• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 20-03-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HotelHoangMinh

New Member
Chùm ảnh: Kiệt tác làng di động

Một thiết kế có thể khiến trái tim bất kỳ người dùng nào cũng phải "rung rinh".

Có thể nói Xperia Pureness là 1 trong những chú dế thời trang sở hữu thiết kế quyến rũ và thú vị nhất thế giới. Đó là 1 thiết kế mà bạn chỉ có thể "yêu" hoặc "ghét" chứ không thể nói rằng "xấu" hay "đẹp".

Cùng chiêm ngưỡng Pureness và bạn sẽ thấy rằng lời khẳng định trên không hề ngoa ngôn:

1268894297-kiet-tac-lang-di-dong1.jpg


1268894297-kiet-tac-lang-di-dong2.jpg


1268894297-kiet-tac-lang-di-dong3.jpg


1268894297-kiet-tac-lang-di-dong4.jpg


1268894297-kiet-tac-lang-di-dong5.jpg


1268894297-kiet-tac-lang-di-dong6.jpg


1268894297-kiet-tac-lang-di-dong7.jpg


1268894345-kiet-tac-lang-di-dong8.jpg

Theo 24H
 

HotelHoangMinh

New Member
MeeGo có giúp Nokia trở thành Microsoft mới ?

Nokia N900 vừa mới ra mắt với hệ điều hành Maemo mới của Nokia. Tuy nhiên đây lại không phải là cái mà nhiều người đam mê công nghệ đang mong chờ, cái mà hàng triệu người đang hướng tới là hệ điều hành MeeGo, sự kết hợp giữa Maemo của Nokia và Moblin của Intel, hệ điều hành có sự kết hợp của một nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới với một nhà sản xuất chip lớn nhất.

meego1.jpg


MeeGo được giới thiệu tại Đại hội thế giới di động 2010​

MeeGo là gì?

Theo như giới thiệu của Nokia thì MeeGo là hệ điều hành Linux được phát triển dựa trên hệ điều hành Maemo của hãng và hệ điều hành Moblin của Intel. Maemo là hệ điều hành Nokia đang phát triển cho các thiết bị di động của hãng, còn hệ điều hành do Intel đỡ đầu Moblin lại hướng tới các máy tính để bàn và laptop.

meego2.jpg


Hiện tại chúng ta chỉ biết rằng MeeGo có giao diện gần giống với Moblin​

MeeGo dự kiến sẽ cho ra mắt phiên bản thử nghiệm đầu tiên vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm nay, và một vài tháng sau đó sẽ có bản chính thức. Người dùng khi đó có thể cài đặt MeeGo trên các netbook hoặc các máy di động của Nokia. Tuy nhiên danh sách những phần cứng MeeGo hỗ trợ thì người dùng vẫn còn phải chờ đợi.

Một cho tất cả !

Với sự kết hợp của một hệ điều hành cho mobile và một hệ điều hành cho máy tính, Nokia và Intel mong muốn MeeGo sẽ được sử dụng trên hầu hết các thiết bị điện tử, tin học. Từ các thiết bị cầm tay như di động, tablet, netbook đến các thiết bị cho xe hơi như các sản phẩm chỉ đường GPS rồi cả tivi LCD cũng sẽ chạy MeeGo.

Để chuẩn bị cho tương lai này Nokia đã phát triển một framework mang tên QT. Với QT framework của Nokia những lập trình viên chỉ cần viết code (mã chương trình) một lần và có thể dịch thành ứng dụng cho rất nhiều nền tảng khác nhau. Như vậy chương trình sẽ không cần phải chỉnh sửa gì mà có thể chạy trên Windows, Linux, Mac OS, Windows Mobile, Sybian.. và tất nhiên là trên cả MeeGo. Với sự hỗ trợ của QT trong một tương lai không xa tất cả những chương trình chạy trên điện thoại di động cũng sẽ có thể chạy trên máy tính, trên tivi.

Nokia có thành một Microsoft mới?

Một hệ điều hành mới của hai ông lớn trong ngành công nghệ với khả năng chạy được trên hầu hết các thiết bị liệu có chiếm được ngôi của Microsoft Windows? Đó thực sự là một điều rất khó dự đoán và nếu có trở thành hiện thực đi nữa thì Nokia cũng phải cần rất nhiều thời gian nữa. Về một góc độ nào đó Google Android sẽ là một chướng ngại vật lớn cho Nokia, bởi mới ra mắt hơn một năm nhưng Android đã được cài đặt trên rất nhiều điện thoại và đã có hàng chục nghìn ứng dụng được viết cho nền Android. Hơn nữa sắp tới trong năm nay Android cũng sẽ xuất hiện trên một số dòng máy tính xách tay và tablet.

Theo Thongtincongnghe
 

HuynhThanh

New Member
Tuyển tập di động Nokia “đỉnh, độc, đẹp”

1. Nokia 82 Dragonfly

Được thiết kế mô phỏng theo hình ảnh một chú chuồn chuồn, Nokia 82 Dragonfly là sản phẩm của tác giả Reginald Shola Hingston. Em nó đặc trưng nhất là thân máy mỏng, bàn phím số cách điệu, chuột cảm ứng quang thế hệ mới, màn hình rộng rãi và hai máy ảnh chụp hình ở cả mặt trước lẫn mặt sau điện thoại.

100317a1b3.jpg

2. Nokia Stealth

Cùng một cha sinh với Nokia 82 Dragonfly, chiếc điện thoại Nokia Stealth lại lấy theo hình mẫu máy bay chiến đấu F-117. Bởi thế, mobile kiểu dáng góc cạnh, kết cấu bề mặt bằng cao su chống va đập, các phím bấm lồi lõm khác thường, khuôn máy hơi phình ra cầm sẽ chắc tay và hệ thống đèn nền màu đỏ như thể nhấp nháy báo hiệu đang bị ra-đa đối phương phát hiện ấy!

100317a2b3.jpg

3. Nokia M31

Vẻ ngoài sơ bộ chẳng giống ai, Nokia M31 phô trương hai màn hình cảm ứng song song. Ban đầu, chú dế chỉ để lộ màn hình trực quan phía ngoài nhưng khi trượt ra, em nó bỗng dưng có thêm màn hình phụ rất hữu dụng. Ngoài ra, các nút bấm thực được sắp xếp xung quanh thân máy và máy ảnh chụp hình đủ cả teen nhá!

100317a3b3.jpg


100317a4b3.jpg

4. Nokia Unik

Phát huy xu hướng di động thời trang, Nokia Unik đem đến cái nhìn khác lạ trong cách thể hiện cá tính người dùng. Điện thoại oách nhất mặt nạ phía sau gồm 152 ô vuông nhỏ, cho phép tùy biến để tạo ra mô hình mới với đủ loại màu sắc và chất liệu thoải mái thay đổi. Nhờ đó, teen mình thỏa thích điều chế một “khuôn mặt” thể hiện cảm xúc hoặc chỉ đơn giản là làm mới dế cưng mỗi ngày cũng hay lắm đó!

100317a5b3.jpg


100317a6b3.jpg


100317a7b3.jpg

5. Transparent Nokia Phone

Khoe dáng trong suốt nhìn xuyên qua, Transparent Nokia Phone bố trí chiếc màn hình cảm ứng có đèn nền lung linh trong đêm tối. Phần dưới của điện thoại sẽ là nơi cất giữ nguồn pin và hầu hết thiết bị phần cứng kết hợp cùng nút khởi động và camera chụp hình (5 chấm) nằm mỗi bên. Đồng thời, giao diện của máy cũng hỗ trợ thay đổi theo sở thích cá nhân.

100317a8b3.jpg


100317a9b3.jpg


100317a10b3.jpg

Theo Kenh14
 

HuynhThanh

New Member
Video đầu tiên quảng cáo Windows Phone 7

Microsoft nhấn mạnh vào các yếu tố như khả năng kết nối, chia sẽ trên mạng xã hội của nền tảng này.

Windows Phone 7 là hệ điều hành nối tiếp Windows Mobile với nhiều cải tiến về giao diện. Nền tảng này sẽ xuất hiện trên di động vào cuối năm nay, trong đoạn clip quảng cáo đầu tiên, nhà sản xuất đã nhắm vào các tính năng như chụp ảnh, chia sẻ trên mạng xã hội và định vị GPS.

Dưới đây là đoạn video quảng cáo mang tên "Gặp Anna".

[video=youtube;EQ5gpMf2--w]http://www.youtube.com/watch?v=EQ5gpMf2--w[/video]​

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
Dùng HTC Legend như bút cho iPhone

Với bộ khung bằng nhôm, Legend dẫn điện tốt và có thể chạm vào màn hình iPhone để điều khiển các ứng dụng.

htc.jpg

HTC Legend và iPhone đều là những chiếc di động sở hữu màn hình cảm ứng điện dung, cho phép dùng ngón tay để điều khiển. Khác với màn hình điện trở, công nghệ điện dung không dùng lực, mà chỉ sử dụng được khi chạm da tay (với tư cách là vật mang điện) lên màn hình.

Legend có bộ khung nhôm khối, đây là vật liệu mang điện tốt, do đó người dùng có thể cầm tay lên và chạm vào màn hình iPhone, điều khiển khá tốt. Trong khi đó, thử nghiệm với iPhone 2G (vỏ nhôm) thì không được. Tại Hàn Quốc, đã có người dùng xúc xích để làm bút điều khiển iPhone, bởi thực phẩm này cũng dễ mang điện.

Đoạn video dưới đây dùng HTC Legend vỏ nhôm để chạm và điều khiển trên màn hình iPhone.

[video=youtube;3ARI9opKcBw]http://www.youtube.com/watch?v=3ARI9opKcBw[/video]​

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
HTC HD mini và Legend xuất hiện ở TP HCM

Những chiếc điện thoại "đình đám" của hãng HTC đã được đưa về Việt Nam chạy thử nghiệm, nhằm tung ra thị trường trong tháng sau.

HTC HD mini là phiên bản mới của dòng HD, chạy hệ điều hành Windows Mobile 6.5. Thiết kế của HD mini khá nhỏ gọn, kích thước 103.8 x 57.7 x 11.7 mm.

giao%20dien.JPG


Điện thoại HTC HD mini.

Điện thoại dùng màn hình cảm ứng điện dung 3,2 inch khá nhạy, hình ảnh sắc nét rực rỡ. Màn hình nhanh nhạy với mọi thao tác của ngón tay. Các mạng xã hội được tích hợp giúp người dùng kết nối với bạn bè nhanh chóng. Ngoài ra người dùng cũng có thể tạo riêng nhiều giao diện theo ý thích của mình.


Điện thoại HTC Legend được xem là đàn em của HTC Hero, dùng hệ điều hành Android 2.1. Thiết kế của Legend khá giống với Hero với những góc cạnh bo tròn. Tuy nhiên vỏ máy được thiết kế nguyên khối bằng nhôm khiến máy có vẻ chắc chắc và sáng.

mat%20truoc%201.JPG


và HTC Legend.

Legend dùng giao diện HTC Sense giúp người dùng tùy biến theo ý thích và khá dễ sử dụng, camera 5 megapixel kèm đèn LED flash, kết nối Wi-Fi, GPS...

Giá bán dự kiến của HTC Legend là 11,9 triệu đồng và HTC HD mini vào khoảng 10,6 triệu đồng.

Theo VnExpress
 

HuynhThanh

New Member
5 mobile cảm ứng bình dân

Dù không phải là điện thoại cảm ứng đầu tiên nhưng Apple đã thay đổi hoàn toàn thị trường di động. iPhone đã tạo cơn sốt khiến các hãng tranh đua sản xuất “dế” sử dụng công nghệ này với giá thành rẻ hơn. Sau đây là 5 điện thoại cảm ứng giá cả phải chăng.

1. Nokia 5530 XpressMusic

Nokia-5530.jpg

Cũng giống như 5800 XpressMusic, 5530 sử dụng giao diện cảm ứng rộng 2,9 inch. Máy nghe nhạc tích hợp cho thời gian nghe nhạc liên tục 27 tiếng. Và, điện thoại hỗ trợ thẻ nhớ 4GB để lưu trữ bài hát và hình ảnh.

Ngoài ra, chiếc điện thoại này còn có camera 3,2 megapixel, hỗ trợ kết nối Bluetooth, WiFi, và giắc cắm headphone 3.5mm.

Đáng tiếc, 5530 XpressMusic không hỗ trợ kết nối 3G.

Giá bán: khoảng 4,5 triệu đồng.

2. Samsung Galaxy Spica (I5700)

SS-i5700.jpg

Điện thoại Android đầu tiên của Samsung là I7500 (Galaxy Spica). Smartphone chưa có mặt tại các thị trường châu Á, mới chỉ bắt đầu bán tại Ấn Độ.

Một trong những tính năng ấn tượng nhất của I5700 là bộ vi xử lý 800MHz - vượt trội hơn hẳn các điện thoại Android khác, như HTC Magic với bộ xử lý 528MHz Qualcomm.

Về tính năng giải trí, Samsung Galaxy Spica được trang bị khe cắm audio 3.5mm, hỗ trợ định dạng DivX để trình diễn video chất lượng cao.

Giá bán: 6,6 triệu đồng.

3. HTC Tattoo

HTC-tatoo.jpg

Là chiếc điện thoại Android thứ 2 sử dụng giao diện Sense, cho phép người dùng tùy biến theo phong cách cá nhân. Tattoo có đầy đủ tính năng của phần mềm Android nhưng giá bán phải chăng. Máy hỗ trợ giắc cắm tai nghe 3,5mm, kết nối HSDPA và thời lượng pin ấn tượng. Đáng tiếc, màn hình hơi bé 2.8-inch QVGA.

Giá bán: 8,5 triệu đồng.

4. Samsung Jet

SS-Jet.jpg

Samsung Jet được trang bị màn hình cảm ứng 3.1-inch AMOLED, độ phân giải WVGA (800 x 480-pixel) - khả năng hiển thị của Jet sắc nét ngang ngửa với HTC Touch HD và Sony Ericsson Xperia X1. Samsung Jet hỗ trợ kết nối HSDPA, Wi-Fi, Bluetooth và hệ thống định vị GPS.

Máy được tích hợp camera 5 megapixel, có hai đèn LED chiếu sáng và điện thoại được “tăng tốc” với bộ vi xử lý 800MHz.

5. LG Arena (KM900)

LG-Arena.jpg

Màn hình cảm ứng là tính năng lý tưởng để xem phim trên mobile. LG Arena hay còn gọi là KM900 được trang bị touchscreen 3 inch, camera 5 megapixel, bộ nhớ trong 8GB, hỗ trợ kết nối GSM, Wi-Fi, GPS.

Mặc dù vậy, LG Arena không phải là chiếc điện thoại xuất sắc bởi dù giao diện mới rất bóng bẩy nhưng chính nó lại khiến cho máy chạy chậm hơn và khó sử dụng hơn.

Giá bán: 6,9 triệu đồng.

Theo Dantri
 

HuynhThanh

New Member
Ứng dụng iPhone xóa tan nếp nhăn và mụn trứng cá

Bạn từng nghĩ đến một ngày nào đó các nếp nhăn và mụn trứng cá của mình biến mất nhờ gọi điện thoại? Điều đó giờ đây đã thành hiện thực khi hai ứng dụng mới dành cho iPhone có thể làm được điều này.

small_262434.jpg

Đó là hai ứng dụng AcneApp và Atomic Rec. Hai ứng dụng này đều sử dụng màn hình đèn LED của iPhone để tạo ra bước sóng có thể có ích cho làn da.

Dù tỷ lệ tác động ít hơn nhiều nhưng nguyên lý hoạt động cơ bản của hai ứng dụng trên cũng giống như liệu pháp ánh sáng xanh và đỏ sử dụng trong phòng khám của các bác sĩ chuyên khoa da liễu có khả năng diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá, chữa bệnh viêm da và điều trị vết nhăn bằng việc thúc đẩy tạo ra collagen (một loại protein chiếm tới 25% tổng lượng protein trong cơ thể người, có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau).

AcneApp ứng dụng xung điện xoay chiều của ánh sáng xanh và đỏ để chống lão hóa và ngăn ngừa mụn, trong khi Atomic Red sẽ giúp thả lỏng cơ, làm giảm đau khớp và xóa nếp nhăn.

Và điều đặc biệt, mỗi ứng dụng trên chỉ có giá là 1,00 USD.

Theo VnMedia
 

HuynhThanh

New Member
Rò rỉ hình ảnh giao diện BlackBerry OS 6.0?

Theo tin từ BBLeaks, những hình ảnh đầu tiên được coi là giao diện của BlackBerry OS 6.0 - phiên bản OS cho các thiết bị trong tương lai mà RIM đang phát triển đã bị rò rỉ. Cụ thể đó là những hình ảnh chúng ta thấy ở dưới đây.

img-1269052085-1.jpg

Thông qua hình ảnh trên, có thể thấy giao diện HomeScreen của BlackBerry OS 6.0 trở nên bắt mắt và tiện lợi hơn rất nhiều so với giao diện từ các thiết bị BlackBerry hiện tại. Ở đây, HomeScreen có thể cho phép chúng ta cá nhân hóa hệ thống các trang chủ một cách dễ dàng, mặc định có: thời tiết, tin tức mới nhất, kết quả thể thao... Đồng thời qua những hình ảnh “quý” này, chúng ta cũng có thể đoán được rằng: OS 6.0 được trình diễn trên thiết bị có độ phân giải tương đương so với Storm hay Storm 2.

Các widget UI (User Interface - Giao diện người dùng) nhìn tương tự các widget của Google Nexus One, và có vẻ như BlackBerry OS 6.0 sẽ được đóng gói với đa dạng các widget hữu ích và bắt mắt nhằm "thách đấu" với Google Android, iPhone hay các dòng Smartphone cấp cao khác.

Người dùng BlackBerry đang hồi hộp chờ đợi nền tảng OS 6.0 mới và hi vọng rằng, RIM sẽ sớm giới thiệu nó trong thời gian tới, khi mà chút thông tin hình ảnh không mong muốn đã bị rò rỉ.

Theo Thongtincongnghe
 

HuynhThanh

New Member
Khám phá thế giới điện thoại “nhái” ở Trung Quốc

Tiến bộ về công nghệ đã cho phép hàng trăm công ty nhỏ của Trung Quốc, trong đó có những doanh nghiệp chỉ có 10 nhân viên, tung ra thị trường chợ đen những chiếc điện thoại có giá thậm chí chỉ 20 USD mỗi chiếc.

img-1269030071-1.jpg

Người mua dùng thử điện thoại nhái để "kiểm định" chất lượng Trong một cửa hàng điện thoại ở thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc, nhân viên bán hàng đang cho khách xem một chiếc điện thoại với đường nét sắc sảo và màn hình cảm ứng không chê vào đâu được. Logo hình quả táo phía sau lưng chiếc điện thoại này khiến khách tưởng đây là chiếc iPhone của Apple.

Tuy nhiên, anh nhân viên bán hàng tỏ ra khá trung thực khi thú nhận, đây không phải là chiếc iPhone, mà là một chiếc Hi-Phone! “Nhưng chiếc điện thoại này cũng tốt chẳng kém gì iPhone đâu!”, anh khẳng định thêm.

Từ túi xách “nhái” tới điện thoại “nhái”


Trong khi đó, hàng chục cửa hiệu kế bên cũng bày bán la liệt các mẫu điện thoái “nhái” hàng của Nokia, Motorola, Samsung… hoặc những chiếc điện thoại giá bèo có vẻ bề ngoài na ná. Nếu không để ý kĩ, sẽ chẳng ai biết đâu là giả, đâu là thật.

“Cách đây 5 năm, chẳng có chiếc điện thoại giả nào cả. Để sản xuất điện thoại, người ta cũng cần nhà thiết kế, kỹ sư phần cứng, phần mềm… Nhưng nay, một công ty chỉ có 5 nhân viên cũng có thể cho ra lò điện thoại. Trong vòng 100 dặm quanh đây, anh có thể tìm được khối nhà cung cấp”, anh Xiong Ting, một quản lý bán hàng tại công ty chuyên sản xuất linh kiện điện thoại Triquint Semiconductor, cho biết.

Tiến bộ về công nghệ đã cho phép hàng trăm công ty nhỏ của Trung Quốc, trong đó có những doanh nghiệp chỉ có 10 nhân viên, tung ra thị trường chợ đen những chiếc điện thoại có giá thậm chí chỉ 20 USD mỗi chiếc.

Giữa lúc các công ty Trung Quốc đang nỗ lực tiến lên trong chuỗi giá trị của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch chuyển từ sản xuất đồ chơi và hàng dệt may sang sản xuất máy tính và xe hơi chạy điện, thì lĩnh vực sản xuất hàng “nhái” ở nước này cũng có sự chuyển biến tương tự. Sau nhiều năm làm hàng túi xách đồ hiệu “nhái” và đĩa DVD rẻ tiền, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang “gặm” dần thị phần của những hãng sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới.

Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong vòng vài năm trở lại đây, điện thoại di động giả, “nhái” đã chiếm thị phần trên 20% tại thị trường điện thoại di động Trung Quốc. Theo hãng nghiên cứu Gartner của Mỹ, Trung Quốc cũng chính là thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, điện thoại “nhái” có nguồn gốc Trung Quốc còn được xuất khẩu sang Nga, Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu, và thậm chí cả thị trường Mỹ. “Thị trường điện thoại giả đang mở rộng quá nhanh chóng. Họ bắt chước Apple, Nokia, và bất kỳ hãng nào mà họ muốn. Họ phản ứng rất nhanh với thị trường”, nhà phân tích cao cấp Wang Jiping tại công ty nghiên cứu các xu hướng công nghệ IDC, nhận xét.

Cuộc chiến chống điện thoại “nhái”

Lo ngại về tốc độ tăng trưởng như vũ bão của các loại điện thoại giả, “nhái”, các thương hiệu điện thoại lớn đang thúc giục Chính phủ Trung Quốc tìm biện pháp ngăn chặn. Đồng thời, họ cũng cảnh báo người tiêu dùng về những rủi ro có thể xảy ra với sức khỏe khi sử dụng những loại điện thoại này, chẳng hạn, loại pin rẻ tiền trong điện thoại “nhái” có thể nổ bất kì lúc nào.

Hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới Nokia cho biết, hãng này đang hợp tác với Bắc Kinh để chống lại sự lan tràn của điện thoại “nhái”. Motorola cho hay, họ cũng đang hành động tương tự, trong khi Apple từ chối bình luận.

Thậm chí các hãng sản xuất điện thoại của Trung Quốc cũng đang mất dần thị phần vào tay những công ty “ngầm” vốn có lợi thế chi phí vì trốn được các loại thuế và phí. “Chúng tôi đang hứng chịu tác động nghiêm trọng từ các loại điện thoại giả. Các nhà sản xuất điện thoại hợp pháp phải nộp thuế giá trị gia tăng 17%, trong khi các công ty làm hàng giả trốn được khoản này”, ông Chen Zhao, Giám đốc bán hàng tại hãng điện thoại di động Konka của Trung Quốc, cho hay.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, các nhà chức trách Trung Quốc chưa làm được gì nhiều để ngăn chặn sự lan tràn của các loại “dế” giả. Những sản phẩm “chợ đen” này thậm chí còn được quảng cáo trên các chương trình quảng cáo truyền hình đêm khuya với những lời mời chào như “giá bằng 1/5, chức năng và bề ngoài y chang…” hoặc “mua shanzhai để chứng tỏ lòng yêu nước của bạn” (shanzhai là tiếng Trung Quốc để gọi hàng “nhái” nói chung, trong đó có điện thoại di động giả).

Tháng trước, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã cảnh báo người tiêu dùng về sự nguy hiểm của các sản phẩm điện thoại giả với mức độ bức xạ vượt quá giới hạn cho phép. Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Trung Quốc cho biết, điện thoại giả là mặt hàng nhận được nhiều sự phàn nàn nhất từ phía người tiêu dùng trong năm 2008. Báo chí Trung Quốc đưa tin, cách đây vài tuần, một người đàn ông 45 tuổi ở miền Nam Trung Quốc đã bị bỏng nặng sau khi chiếc điện thoại mà ông này sử dụng phát nổ trong túi áo sơ mi.

Tính sáng tạo của các công ty Trung Quốc

Tuy nhiên, điều này có vẻ như chẳng ảnh hưởng gì tới doanh số thị trường điện thoại di động “chợ đen”, nơi mỗi chiếc điện thoại di động có giá bình quân từ 100-150 USD. Với mức giá hời này, nhiều người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có được một chiếc điện thoại sành điệu.

“Tôi đã xem chiếc iPhone trên mạng. Trông thích thật đấy, nhưng giá lên tới tận 500 USD. Quá đắt! Thế là tôi quyết định tậu một chiếc iPhone “nhái”. Tôi mua ngay tại chợ đồ điện tử ở đây. Trông nó đúng như thật ấy!”, anh Yang Guibin, một nhân viên văn phòng 30 tuổi ở Trùng Khánh, kể lại.

Một số chuyên gia cho hay, họ tin rằng làn sóng điện thoại giả, “nhái” là biểu hiện của tính sáng tạo kiểu Trung Quốc. “Trên thực tế, những công ty nhỏ của Trung Quốc có tính sáng tạo rất cao. Họ hình thành chuỗi cung cấp và phản ứng nhanh chóng tới những xu hướng mới mà chẳng cần tới quá nhiều công nghệ”, Giáo sự Yu Zhou thuộc Đại học Vassar ở New York, Mỹ, nhận xét.

Mặc dù những chiếc điện thoại “nhái” có vẻ bề ngoài y hệt những chiếc điện thoại thật của các thương hiệu nổi tiếng, các công ty sản xuất hàng giả của Trung Quốc cũng bổ sung thêm những tính năng đặc biệt như màn hình rộng hơn, chế độ 2 thẻ SIM, thậm chí cả ống kính telescopic cho camera của điện thoại…

Tất cả những sáng tạo này đều là sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất điện thoại giả, “nhái” của Trung Quốc. Trong khi đó, đây lại là một lĩnh vực mới chỉ bắt đầu manh nha vào năm 2005, sau khi công ty bán dẫn Mediatek của Đài Loan giúp làm giảm đáng kể chi phí và tính chất phức tạp của việc sản xuất điện thoại di động.

Sử dụng giải pháp mà các chuyên gia gọi là giải pháp chìa khóa trao tay, Mediatek đã phát triển một bảng mạch có thể tích hợp những chức năng của nhiều con chip mà không cần nhiều chi phí, giúp các công ty nhỏ có cơ sở để cho ra lò những chiếc điện thoại di động giá “bèo”.

Dễ như làm điện thoại “nhái”

Ngành sản xuất điện thoại giả, “nhái” tiếp tục được tiếp sức vào năm 2007 khi các nhà quản lý Trung Quốc tuyên bố, các công ty muốn sản xuất điện thoại di động không còn cần phải có giấy phép nữa.

Quy định này đã châm ngòi cho một làn sóng ra đời của các loại điện thoại giả, “nhái” ở Trung Quốc. Các công ty nhỏ chỉ cần mua chip đã có sẵn phần mềm của Mediatek, sau đó tìm kiếm nguồn linh kiện và thuê một nhà máy lắp ráp. Chiến lược marketing cũng hết sức đơn giản: Các mẫu thiết kế và tên sản phẩm được copy tương tự hoặc bắt chước của các thương hiệu lớn, chẳng hạn Sumsung hoặc Nckia…

Các nhà sản xuất cho hay, xâm nhập vào chuỗi cung cấp của các thương hiệu lớn cũng chẳng phải là việc khó. “Nhiều nhà máy thường sản xuất ca đêm cho các công ty khác. Chẳng ai từ chối một đơn đặt hàng trên 5.000 chiếc điện thoại di động cả”, ông Zhang Haizhen, người cách đây chưa lâu còn điều hành một công ty điện thoại giả, nhái ở Thâm Quyến, cho hay.

Những người cùng giới với ông Zhang cũng thú nhận, đây là một lĩnh vực kinh doanh ngầm. “Chúng tôi là một dạng nhà sản xuất bất hợp pháp. Tại Thâm Quyến, có nhiều nhà máy nhỏ ngấm ngầm tồn tại. Về cơ bản, chúng tôi có thể sản xuất bất kỳ loại điện thoại nào”, ông Zhang Feiyang, chủ công ty sản xuất iPhone “nhái” có tên Yuanyang, nói.

Các nhà phân tích cho hay, cuộc đua với hàng “nhái”, giả đang buộc các “đại gia” điện thoại di động phải hạ giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, những thương hiệu điện thoại mới của Trung Quốc cũng đang nổi lên, như Meizu - một thương hiệu được xem là “Apple mới”, với những gian hàng rất sành điệu đã mọc lên.

“Điện thoại của chúng tôi còn tốt hơn cả iPhone ấy chứ. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một chiếc điện thoại khiến người Trung Quốc phải tự hào”, ông Liu Zeyu, một nhân viên bán hàng của Meizu ở Thâm Quyến, hồ hởi nói.

Theo tính toán của tờ New York Times, chi phí sản xuất một chiếc điện thoại “nhái” ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 40 USD, mặc dù những chiếc điện thoại “nhái” cấp thấp thậm chí chỉ có chi phí bằng nửa số tiền này. Trong khi đó, giá bán lẻ của mỗi chiếc điện thoại giả, “nhái” tại Trung Quốc là 100-150 USD.

Theo VnEconomy
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top