• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 10-12-2008

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongNguyen

Well-Known Member
Nokia 5800 XpressMusic hơn iPhone

Mặc dù iPhone là chiếc điện thoại "đỉnh cao" về thiết kế và giao diện đẹp, nhưng các fan của Nokia 5800 XpressMusic vẫn đưa ra những lý do để thấy điện thoại của mình hay hơn.

Cả hai đều là những điện thoại màn hình cảm ứng, hướng mạnh vào giải trí. Tuy vậy, vẫn có những điểm khác về thiết kế và tính năng. Dưới đây là những điểm mà những người yêu Nokia 5800 XpressMusic cảm nhận di động của mình tốt hơn.

nokia-5800-xpressmusic-4.jpg

Nokia 5800 XpressMusic nhỏ gọn hơn iPhone. Ảnh: Cnet.

Nokia 5800 XpressMusic nhỏ gọn và dễ cầm trong lòng bàn tay.

iPhone rộng hơn, và khó để điều khiển bằng một tay, trong khi đó, 5800 XpressMusic thon, gọn vừa vặn để cầm chắc, dùng ngón tay điều khiển các ứng dụng trên màn hình. Kích thước để so sánh hai model này, iPhone: 115,5 x 62,1 x 12,3 mm, điện thoại của Nokia: 111 x 51,7 x 15,5 mm.

iPhone nặng hơn Nokia 5800.

Trọng lượng chiếc di động của Nokia chỉ là 109 gram, nhưng di động của Apple lên tới 133 gram.
Độ phân giải màn hình của 5800 XpressMusic cũng tốt hơn.

Điểm mạnh của iPhone là máy có màn hình rộng tới 3,5 inch, trong khi 5800 chỉ có 3,2 inch. Tuy vậy, xem phim trên di động của Nokia lại mịn màng và sắc nét hơn, bởi màn hình có độ phân giải lên tới 640 x 360 pixel. Trong khi di động của Apple chỉ có độ phân giải 480 x 320 pixel.

iphone-2.jpg

iPhone có bộ nhớ lớn những không mở rộng được. Ảnh: Gsmarena.

Nokia 5800 XpressMusic hỗ trợ mở rộng bộ nhớ.

iPhone có hai lựa chọn là dung lượng 8 hoặc 16 GB. 5800 cũng trang bị thẻ nhớ đi kèm 8 GB, và cho phép mở rộng tới 16 GB. Người dùng điện thoại của Nokia sẽ linh hoạt hơn, sử dụng dung lượng phù hợp với nhu cầu, trong khi iPhone thì không thể.

Nhập liệu trên Nokia 5800 XpressMusic đa dạng hơn.

iPhone đã nổi tiếng với cách nhập liệu bằng cách di chuyển ngón tay, tuy nhiên, 5800 còn làm được nhiều hơn thế. Máy cho phép nhập liệu bằng ngón tay, dùng bút, phim gảy đàn và cả khả năng nhận dạng chữ viết khi tác động lên màn hình.

Nokia 5800 XpressMusic có nhiều tính năng cơ bản hơn.

iPhone không thể nào cắt, dán (cut, paste) các đoạn văn bản. Chiếc di động cảm ứng đa điểm cũng "bó tay" trước việc lưu các tài liệu đính kèm trong e-mail, dùng tai nghe, nhạc chuông khác. 5800 XpressMusic làm được tất cả.

nokia-5800-xpressmusic-3.jpg

Nokia 5800 có pin tốt, nhiều tính năng cơ bản. Ảnh: Cnet.

Điện thoại cảm ứng của Nokia nhiều màu sắc hơn.

Nếu muốn mua iPhone màu trắng, người dùng sẽ phải chọn phiên bản 16 GB, máy còn có model màu đen với hai bản 8 và 16 GB. Tuy nhiên, Nokia 5800 XpressMusic có tới 3 màu đỏ, xanh và đen, người dùng có thể tự do chọn lựa.

Pin trên Nokia 5800 cũng tốt hơn.

Di động của Nokia cho phép chơi nhạc liên tục tới 35 giờ, còn iPhone chỉ 24 giờ. Thời giam đàm thoại và chế độ chờ của máy cũng vượt trội hơn 30% so với iPhone.

iPhone có thời gian đàm thoại 5 giờ, thời gian chờ 300 giờ, pin không thể tháo rời. Nokia 5800 đàm thoại liên tục tới 8,8 giờ, thời gian chờ là 406 tiếng đồng hồ và người dùng có thể thay pin.

Camera của Nokia 5800 XpressMusic phân giải lớn, nhiều tùy chỉnh.

Máy ảnh của 5800 là 3,2 Megapixel, người dùng có thể bật đèn flash, zoom 3x. Còn iPhone chỉ có máy ảnh 2 Megapixel, không đèn flash, zoom.

iphone.jpg

Tải nhạc cho iPhone mất tiền còn 5800 thì miễn phí một năm. Ảnh: Cnet.

Điện thoại của Nokia có thể đàm thoại video.

Trong khi đó, iPhone thì không, di động của Apple không có camera phía trước. Mặc dù, iPhone 3G ra mắt, hỗ trợ kết nối tốc độ cao, nhưng Apple vẫn "quên" trang bị khả năng này.

iPhone cũng thua kém khi không thể quay phim được.

Muốn lưu các đoạn video từ iPhone, người dùng phải cài phần mềm thứ ba. Trong khi 5800 XpressMusic tự làm tốt được điều này.

Dịch vụ âm nhạc của Nokia miễn phí một năm.

Muốn tải các ca khúc trên gian nhạc của Apple, người dùng iPhone phải trả tiền. Trong khi đó, mua 5800 XpressMusic, người dùng được download nhạc một năm từ "Comes with music".

Nokia 5800 XpressMusic cũng có những tính năng mà người dùng iPhone thèm thuồng.
Máy cho phép quay số giọng nói, ghi âm, duyệt web với flash, bắt sóng FM, còn iPhone thì không thể.

nokia-5800-xpressmusic-1.jpg

Nokia 5800 XpressMusic có giá tốt hơn iPhone. Ảnh: Cnet.

Bluetooth trên iPhone cũng là nhược điểm.

Nhiều người dùng cho biết, Bluetooth trên iPhone không phải là Bluetooth. Đơn giản bởi máy chỉ hỗ trợ kết nối với tai nghe, không chia sẻ file. Trong khi 5800 XpressMusic cho phép kết nối dữ liệu, nghe nhạc trên tai nghe chất lượng cao hơn bằng công nghệ A2DP mà iPhone không có.

Tin nhắn của Nokia 5800 hỗ trợ MMS.

Máy cho phép gửi ảnh, âm thanh có dung lượng 600 kb qua tin nhắn. Khi chụp ảnh 5800 XpressMusic cũng tự động chuyển về kích thước nhỏ để gửi qua MMS. Trong khi đó, iPhone không hỗ trợ forward tin nhắn và gửi MMS.
Giá bán của Nokia 5800 XpressMusic cũng là lý do để cân nhắc.

Hiện tại nhiều quốc gia, 5800 có giá khoảng 450 USD và có thể sử dụng được với mọi mạng. Trong khi đó, iPhone 199 USD (8 GB), 299 USD (16 GB) nhưng chỉ được sử dụng một mạng và trong hai năm, người dùng sẽ phải chịu trả tiền dịch vụ cho nhà mạng.

Tại Việt Nam, iPhone 3G hiện có giá từ 12 đến 14 triệu đồng, còn 5800 XpressMusic hàng xách tay là 9,6 đến gần 10 triệu đồng.
Theo Sohoa
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
300 triệu lượt tải ứng dụng cho iPhone

Apple cho biết, đã có 300 triệu lượt download và 10.000 phần mềm cho iPhone từ kho ứng dụng App Store của hãng kể từ khi ra mắt.

iphone1.jpg

Đã có 10.000 ứng dụng cho iPhone trên App Store. Ảnh: Cnet.

Tuy nhiên, trong 300 triệu lượt download, hãng không cho biết có bao nhiều ứng dụng tải trả tiền hay miễn phí.
Kho phần mềm App Store được Apple ra mắt tháng 7 vừa rồi, sau một tháng đã có 60 triệu lượt download (Apple thu lãi 30 triệu USD). Ngày 21/10 vừa rồi, giám đốc điều hành của hãng thông báo kho ứng dụng của mình đã có 5.550 ứng dụng và 200 triệu lần tải.

Với lợi thế màn hình cảm ứng rộng, chuyển đổi màn hình khi nghiêng máy, phần lớn các ứng dụng trên App Store là các game chuyển động, cho phép người dùng rung lắc iPhone để chơi.
Theo Sohoa
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
Chiếc điện thoại cảm ứng bí ẩn tiếp theo của Nokia

Trong sự kiện Nokia Capital Markets Day 2008 diễn ra cuối tuần qua, hãng sản xuất Phần Lan đã âm thầm giới thiệu một thiết bị với giao diện màn hình touchscreen và hệ điều hành S60 hoàn toàn mới mẻ.

N6.jpg

N5.jpg

Ảnh: EnGadget.

Chiếc điện thoại này sẽ có dung lượng lớn, "khả năng tương tác trực tiếp qua bút và ngón tay" và giao diện người dùng khác hẳn nền S60 hiện tại. Bản thuyết trình còn xuất hiện một số hình ảnh của N810, cho thấy thiết bị mới dường như sẽ được thiết kế theo phong cách tương tự.

Hiện điện thoại màn hình cảm ứng Nokia 5800 XpressMusic đã có mặt tại một số quốc gia, còn N97 - phiên bản touchscreen đầu tiên thuộc dòng Nseries - sẽ được tung ra thị trường trong năm tới.

Một vài hình ảnh khác trong slide thuyết trình về dự án phát triển thiết bị cảm ứng và chiến lược kinh doanh của Nokia:

N2.jpg

N3.jpg

N4.jpg

N10.jpg

N11.jpg

N12.jpg

N13.jpg


Theo VnExpress
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
Sony Ericsson, Asus đứng chung trận tuyến với Google Android

G1_Dec2008.jpg

Hệ điều hành Android sẽ sớm có mặt trên các điện thoai đa chức năng do Sony Ericsson, Toshiba, Asus sản xuất, khi ba “ông lớn” này vừa kí thoả thuận gia nhập “liên minh Android” do Google khởi xướng, cùng với 11 hãng khác.

Cùng gia nhập liên minh Open Handset Alliance (OHT) với kế hoạch đưa điện thoại Android mới ra thị trường vào mùa hè năm tới có Motorola, Samsung, LG v.v.. Sony Ericsson vốn trung thành với smartphone dùng hệ điều hành Symbian (mới đây được Nokia mua lại và chuyển thành mã nguồn mở). Nỗ lực mới nhất của hãng là Xperia 1 dùng Windows Mobile không thành công như mong đợi. Cùng chung cảnh chợ chiều là Toshiba, Asus với các mobile dùng Windows Mobile - ngoại trừ Asus P565.

Không khó để nhận ra điểm chung lớn nhất giữa các thất bại trên là hệ điều hành Windows Mobile dành cho smartphone của Microsoft. Có vẻ như người tiêu dùng đã không còn mặt mà với Windows Mobile, thể hiện qua doanh số thụt lùi của các smartphone sử dụng HĐH này. Và trong khi các hãng như Sony Ericsson tốn hàng năm trời để phát triển, quảng cáo các mẫu mobile mới, Apple vươn lên mạnh mẽ, chiếm tới 30% thị trường smartphone Mĩ – một trong những thị trường quan trọng nhất thế giới.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới ảm đạm cũng là nhân tố khiến Sony Ericsson, Toshiba, Asus quyết định gia nhập liên minh OHT. HĐH Android của Google là lựa chọn rẻ tiền hơn hẳn, thậm chí miễn phí so với Windows Mobile. Do là mã nguồn mở, Google không đòi tiền bản quyền trên các smartphone dùng Android, từ đó giúp giảm mạnh giá thành điện thoại – yếu tố rất quan trọng trong thời buổi kinh tế suy thoái hiện nay.

Người dùng tất nhiên hưởng lợi từ quyết định trên của các “ông lớn”. Hiện tại, điện thoại Android duy nhất có mặt trên thị trường là G1 của T-Mobile. Dù có tương lai sáng sủa, G1 bị chỉ trích khá nhiều do không thích hợp với người dùng doanh nhân, cũng không hề mạnh về đa phương tiện. Với sự góp mặt của các “tay chơi” mới, người dùng sẽ thêm nhiều lựa chọn hơn. Ví dụ như Sony Erricsson có thể tung ra “Android Walkman” nghe nhạc xem phim, trong khi Toshiba trình làng Android chuyên dành cho doanh nhân.

Bên cạnh Sony Ericsson, Toshiba, Asus, các tên tuổi đáng chú ý trong lần gia nhập lần này còn có Vodafone, Huawei, Garmin International, ARM, AKM Semiconductor v.v.. Các thành viên sẽ phát triển phần cứng cho Android, đóng góp mã lập trình cho hệ điều hành này, cũng như hỗ trợ nền tảng Android bằng các dự án, sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ Android.
Theo Dantri
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
“Cuộc chiến” BlackBerry Storm, G1, iPhone

BB-G1Storm-nb.jpg

BlackBerry Storm, G1, iPhone là những "bom tấn" trên thị trường di động.
Trong lúc thị trường nước ngoài chờ đón G1 của Google, cộng đồng người sử dụng di động Việt Nam, đặc biệt là người hâm mộ BlackBerry của RIM, đang nóng lòng bàn tán về “kẻ hủy diệt” chiếc iPhone của Apple: BlackBerry (BB) Storm 9530.


Chưa ai biết liệu G1 và BB Storm có làm nổi cơn bão “quét” chiếc iPhone hay không, nhưng điều không thể phủ nhận là những kẻ đến sau luôn có những lợi thế về công nghệ.

RIM vừa tung ra BlackBerry Storm 9530 - chiếc điện thoại di động thông minh (smartphone) có màn hình cảm ứng đầu tiên của mình. Đằng sau nhà thiết kế và sản xuất RIM là hai nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động dày dạn kinh nghiệm và đầy uy tín Verizon Wireless (Mỹ) và Vodafone (châu Âu) - những hãng được chọn phân phối BB Storm và đang nuôi hy vọng chiếc smartphone mới này sẽ là “kẻ hủy diệt chiếc iPhone - iPhone killer” của Apple hiện do AT&T phân phối.

Tháng Mười, cộng đồng người sử dụng di động thế giới chào đón một sản phẩm mới: G1, do bộ ba HTC thiết kế phần cứng, Google phát triển phần mềm và T-Mobile phân phối ra thị trường.

G1 cũng là dòng smartphone dùng màn hình cảm ứng giống iPhone. Thị trường smartphone thế giới nhộn nhịp hẳn lên do tác động của chiến dịch tiếp thị hai sản phẩm mới này.

Nếu bạn có kế hoạch mua một chiếc smartphone vào cuối năm nay, bạn sẽ chọn Storm, G1 hay iPhone 3G ? Có lẽ xét theo các tính năng cơ bản sẽ không đủ thuyết phục.

Việc chọn lựa còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng máy, sự ổn định của máy, các hỗ trợ của mạng đang dùng cũng như chất lượng mạng và các tính năng chuyên dùng của máy như Data Service, tính năng văn phòng cũng như giá cả…

Những điểm cải tiến

Nếu nhìn các thông số về kích cỡ, kiểu dáng, cách nhấn bàn phím (touchscreen), chức năng thoại, tính năng dành cho văn phòng, bộ nhớ, camera, GPS… thì iPhone 3G, BB Storm và G1 có rất nhiều điểm giống nhau.

Tuy nhiên nhờ ra đời sau, BB Storm và G1 đã cải thiện một số tính năng mà người sử dụng cảm thấy không hài lòng với iPhone 3G như có camera có độ phân giải cao hơn; G1 và BB Storm đều có tích hợp bản đồ (BB Storm có tích hợp thêm bản đồ của BlackBerry, trong khi đó G1 cũng tích hợp Google Maps); G1 có thêm bàn phím QWERTY; pin dễ thay thế hơn.

Tuy nhiên, cả BB Storm và G1 đều dày và nặng hơn so với iPhone.

Chất lượng cuộc gọi

Để xem xét chất lượng cuộc gọi thì yếu tố cần quan tâm đầu tiên là chất lượng mạng di động, và từ lâu Verizon luôn kiên định trong việc xây dựng mạng không dây có chất lượng tốt nhất (về chất lượng cuộc gọi, số lượng cuộc gọi bị rớt cũng như độ tin cậy của mạng…).

Verizon cũng làm tốt hơn AT&T (nhà phân phối iPhone) về khâu chăm sóc khách hàng cũng như giá cả dịch vụ.

Theo www.cio.com, nếu bạn lấy chất lượng cuộc gọi làm tiêu chí để sử dụng dịch vụ thì nên đến với Verizon sẽ tốt hơn. Trong khi đó, trang cellphonebattles.com cho rằng về mật độ phủ sóng và chất lượng dịch vụ thì AT&T hơn hẳn T-Mobile. Vì thế, về chất lượng cuộc gọi xem ra G1 bất lợi nhất.

Phủ sóng mạng 3G

BB Storm có thể chạy trên CDMA/Ev-DO (Dual-Band : 800/1900 MHz), UMTS/HSPA (High Speed Packet Access) 2100 MHz của mạng 3G cũng như Quad Band GSM (850/900/1800/1900 MHz).

Trong khi đó, iPhone chỉ chạy trên UMTS/HSDPA (850, 1900, 2100 MHz) và Quad Band GSM, trong khi G1 chạy trên W-CDMA 1700/2100 MHz và Quad Band GSM. Như vậy, khả năng tương thích với mạng 3G của BB Storm sẽ cao hơn so với iPhone, sau đó mới đến G1.

Tại Mỹ, Verizon sử dụng công nghệ CDMA-Ev-DO Rev.A, trong khi đó AT&T sử dụng công nghệ GSM (HSPA/WCDMA). Theo Computerworld, AT&T và Verizon đã cung cấp tốc độ truy xuất dữ liệu (tốc độ download đỉnh, tốc độ download trung bình và tốc độ upload) gần như như nhau trên mạng 3G của mình, tuy AT&T có nhanh hơn một chút nhưng không đáng kể.

Khi quan sát mật độ phủ sóng 3G tại trang web cellularmap.net, người ta thấy T-Mobile là yếu nhất nên G1 sẽ bất lợi trong việc chạy các ứng dụng trên mạng này.

Ngoài ra, người dùng iPhone và G1 có nhiều tiện lợi hơn khi dùng Wi-Fi ở khu vực mình đang sử dụng để download dữ liệu, trong khi BB Storm lại không có được thuận lợi này. Như vậy, khả năng để truy xuất mạng Wi-Fi rẻ hơn thay cho các dịch vụ dữ liệu 3G đã có mang lại cho iPhone và G1 lợi thế nhỏ trong việc này.

Các tính năng văn phòng

iPhone 3G mặc định cho bạn sử dụng e-mail (Microsoft Exchange). Đây là hệ thống e-mail được sử dụng khá phổ biến khi kết hợp với các yếu tố như mạng 3G, và nó cũng cho phép chạy VPN (Virtual Private Network - mạng riêng ảo dành để kết nối các máy tính thông qua Internet) khi cần sự an toàn khi truy xuất dữ liệu từ xa.

BB Storm cũng hỗ trợ dùng nhiều tài khoản e-mail gồm BlackBerry Enterprise, Microsoft Exchange, Lotus Notes… và cho phép soạn thảo văn bản trên Word, Excel, PowerPoint đơn giản. Khi cần chạy với yêu cầu an toàn về dữ liệu, người sử dụng có thể truy xuất vào Server của BlackBerry.

Riêng G1 không hỗ trợ Microsoft Exchange, có lẽ do là sản phẩm của Google nên chỉ hỗ trợ Gmail, Calendar, Contact…

Bàn phím

RIM đã thay đổi cách bấm bàn phím, gọi là “clickable screen”, làm người sử dụng có cảm giác như thao tác trên bàn phím thật.

Bình thường màn hình cảm ứng hiển thị bàn phím SureType và Multi-tap, còn khi chuyển sang chế độ nằm ngang, BB Storm sẽ trình bày bàn phím QWERTY đầy đủ. Khi cần duyệt web, BB Storm giả lập cảm giác như đang sử dụng máy tính để bàn tốt hơn iPhone. Đó là nhờ màn hình có thể phân biệt được động tác chạm nhẹ với động tác ấn có chủ ý. Khi rê nhẹ sẽ như rê chuột còn nhấn mạnh là nhấp chuột.

G1, ngoài màn hình cảm ứng còn có thêm bàn phím thật (full QWERTY keyboard) sẽ hỗ trợ cho người sử dụng trong việc soạn các bản tin ngắn một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Tính ổn định của máy

Theo nhiều người sử dụng, các máy BlackBerry trước đây như 8100, 7XXX hơn hẳn iPhone về tính ổn định trong quá trình sử dụng cũng như chất lượng. Các máy iPhone được tung ra thị trường không lâu nhưng đã vướng một số lỗi như Wi-Fi yếu và không ổn định, phần mềm hay bị lỗi, hay bị mất sóng, cảm ứng bị lỗi…

Ngoài ra, về thiết kế thì pin hàn trên mainboard rất khó thay thế và khi màn hình bị hỏng, việc thay thế sẽ rất khó khăn, có khi phải thay luôn cả bộ màn hình.

Ở BlackBerry, chất lượng máy đã được khẳng định bao lâu nay. Tuy nhiên, đây là lần đầu BlackBerry dùng màn hình cảm ứng nên chưa thể nói được mức độ ổn định ra sao. Với G1, HTC đã là nhà sản xuất các smartphone từ lâu và chất lượng phần cứng cũng như màn hình LCD đã được khẳng định, còn phần mềm có ổn định hay không thì phải chờ kiểm chứng sau một thời gian hoạt động.

Khả năng sử dụng tại Việt Nam

Khi Việt Nam triển khai công nghệ 3G ( W-CDMA/HSPA băng tần 1900Mhz - 2100Mhz), cả ba máy BB Storm, G1 và iPhone đều có thể chạy được. Về lý thuyết, do được thiết kế bốn băng tần (Quad Band 850/900/1800/1900 MHz) nên ba máy này có thể chạy trên mạng GSM của Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhà phân phối hay nhà cung cấp dịch vụ nào tại Việt Nam chính thức phân phối iPhone, G1 cũng như BB Storm, cho nên hầu hết các máy này về Việt Nam bằng cách xách tay, được phân phối từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như AT&T, T Mobile… nên hầu hết đều bị khóa mạng, còn các máy phiên bản quốc tế (mua tự do, không bị khóa mạng) thì rất khó tìm.

Hiện nay, việc giải khóa mạng iPhone 3G chưa thể thực hiện hoàn chỉnh (hiện dùng cách ghép SIM) và tính ổn định của việc ghép SIM này không cao lắm như vào mạng chậm, hay mất sóng và không sử dụng hết các tính năng của iPhone 3G, giá mở mạng bằng SIM ghép hiện nay khoảng 400.000-500.000 đồng.

Với BB Storm, việc giải mã máy phụ thuộc vào khả năng mua code từ nước ngoài nhanh hay chậm. Thông thường, người giải mã sẽ gửi thông tin về IMEI và nhà cung cấp dịch vụ của máy cho các trang web chuyên làm dịch vụ bán code giải mã. Trong khoảng thời gian từ ba ngày đến bốn tuần, các trang web này sẽ gửi code mạng - Network Unlock Code về để nhập vào máy.

Theo các chuyên viên về BB Storm, nếu máy do các nhà cung cấp dịch vụ như Cingular, T-Mobile và AT&T phân phối, thời gian có code rất nhanh và rẻ (khoảng 4-9 Euro tùy mạng). Thời gian này có thể lâu hơn nếu nhà phân phối là Roger và Verizon (tối thiểu 28 Euro).

Như vậy, với BB Storm do Verizon và Vondafone phân phối, việc lấy code mạng có thể sẽ khó khăn hơn (khoảng một tháng).

Với G1, hiện nay đã có thể mua code qua mạng (tối thiểu 12 Euro), nên việc mở khóa G1 của T-Mobile để sử dụng tại Việt Nam là khả thi.

Theo Dantri
 

PhuongNguyen

Well-Known Member
Điện thoại giá từ 500 nghìn đến 17 triệu đồng được bảo hiểm

Khi bị mất hoặc do một tác động vô tình nào đó thiết bị liên lạc của bạn không dùng được nữa thì phía bảo hiểm sẽ đền bù bằng một sản phẩm mới 100% có giá trị tương đương.

top2.jpg

Ảnh: Cusc.

Chương trình do công ty bảo hiểm AAA bắt đầu triển khai từ ngày 15/12 với sự hợp tác cùng Vinasure và hệ thống siêu thị điện thoại di động (ĐTDĐ) Viễn Thông A.

Phạm vi của dịch vụ bao gồm việc: sửa chữa do trung tâm của nhà quản lý (Vinasure) thực hiện, thay thế hoặc đổi bằng một ĐTDĐ cùng nhãn hiệu hay có tính năng gần giống nhất. Nếu không, bồi thường bằng tiền mặt tương ứng với giá mua ban đầu người bị hại. Người tiêu dùng cũng được xét đền bù cho cước cuộc gọi phát sinh sau khi ĐTDĐ bị mất cắp.

Người được bảo hiểm phải trình báo cơ quan Công an, nhà cung cấp dịch vụ (AAA) và nhà quản lý (Vinasure) trong vòng từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ sau khi mất, để được xác minh bằng những chứng từ phù hợp mới được áp dụng đền bù thiệt hại cho ĐTDĐ.

Chương trình ban đầu thử nghiệm chỉ áp dụng cho những khách hàng mua sản phẩm mới tại hệ thống siêu thị ĐTDĐ của Viễn thông A. Những sản phẩm đã cũ hoặc hàng xách tay không được tham gia chương trình này.
Thời hạn bảo hiểm cho một điện thoại tối thiểu là 1 tháng và tối đa 1 năm. Trong vòng 24 giờ sau khi hết hạn bảo hiểm, khách hàng không tái đăng ký thì chiếc điện thoại này sẽ vĩnh viễn không được tham gia chương trình này vì được coi như sản phẩm cũ.

Phí bảo hiểm được chia thành các gói 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và tùy thuộc theo giá trị chiếc điện thoại đăng ký, phí phải đóng khoảng 14.000-317.000 đồng một tháng.

Có 15 trường hợp được loại trừ trong chế độ bảo hiểm, trong đó chỉ những tình huống điện thoại bị tổn hại do có sự tác động ngoài cá nhân hoặc không phải do sự vô ý của bản thân người mua dịch vụ, mới được áp dụng đền bù.

Nhiều người cũng lo ngại một số trường hợp rất khó có thể xác định ranh giới giữa cố ý và vô ý như: máy bị mất cắp khi để trong xe ôtô chẳng hạn, sẽ không được bảo hiểm trừ khi xe được khóa và tất cả chế độ bảo vệ được hoạt động; máy vô tình bị đánh rơi phải có người chứng kiến; mất điện thoại một cách bí ẩn không giải thích được...
Theo VnExpress
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top