muốn hay không muốn họ cũng phải trở thành đối thủ không đội trời chung. Và tuyên bố của ngài Jobs với nhân viên đã khẳng định điều đó.

Cuộc chiến đã đến hồi gây cấn. Gây cấn nhất không phải ở chỗ cuộc chiến được 2 ông lớn tung hết tuyệt chiêu của mình để sống chết với nhau, mà là ở chỗ chúng ta, những người quan sát, không bao giờ dự đoán được kết cục…

Theo Voz
 

HuynhThanh

New Member
Hai smartphone tí hon của Sony Ericsson

Bộ đôi di động chạy Android của Sony Ericsson là Xperia X10 Mini và Mini Pro có màn hình chỉ 2,55 inch, kiểu dáng nhỏ, dày

Hiện Xperia X10, chiếc di động Android đầu tiên của Sony Ericsson vẫn chưa xuất hiện trên thị trường. Nhưng tại MWC 2010 vừa diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha), nhà sản xuất di động Nhật Bản - Thụy Điển trình diễn hai bản rút gọn là X10 Mini và Mini Pro.

sony-ericsson-xperia-x10-mini-0.jpg


X10 Mini với bàn phím nhỏ. Ảnh: Pocket-lint.

So với các model sử dụng Android 2.1 đầy rẫy tại MWC, thì bộ đôi này chỉ sử dụng phiên bản 1.6, tuy nhiên, Sony Ericsson đã cài đặt sẵn giao diện Timescape, với khả năng tùy biến và cho phép người dùng giao tiếp, điều khiển với máy tốt.

Gần như, khác biệt duy nhất ở bản Mini và Mini Pro là bàn phím QWERTY trượt ngang. Như vậy, X10 Mini có kiểu dáng dạng thanh, màn hình chạm nhỏ, trong khi model Mini Pro thêm bàn phím trượt ngang để soạn thảo.

Cùng sử dụng màn hình cảm ứng, hỗ trợ chống xước rộng 2,55 inch, độ phân giải QVGA, vi xử lý 600 MHz, cả hai cũng có máy ảnh 5 Megapixel hỗ trợ tự động lấy nét, gắn vị trí địa lý lên ảnh.

sony-ericsson-xperia-x10-mini-27.jpg


Phiên bản Mini Pro có thêm bàn phím. Ảnh: Pocket-lint.

Thêm vào đó, máy chạy trên 4 băng tần GSM, kết nối HSDPA, HSUPA, Wi-Fi, Bluetooth, GPS và A-GPS. Người dùng có thể kết nối USB thông qua cổng microUSB, máy có khe cắm thẻ nhớ microSD, giắc cắm tai nghe 3,5 mm.

Với các thông tin về cấu hình, có thể thấy bộ đôi rút gọn của X10 đầy đủ các tính năng kết nối, tuy nhiên, thiết kế của máy lại rất nhỏ, nhưng dày. X10 Mini sở hữu thông số 83 x 50 x 16 mm, nặng 88 gram. trong khi X10 Mini Pro là 90 x 52 x 17 mm, trọng lượng 120 gram. Bộ đôi này sẽ bán ra trong quý II năm nay, hiện chưa có thông tin về mức giá.

Dưới đây là những hình ảnh thực tế hai chiếc di động này.


Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
Nexus One chạy giao diện của HTC Desire

Cùng một cấu hình giống nhau, vì thế ngay sau khi HTC Desire ra mắt, nhiều người đã lấy bản ROM model này cài lên Nexus One.

Điểm khác biệt giữa HTC Desire và Nexus One là viên bi được thay bằng nút điều hướng. HTC cũng trang bị giao diện Sense cho di động của mình, trong khi Nexus One với bộ theme chuyển động.

Khá nhiều thành viên của các diễn đàn công nghệ đã "chế biến" thành công bản ROM với đầy đủ từ giao diện Sense mới nhất, flash 10.1 trên nền tảng Android 2.1 của Desire và cài đặt, chạy tốt trên Google Nexus One.

Dưới đây là một đoạn video cho thấy Google Nexus One sử dụng giao diện của HTC.

[video=youtube;MfnM8J3KJO0]http://www.youtube.com/watch?v=MfnM8J3KJO0[/video]​

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
60.000 chiếc di động chạy Android bán ra một ngày

CEO Google, Eric Schmidt cho biết, mỗi ngày số lượng điện thoại sử dụng nền tảng hãng phát triển tiêu thụ được 60.000 máy.

and.jpg


Google cho biết mỗi ngày có 60.000 chiếc Android được tiêu thụ. Ảnh: AFP.

Thông báo trên được Google công bố tại MWC 2010. Nếu như con số trên chính xác và được giữ nguyên mức tiêu thụ, thì trong năm nay sẽ có khoảng 22 triệu model bán ra từ các nhà sản xuất như HTC, Sony Ericsson, LG, Samsung...

Tuy nhiên, con số trên vẫn chưa thể so sánh với nền tảng iPhone, trong năm 2009, có tới 25 triệu chiếc iPhone và iPod tới tay khách hàng. Với đà tăng trưởng của mình, có thể Apple sẽ còn tiêu thụ lượng iPhone nhiều hơn trong năm nay.

Android là nền tảng mở, do Google phát triển và có mặt trên di động từ cuối 2009. Hãng này cũng mới tham gia vào sản xuất di động bằng việc ra mắt Nexus One. Tại MWC 2010 vừa qua, đây là nền tảng có số lượng điện thoại giới thiệu vượt trội so với Windows Mobile, Symbian.

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
Samsung Beam - điện thoại Android tích hợp máy chiếu

Bên cạnh "siêu phẩm" Wave, Samsung đang gây ấn tượng với phiên bản Beam I8520 (từng có tên Halo) chạy Android 2.1, màn hình SuperAMOLED 3,7 inch và máy chiếu mini.


Máy chiếu trong sản phẩm có độ sáng 9 lumen, thời gian khởi động 3 giây và các thử nghiệm ban đầu tại triển lãm Mobile World Congress tuần trước cho thấy đây là chức năng khá hữu dụng.

A11.jpg

Ngoài ra, Samsung Beam được trang bị camera 5 megapixel, công nghệ hiển thị SuperAMOLED giúp màn hình sắc nét và dễ đọc hơn dưới ánh sáng mặt trời, bộ vi xử lý 800 MHz và pin 1800 mAh. Sản phẩm sẽ được bán trong quý II/2010.

Theo VnExpress
 

HuynhThanh

New Member
Điện thoại Windows Phone 7: Microsoft đã học tập gì từ Apple?

Microsoft chắc hẳn đã có những bài học từ thành công của Apple khi hãng này tung ra hệ điều hành di động iPhone OS cho chiếc điện thoại cảm ứng đình đám. Có lẽ điều này sẽ mang lại thành công cho Microsoft trên thị trường di động.

windowsPhone1.jpg


Điện thoại Windows Phone 7 có giúp Microsoft tìm lại chính mình trên thị trường di động?

Cuối cùng, tại hội nghị di động thế giới (MWC) vừa diễn ra tuần trước ở Barcelona (Tây Ban Nha), gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm cũng đã đã trình làng phiên bản mới nhất của hệ điều hành di động Windows Mobile. Microsoft đã mất 2 năm để phát triển phần mềm mới sau thất bại ê chề của phiên bản Windows Mobile 6.5. Việc chậm trễ trong cuộc chạy đua trên thị trường hệ điều hành smartphone đã khiến Microsoft thất thế. Windows Phone 7 được kỳ vọng sẽ giúp “ông lớn” này tìm lại những gì đã mất.

Microsoft một thời làm mưa làm gió trong lĩnh vực phần mềm di động, tuy nhiên, sau khi Apple và Google gia nhập thị trường này, Microsoft không còn lựa chọn nào khác phải nâng cấp phần mềm để cạnh tranh với đối thủ.

Apple, Google khai thác mọi thế mạnh

Cả Apple và Google - hai đối thủ chính của Microsoft - đều có những chiến lược riêng của mình để tấn công thị trường phần mềm. Vì thế, rất dễ hiểu khi Microsoft phải tìm ra cách riêng của mình để tìm lại chỗ đứng của mình trên mảnh đất màu mỡ này.

Apple là ví dụ điển hình của “cơ chế đóng”, trong khi đó, Google và cộng đồng mã nguồn mở, xem smartphone như là một nền tảng mở để thiết kế và sáng tạo. Dù vậy, cả hai chiến lược đều có giá trị riêng của nó. Chiến lược của Apple là thuyết phục các nhà phát triển phần mềm viết và hỗ trợ hệ điều hành iPhone OS để giúp hãng đi từ con số 0 để giành được 25% thị phần chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm. Cách làm này đã mang lại rất nhiều thành công cho “Quả táo” và tạo ra rất nhiều tiền của cho các nhà phát triển hơn 150.000 ứng dụng của iPhone.

Trong khi đó, Google chọn cho mình hướng đi hoàn toàn khác với Apple. Trong khi nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến này thiết lập một bộ hệ điều hành OS và hướng dẫn sử dụng giao diện người dùng UI cho Android nhưng bản chất của nó là dự án mã nguồn mở nên các nhà phát triển có thể tùy biến hệ điều hành này để tạo sự khác biệt với các đối thủ.

Chiêu thức của Google được đánh giá rất tối ưu nhưng chính nó lại gây ít nhiều khó dễ với các nhà phát triển phần mềm. Một số người phàn nàn về quy trình xét duyệt phức tạp của gian hàng App Store của Apple nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy hài lòng với bộ kit SDK hướng dẫn giúp các nhà phát triển phần mềm viết ứng dụng cho riêng một giao diện người dùng và thông số phần cứng. Vì thế, việc viết phần mềm dễ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Các ứng dụng được bán trên App Store vừa tương thích với iPhone vừa hỗ trợ cả máy nghe nhạc iPod Touch và sắp tới sẽ là iPad.

Trong khi đó, mọi việc không được thuận lợi với Android. Các nhà sản xuất điện thoại muốn tạo sự khác biệt với đối thủ. Các phím bấm được bố trí theo ý tưởng riêng của họ và sự cải tiến trên giao diện cảm ứng khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Nếu ai muốn viết ứng dụng cho điện thoại Nexus One của Google thì phải dựa vào phần cứng và giao diện hoàn toàn khác biệt của nó. Nếu muốn viết phần mềm cho Motorola Droid thì phải chỉnh sửa đôi chút.

8fawindowsPhone.jpg


Điện thoại Windows Phone 7 sẽ thống nhất phần cứng và giao diện UI.

Apple tin chắc người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi sử dụng một giao diện UI trên nhiều thiết bị tương tự. Người dùng thích sự đơn giản và muốn sở hữu những thiết bị dễ sử dụng và nhất quán trên các nền tảng khác nhau. Đó chính là một phần nguyên nhân vì sao Apple tăng lên 25% thị phần một cách nhanh chóng. iPhone đơn giản, dễ sử dụng và tất cả các ứng dụng đều tương thích trên một giao diện UI của Apple.

Microsoft đã có những bài học bổ ích?

Microsoft chắc hẳn đã có những bài học từ thành công của Apple khi tung ra hệ điều hành di động Windows Phone Series 7. Microsoft đưa ra những yêu cầu khắt khe về phần cứng và phần mềm cho những điện thoại sử dụng hệ điều hành mới nhất của hãng. Thông tin chi tiết về OS này sẽ được tiết lộ tại hội nghị MIX trong tháng tới nhưng chắc chắn Microsoft sẽ bắt buộc tất cả các ứng dụng được thiết kế trên một thông số phần cứng và phần mềm duy nhất để tất cả các điện thoại Windows Phone Series 7 đều hoạt động như nhau.

Khi được hỏi liệu các nhà sản xuất sẽ làm như thế nào để tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trường khi mà Microsoft đưa ra những quy định khắt khe, CEO Steve Ballmer cho hay mọi thông tin sẽ được vén màn tại hội nghị MIX sắp tới.

Micrsoft chậm chân hơn ít nhất là hơn 2 năm so với Apple trên thị trường smartphone. Microsoft hoàn toàn đúng khi thống nhất mọi điện thoại Windows hoạt động như nhau.

Cũng giống như Apple, Microsoft sẽ cho phép các nhà phát triển phần mềm viết ứng dụng trên một OS và giao diện (UI) thống nhất. Chiến lược này sẽ giúp Microsoft thành công trên thị trường điện thoại dành cho doanh nhân.

Điện thoại Windows Phone 7 sẽ có mặt trên thị trường trong quý IV tới. Vì thế, còn quá sớm để nói Microsoft có trở thành kẻ chiến thắng.

Theo Dantri
 

HuynhThanh

New Member
Google ái ngại về tương lai ngành công nghiệp di động

Trong hội nghị di động lớn nhất thế giới MWC vừa diễn ra tuần trước, Giám đốc điều hành CEO Eric Schmidt của Google thúc giục ngành công nghiệp di động nhanh chóng gia nhập lĩnh vực mobile web nếu không muốn làm đối thủ của Google.

dedMWC-Schmidt.jpg


CEO Eric Schmidt của Google tại hội nghị MWC 2010.

Schmidt cho rằng ngành công nghiệp di động đang đứng trước thời khắc lịch sử khi sức mạnh điện toán, các dịch vụ hấp dẫn và các mạng lưới khác nhau có thể hội tụ trên ĐTDĐ. Các nhà mạng đang được hưởng lợi từ trào lưu này.

“Giống như một phép màu. Nhờ sự hội tụ, bỗng nhiên bạn có thể làm tất cả mọi việc mà trước đây bạn không bao giờ dám nghĩ sẽ có thể làm được”, CEO của Google ví von.

Schmidt phát biểu trước các hãng viễn thông, các công ty bán lẻ và các quan sát viên của ngành công nghiệp di động vốn vẫn rất cảnh giác với Google: “Hội tụ sớm hay muộn tùy thuộc vào chúng ta, ngay bây giờ hay thậm chí là vài năm tới”.

Thời gian qua, Google đã cố đàm phán để bắt tay với các ngành công nghiệp vốn vẫn xem gã khổng lồ này như một mối đe dọa. Google đang dàn hòa với các hãng thông tấn, các nhà sách và các công ty quảng cáo để bắt tay hợp tác.

Với ngành công nghiệp viễn thông, Google càng khiến các ông lớn “cáu tiết” khi tung ra hệ điều hành miễn phí Android và bán điện thoại Nexus One trực tiếp đến người dùng nhưng không thông qua các nhà mạng. Hơn nữa, Google còn tuyên bố sẽ xây dựng một mạng lưới băng thông rộng siêu nhanh.

Những động thái này của Google không làm hài lòng một số hãng viễn thông vốn đã đầu tư nhiều tiền để nâng cấp mạng lưới của mình để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ dữ liệu của người dùng. Các thuê bao di động đang dành nhiều thời gian sử dụng các dịch vụ mobile web trên các website của Google và các hãng khác.

Phát biểu của Schmidt khiến khán giả tham dự bất bình bởi nền kinh tế suy thoái đã khiến ngành công nghiệp viễn thông lao đao. Cùng lúc đó, người dùng đang dần chuyển sang gọi điện miễn phí từ Internet.

“Tôi cho rằng Google đang ăn trộm cước viễn thông”, một khán giả yêu cầu Schmidt giải trình về vấn đề này. Ngay lập tức, Schmidt phản pháo: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là ăn cắp cước điện thoại”.

Sau bài phát biểu, tại buổi họp báo bàn tròn với báo giới, Schmidt giải thích tại sao Google cho rằng 2 ngành công nghiệp di động và Internet nên tương trợ lẫn nhau.

“Chúng tôi dựa vào ngành công nghiệp viễn thông để phát triển và đầu tư mạo hiểm một khối lượng tiền rất lớn, ngược lại, ngành viễn thông nhờ đến chúng tôi để nâng cấp hạ tầng mạng và phân phối điện thoại mới”.

“Chúng tôi luôn tìm cách nói “đồng ý”, không nói “không” - đó là triết lý của Google.

Theo Dantri
 

HuynhThanh

New Member
LG Pop GD510 vượt mốc bán 1 triệu chiếc

Ra mắt trên thị trường vào tháng 10/09, LG vừa công bố mẫu di động Pop GD510 vượt mốc bán 1 triệu chiếc, trở thành một trong những chiếc di động phổ biến nhất của LG.

ImageView.aspx

Pop GD510 là một trong những chiếc di động có màn hình cảm ứng 3 inch có kích cỡ nhỏ nhất trên thị trường hiện nay. Máy có thiết kế đơn giản và hỗ trợ tương thích với 4 băng tần của mạng di động toàn cầu. Pop GD510 được tích hợp camera 3,2 megapixel, các ứng dụng của mạng xã hội Facebook, MySpace, Twitter.

Nếu muốn, người dùng cũng có thể gắn thêm vào máy pin dùng năng lượng mặt trời. Chỉ với 10 phút sạc dưới ánh nắng mặt trời, thiết bị thu năng lượng này sẽ cung cấp cho bạn hơn 2 phút đàm thoại trên máy. Thêm vào đó, công nghệ tính toán Eco-calculator và Eco-tree sẽ cho bạn biết khi sử dụng pin bằng năng lượng mặt trời bạn đã giảm thiểu bao nhiêu lượng CO2 gây độc hại cho môi trường.

LG cho biết bắt đầu từ tháng Ba tới, mẫu di động Pop này sẽ có thêm hai màu mới: xanh và vàng cam.

Theo ICTNews
 

HuynhThanh

New Member
Một vài kinh nghiệm chọn mua điện thoại cũ

2nd-mobile.jpg

* Check IMEI
* Vỏ: Xem còn mới không, bóp nhẹ các mép xem có khít không, có dấu hiệu bị cạy, mở không.
* Màn hình: Nghiêng 4 chiều xem tấm LCD có khớp với lớp meca mặt trên máy không, nếu thấy màn hình
hơi xộc xệch, không đều dù chỉ một chút thì chắc chắn là chiếc điện thoại này đã bị bung (bị mở máy). Ngoài ra, cần kiểm tra xem màn hình có dính dead pixel nào không, người mua cũng nên thay đổi độ sáng tối màn hình liên tục xem đèn hình có còn đủ độ nhạy.
* Mở nắp pin: Kiểm tra tem (nếu có), kiểm tra các con ốc xem có dấu hiệu bị trầy xước hay không. Kiểm tra miếng tem bạc dán bên trong máy (dưới pin) xem có dấu hiệu bị cạy, lột chưa. Xem thông số trên đó xem có trùng với số IMEI trên máy không. Xem bên trong xem chân tiếp xúc với pin thế nào.
* Pin: Bỏ viên pin ra xem thử (pin xịn cầm khá nặng tay). Người mua nên để ý hình thức viên pin có sắc sảo không, chân tiếp xúc còn mới không, tem chống ẩm có dấu hiệu bị hút ẩm chưa, bóp hai đầu pin xem có chắc chắn không… Thêm nữa là pin zin sau khi lắp vào máy và đóng nắp thì rất khít, ấn vào phần nắp pin không bị ọp ẹp.
* Lắp pin vào để test các chức năng của máy: Chụp ảnh, nghe nhạc, bluetooth, chỉnh sửa ngày giờ, xem máy có bị treo hay không. Chú ý cả mức tụt và hồi của pin để kiểm tra pin luôn (lúc sử dụng nhiều tính năng pin tụt nhanh, sau đó sẽ hồi lại).
* Chụp ảnh: Xem máy ảnh bắt sáng, lấy nét có nhạy không, chụp liên tục nhiều tấm xem ổn định không.
* Nghe nhạc: Cắm và tháo tai nghe (ấn nhẹ cuống tai nghe xuống dưới tai sẽ bật ra) vài lần xem máy có nhận tai nghe nhạy không. Khi nghe nhạc bật Megabass và volume hết cỡ xem có bể tiếng không (tai xịn không bị bể bass). Chỉnh vài chức năng trong trình nghe nhạc để xem phần mềm thế nào luôn.
* Nghe/ gọi: Thử xem âm đàm thoại và sóng có tốt và ổn định.

Bên cạnh đó, đối với mỗi loại máy, đều có những mã riêng để kiểm tra các tính năng, thông số sản phẩm một cách rất thuận tiện. Người mua nên tìm hiểu trước để có thể áp dụng ngay trong khi thử máy.

Theo Voz
 

HuynhThanh

New Member
Đã có Google Earth cho Android

Google-Earth-Android.png

Sau gần một năm kể từ khi Google Earth đặt chân lên iPhone, “rân chơi” Android giờ đây cũng đã có thể sở hữu ứng dụng bản đồ tuyệt vời này cho riêng mình. Ngoài những tính năng truyền thống, phiên bản dành cho Android còn được trang bị thêm tính năng dẫn đường bằng giọng nói. Chẳng hạn khi nói “Eiffel tower”, bạn sẽ được zoom ngay đến địa điểm vừa nhắc.

Rất tiếc, hiện tại bản ra mắt chỉ hỗ trợ cho Android 2.1, nói thẳng ra là chỉ có Nexus One…

Theo Voz
 

HotelHoangMinh

New Member
Sẽ có điện thoại di động “Made by Viettel”

ImageView.aspx


6 tháng nữa, Viettel sẽ giới thiệu sản phẩm ĐTDĐ “Made by Viettel” đến tay người tiêu dùng Việt Nam.​

Mới đây, Viettel đã ký kết với các đối tác để hiện thực hoá khát vọng sản xuất các thiết bị viễn thông với mục tiêu 6 tháng nữa sẽ cho ra mắt sản phẩm điện thoại di động mang thương hiệu Viettel.

Phóng viên báo Bưu điện Việt Nam đã phỏng vấn ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Viettel về vấn đề này.

Mới đây Viettel đã đưa ra chiến lược “lấn sân” sang lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông. Tại sao Viettel lại nhảy vào lĩnh vực này và sẽ nhắm đến sản xuất những loại thiết bị viễn thông nào?

Mục tiêu của chúng tôi là phổ cập các dịch vụ viễn thông đến mọi người dân Việt Nam. Nhưng để làm việc đó, chúng tôi phải chủ động được trong quá trình đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Khi chủ động được việc này sẽ đảm bảo có mức giá thấp nhất. Thứ nữa là chúng tôi nhận thấy thị trường Việt Nam đủ lớn để Viettel tự tin bước chân vào thị trường này. Thực tế chúng tôi đã từng lấy các thiết bị sản xuất ở nước ngoài sau đó bán trợ giá cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Vì vậy, không có lý do gì mà không tự sản xuất các thiết bị viễn thông có giá rẻ để cung cấp cho các khách hàng của mình. Nếu tự sản xuất các thiết bị này, chúng tôi có thể giảm được tới 40% giá thành của sản phẩm.

Trước mắt, chúng tôi sẽ nhắm đến điện thoại di động, máy tính và USB 3G. Đối với phần sản xuất điện thoại, sẽ nhắm đến dòng điện thoại trung cấp và bình dân. Hiện chúng tôi đang lựa chọn nhiều đối tác để đảm bảo sản xuất cho dây chuyền này với giá cạnh tranh.

Vậy, khi nào Viettel có thể giới thiệu dòng điện thoại do Viettel sản xuất ra thị trường Việt Nam?

Việc đưa ra các sản phẩm này sẽ được tiến hành tương đối nhanh vì việc thiết kế mỗi mẫu điện thoại mất khoảng 1 tháng. Nhưng từ khâu thiết kế để ra sản phẩm thì sẽ mất khoảng 4 tháng. Trước mắt việc sản xuất điện thoại sẽ được chúng tôi đưa sang một nước khác như Trung Quốc chẳng hạn vì thị trường Việt Nam chưa đủ lớn để cạnh tranh được với những thị trường gia công khác. Chúng tôi dự kiến 6 tháng nữa sẽ có sản phẩm điện thoại đầu tiên do Viettel sản xuất

Giá sản phẩm điện thoại do Viettel sản xuất sẽ như thế nào?

Như tôi vừa nói, chiến lược của Viettel sẽ tập trung vào dòng điện thoại bình dân. Hiện bình quân giá của mỗi loại điện thoại bình dân khoảng 23 USD, nhưng khi Viettel sản xuất sẽ cố gắng giảm được từ 20 - 30 % so với mức giá bình quân này.

Dòng điện thoại thứ 2 mà Viettel sẽ tập trung vào là dòng điện thoại trung cấp chủ yếu có hỗ trợ 3G. Hiện giá bình quân của mỗi chiếc điện thoại này khoảng 120 USD - 160 USD. Tương tự như dòng sản phẩm bình dân, Viettel cũng sẽ cố gắng giảm giá các loại điện thoại này để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm hiện có trên thị trường. Những loại máy này có chất lượng tốt, màn hình lớn có khả năng thể hiện sức mạnh của 3G với dung lượng và tốc độ lớn.

Viettel sẽ cá thể hoá các sản phẩm điện thoại của mình như thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác?

Đây là điều chắc chắn chúng tôi sẽ phải làm để tạo lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là một phần của câu hỏi tại sao chúng tôi lại nhảy vào lĩnh vực này. Viettel sẽ cá thể hoá các thiết bị đầu cuối của mình sản xuất cho khách hàng Việt Nam.

Giá cả các thiết bị viễn thông còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất. Vậy Viettel tính toán như thế nào để có thể cạnh tranh với các hãng khác có quy mô sản xuất lớn như Nokia, SamSung, LG… ?

Thật ra thị trường Việt Nam cũng đủ lớn để Viettel nhắm đến chiến lược sản xuất thiết bị viễn thông. Đây là chưa kể đến việc đầu tư ra các thị trường nước ngoài mà Viettel đang xúc tiến.

Trước khi Viettel nhảy vào lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông, VNPT cũng đã có vài chục nhà máy công nghiệp sản xuất thiết bị này, nhưng nhiều nhà máy đang rơi vào cảnh khó khăn. Vậy Viettel nhìn thấy bài học gì từ khối công nghiệp của VNPT?

Tôi cho rằng sự khác biệt là cách tiếp cận vấn đề này như thế nào. Viettel có chiến lược đầu tư dài hạn tiếp cận từ khâu thiết kế, nhưng khâu sản xuất sẽ do nước khác gia công nên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Mục tiêu của chúng tôi là các sản phẩm điện thoại có mẫu mã và chất lượng không thua kém sản phẩm nhập ngoại, nhưng lại phải có giá cả cạnh tranh. Chúng tôi tin tưởng rằng bước đi của Viettel sẽ thành công cho dù Việt Nam chưa có hạ tầng để phục vụ cho việc sản xuất các thiết bị viễn thông.

Quá trình thiết kế các loại điện thoại di động sẽ do phía Viettel tự làm hay do các đối tác thực hiện?

Có thể nói Viettel sẽ thực hiện phần thiết kế các sản phẩm điện thoại di động, còn đối tác sẽ đóng vai trò thực hiện trợ giúp chúng tôi trong quá trình này. Hiện tại Viettel đang thuê khoảng 20 chuyên gia nước ngoài giúp trong các quá trình này. Về bản chất các chuyên gia nước ngoài làm cho chúng tôi trong lĩnh vực này cũng có thể hiểu là người của Viettel. Trong vòng 2 năm nữa, những cán bộ của Viettel sẽ cơ bản đảm đương được quá trình thiết kế các sản phẩm điện thoại này. Chúng tôi đặt mục tiêu qua việc thiết kế này sẽ học tập được những kinh nghiệm để sau này có thể tiến tới các thiết bị khác phức tạp hơn.

Cảm ơn ông!

Theo ICTnews
 

HotelHoangMinh

New Member
Xem World Cup 2010 trên iPhone

T10d38567899.jpg

Hãng BBC vừa tiết lộ, họ sẽ trình làng một ứng dụng giúp xem trực tiếp, cập nhật thông tin các trận đấu, các dịch vụ liên quan đến VCK World Cup 2010 diễn ra tại Nam Phi vào tháng 6 tới, trên điện thoại iPhone. Theo BBC, ứng dụng này sẽ được cung cấp miễn phí với tên gọi là BBC Sport, và chính thức xuất hiện vào đầu tháng 5 tới.

BBC còn cho biết, năm nay họ sẽ cho ra mắt một ứng dụng xem các sự kiện thể thao cho các thiết bị di động khác như BlackBerry hoặc Android

Theo Thanhnien
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top