• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 07-07-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

N99

New Member
10 điện thoại 3G rẻ nhất Việt Nam

GU285 là chiếc di động hỗ trợ 3G rẻ nhất đang bán trên thị trường với giá 1,8 triệu bên cạnh nhiễu model của Nokia, Samsung, Viettel.

Giá bán một chiếc di động 3G rẻ nhất vẫn nằm ở mức gần 2 triệu đồng, không giảm nhiều so với thời điểm cuối năm ngoái. Nokia vẫn là tên tuổi có nhiều model hỗ trợ kết nối băng thông rộng này, ngoài các hãng lớn, Viettel cũng vừa trình làng chiếc Zik với màn hình cảm ứng, bàn phím QWERTY và đi kèm với các gọi cước.

Dưới đây là 10 chiếc di động hỗ trợ kết nối 3G, giá rẻ đang bán trên thị trường Việt Nam.

LG GU285 (giá 1,8 triệu đồng)

1.lg-gu285.jpg


Dù có giá rẻ, nhưng tốc độ kết nối 3G của GH285 đạt tới 3,6Mb/giây. Model có thiết kế dạng trượt, hỗ trợ đàm thoại video, lướt web, camera 1,3 Megapixel cũng như đi kèm các tính năng giải trí cơ bản.

Nokia 2730 Classic (giá 1,8 triệu đồng)

2.2730.jpg


Máy sở hữu kiểu dáng dạng thanh, hỗ trợ hai băng tần UMTS và 4 băng tần GSM, EDGE. Ngoài ra, 2730 Classic còn có camera 2 Megapixel, đài FM và kết nối Bluetooth 2.0. Ngoài ra, thiết bị còn hỗ trợ giắc cắm tai nghe 3,5 mm, cài đặt Nokia Maps.

Viettel Zik (giá 2 triệu đồng)

viettel-zik.jpg


Zik là chiếc di động với bàn phím QWERTY, màn hình cảm ứng bên trên đi kèm với gói cước 3G của Viettel như lướt web, xem TV và tài khoản gọi. Máy có hai màu trắng và đen, hỗ trợ camera phía trước đàm thoại video.

Nokia 7230 (giá 2,65 triệu đồng)

nokia%207230.jpg


Nokia 7230 có màn hình rộng 2,4 inch, camera 3,2 megapixel, hỗ trợ tải ảnh nhanh lên Ovi Share, Flickr và Facebook, cài đặt sẵn ứng dụng Nokia Messaging. Máy chạy trên 4 băng tần GSM, kết nối 3G. Đặc biệt, thiết bị này có giắc cắm tai nghe 3,5 mm, pin dung lượng 860 mAh, chơi nhạc liên tục tới 27 giờ.

Nokia 6600 Fold
(giá 2,65 triệu đồng)

3.jpg


Ra mắt cách đây 2 năm, 6600 Fold có kiểu dáng gập, thiết kế đẹp và hỗ trợ các tính năng giải trí. Hiện máy có giá 2,65 triệu, model này hỗ trợ kết nối 3G cho phép lướt web tốt.

Samsung S5350 Shark (giá 3,07 triệu đồng)

anh1.jpg


Samsung S5350 Shark có thiết kế dạng thanh, màn hình QVGA rộng 2,2 inch, 262 nghìn màu. Máy chạy trên hai băng tần 3G với HSDPA tốc độ 3,6Mb/giây, 4 băng tần GSM và camera 3,2 Megapixel. Thiết bị sử dụng các giao tiếp như Bluetooth, USD và khe cắm thẻ nhớ microSD.

Nokia 5230 (giá 3,25 triệu đồng)

Nokia-5230-contacts.jpg


Đây là mẫu smartphone cảm ứng giá tốt từ Nokia, đáng tiếc, thiết bị không có Wi-Fi, nhưng hỗ trợ 3G. Máy chạy trên giao diện S60 phiên bản 5, hỗ trợ các tính năng giải trí như nghe nhạc, xem phim.

LG GW525 (giá 3,3 triệu)

lg-gv520.jpg


LG GW525 là điện thoại cảm ứng của LG, ngoài màn hình chạm 2,8 inch, độ phân giải 240 x 400 pixel, máy còn có thêm bàn phím QWERTY trượt ngang. GW525 không có camera phía trước, máy ảnh phía sau là 3,2 Megapixel, đặc biêt, tốc độ kết nối 3G/HSDPA lên tới 7,2 Mb/giây.

LG Cookie 3G KM555 (giá 3,3 triệu đồng)

km555.jpg


Cookie 3G là thành viên mới của gia đình Cookie từ LG với màn hình cảm ứng rộng 3 inch. Máy hỗ trợ cả 3G lẫn Wi-Fi, đi kèm các tính năng giải trí đa phương tiện.

Nokia C5

Nokia-C5-1.jpg


C5 được xem là chiếc di động có kết nối 3G mạnh nhất trong tầm giá thấp, máy hỗ trợ HSDPA lên tới 10,2Mb/giây, bên cạnh HSUPA 2 Mb/giây. Model này có camera 3,2 Megapixel, đèn flash LED, định vị GPS với bản đổ Ovi Maps.

Theo Sohoa
 

HuynhThanh

New Member
HTC Gold chạy Windows Phone 7 ra mắt tháng 11

Ngoài di động của HTC, hàng loạt các model khác của Sony, Nokia hay Samsung cũng phủ kín lịch ra mắt smartphone từ nay tới cuối năm.

htc.jpg


HTC sẽ sớm có di động chạy Windows Phone 7. Ảnh: Engadget.

Bản lịch trình ra mắt của nhiều mẫu smartphone trong năm nay bất ngờ bị lộ tại Anh trên trang web Omio. Đáng chú ý nhất trong số này là model của HTC mang tên Gold sẽ chạy hệ điều hành Windows Phone 7 và trình làng tại xứ sở sương mù vào tháng 11 tới.

Lịch trình ra mắt này khá dày đặc, ngay trong 7 này, một số cái tên sẽ lộ diện như Sony Ericsson W20, Nokia E5-00, Samsung i5500. Một tháng sau, cũng tại thị trường Anh, Blackberry Curve 9300 và Nokia X6 bản 8GB ra mắt. Tháng 9 sẽ có thêm các anh tài như Sony Ericsson Hazel và Nokia X2, tháng 10 là HTC Vision, HTC Ace, Nokia N8 và Sony Ericsson X8 và Yendo. Tháng 11, ngoài sự ra mắt quan trọng của HTC Gold sẽ là Samsung i8700 và Nokia E7.

Ngoài tên các model và lịch trình, giá bán chính thức và hình ảnh chi tiết vẫn chưa thấy xuất hiện.

Theo Sohoa
 

N99

New Member
Clip làm từ 1.800 bức ảnh về quy trình tháo rời iPhone 4

Công ty TechRestore tiến hành mở hộp và tháo tung smartphone mới của Apple với phong cách lạ mắt, tạo cho người xem cảm giác mới mẻ.

TechRestore đã sử dụng kĩ thuật Stop Motion (ghép một loạt ảnh tĩnh được chụp liên tục).



Trên Internet cũng xuất hiện những hình ảnh đập hộp vui nhộn bằng đồ chơi có hình dáng giống nhân vật trong bộ phim Starwar.



Theo VnExpress
 

HuynhThanh

New Member
iPhone 4 màu trắng xuất hiện, đầy kim cương và có giá 20.000 USD

iPhone 4 là chiếc điện thoại cao cấp, và bởi vậy nó rất hợp để làm những phiên bản sang trọng. Gần đây thì công ty Gresso đã làm một phiên bản iPhone 4 với vỏ bằng gỗ, có đính thêm chút vàng.

gsmarena_001.jpg

Giá của nó vào tầm ngoài 3000 USD. Nhưng như vậy vẫn chưa thật độc đáo. Mới đây, một nhà thiết kế đã thiết kế hẳn một chiếc iPhone 4 màu trắng, được nạm đầy kim cương, và có giá 20.000 USD.

iPhone 4 hiện tại chưa có màu trắng, và chỉ với riêng màu sắc này thì chiếc điện thoại với tên gọi iPhone 4 Diamond Edition đã tỏ ra đặc biệt rồi. Nhưng 2,6 carat kim cương còn khiến nó đặc biệt hơn nữa. Bên cạnh đó, người dùng còn được tặng một chiếc ví bằng da đà điểu. Và đương nhiên cái giá 20.000 USD là rất xứng đáng cho chú dế như vậy.

Theo Gsmarena
 

HuynhThanh

New Member
“Dế” Nokia có trình duyệt Firefox mới

Hãng Mozilla vừa phát hành trình duyệt Firefox Mobile 1.1 dành cho các mẫu điện thoại N900 và N810 của Nokia, nhằm cải thiện công việc duyệt web trên nền tảng smartphone mới.

small_278989.JPG

Với điện thoại di động, trình duyệt Firefox đã có phiên bản với tên mã 'Fennec'. Nhưng đối với hệ điều hành nguồn mở Maemo Linux thường được cài đặt trên các smartphone quan trọng nhất của dòng smartphone cao cấp của Nokia, trình duyệt này dường như chưa thể phát huy nhiều chức năng mà người dùng muốn. Vì vậy, bản cập nhật này tuy nhỏ nhưng lại là điều quan trọng đối với cả Mozilla và Nokia.

Với phiên bản mới, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa chế độ thu nhỏ, toàn cảnh, phóng to rõ ràng hơn, tự động cập nhật các tiện ích (add-on) và điền các form một cách hoàn toàn tự động với chất lượng được nâng cao đáng kể. Hơn nữa, xử lý dữ liệu cũng được cải thiện, cụ thể là khả năng lưu thành file PDF trên Site Menu.

Ngoài ra, việc phát hành này cũng làm phong phú hơn trình duyệt tích hợp trên điện thoại Nokia. Người dùng có thể đồng bộ giữa Firefox trên máy tính và Mobile 1.1 bằng cách sử dụng add-on Weave Sync và thiết lập tài khoản. Điều này sẽ giúp chia sẻ bookmark, mật khẩu, history và mở tab giữa máy tính và điện thoại một cách dễ dàng.

Theo VnMedia
 

HuynhThanh

New Member
Điện thoại siêu sang tích hợp đồng hồ

Mẫu điện thoại hạng sang là sản phẩm kết hợp của hãng đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sĩ Ulysse Nardin và hãng SCI Innovations chạy hệ điều hành Android 2.1 và có giá bán 50.000 USD.

ImageView.aspx

Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng Internet hồi tháng 3/2009, Ulysse Nardin Chairman có kiểu dáng dạng thanh đơn giản nhưng trông khá sang trọng với lớp vỏ lẫn các phím bấm bằng kim loại và được phủ lên lớp sơn bóng loáng với các màu sắc qúy phái như đen huyền bí, vàng đồng, bạc ánh kim kết hợp với vàng đồng hoặc xanh. Máy còn sở hữu màn hình cảm ứng đa điểm 2,8 inch, camera 5 megapixel, hỗ trợ kết nối Wi-Fi và công nghệ bảo mật vân tay với bộ đọc dấu vân tay tích hợp.

Chiếc điện thoại hạng sang này hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nó được tiết lộ chạy hệ điều hành Android 2.1 và có nhiều model với phong cách khác nhau, trong đó có cả mẫu đính kim cương. Đặc biệt, dock sạc của máy còn được gắn loa và cổng USB.

Thời điểm chính thức xuất hiện trên thị trường của chiếc Ulysse Nardin Chairman chưa được tiết lộ.

Theo Zing
 

HuynhThanh

New Member
Android giúp doanh thu HTC tăng 63%

Nhà sản xuất smartphone Đài Loan vừa công bố tình hình tài chính tháng 6 và nhận ra rằng doanh thu của hãng trong quý II vừa qua đã tăng tới 63% so với quý II/2009.

ImageView.aspx


HTC Magic

HTC hiện là nhà sản xuất điện thoại di động chạy trên nền tảng Android lớn nhất thế giới và các nhà phân tích thị trường cho rằng chính sự thành công của nền tảng này đã giúp doanh thu của HTC tăng mạnh trong quý vừa qua.

Theo số liệu của hãng quảng cáo trên di động AdMob mới công bố hồi tháng 5 vừa qua cho biết, các mẫu smartphone HTC Dream, HTC Hero và HTC Magic (đều chạy trên nền Android) đã góp mặt trong top 10 smartphone có lượng truy cập lớn nhất vào AdMob.

Theo kết quả kinh doanh này, tổng doanh thu cẩu HTC trong quý II đã đạt 1,88 tỷ USD (riêng trong tháng 6, HTC đạt 741 triệu USD) và mang về cho hãng khoản lợi nhuận sau thuế là 268 triệu USD. Nếu so với quý I/2010, lợi nhuận của HTC cũng đã tăng tới 62%.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 160.000 mẫu smartphone chạy Android của HTC được kích hoạt.

Theo ICTNews
 

HotelHoangMinh

New Member
Tính năng 'đỉnh' nhất trên Droid X là thời lượng pin

Ngoài cấu hình "khủng" như màn hình 4,3 inch, chip 1 GHz và camera 8 "chấm", theo trang PC World, Droid X còn có thêm ưu điểm là thời lượng pin lâu hơn so với các sản phẩm khác.

Trang này đã thử nghiệm 2 smartphone chạy hệ điều hành Android mạnh nhất hiện nay là Droid X và HTC Evo 4G

Evo 4G tích hợp pin 1500 mAh. Khi sử dụng bình thường như duyệt web, nghe gọi và gõ văn bản thì thời lượng pin của máy vào khoảng hơn 1 ngày. Tuy nhiên, nếu xem video liên tục, pin sẽ cạn kiện chỉ sau 3 giờ.

B01.jpg


B02.jpg


B03.jpg


B05.jpg


B06.jpg


Ảnh HTC Evo 4G (bên trái) đọ dáng với Droid X.​

Còn Droid X (dùng pin 1540 mAh) khi chạy chế độ các chức năng thông thường giống Evo 4G, máy cho thời lượng pin hơn 2 ngày và phát video liên tục trong suốt 8 tiếng.

PC World cho biết thêm, do Droid X có khả năng quản lý điện năng tốt hơn so với Evo 4G nên cho thời lượng pin lâu hơn. Hiện cả 2 sản phẩm này đều được bán với giá 200 USD kèm hợp đồng 2 năm ở Mỹ.

Theo VnExpress
 

HotelHoangMinh

New Member
Vì sao Kin chết yểu?

Nếu như có bất cứ điểm chung nào giữa quyết định ngừng sản xuất dòng "dế" 2 tháng tuổi Kin của Microsoft với việc mạng T-Mobile ngừng phân phối Sidekick, thì đó là do cả hai dòng dế này đều cố gắng "tạo ra sự khác biệt" so với smartphone và điện thoại thông thường.

Nhà nhà vào mạng xã hội

images1994301_kin2.jpg

Nhưng ý tưởng này nhanh chóng trở nên lạc điệu. Mạng xã hội hiển nhiên đang là mốt mà các hãng sản xuất smartphone đều chạy theo. Hệ điều hành Palm WebOS đi đầu với Synergy, một chương trình tổng hợp toàn bộ danh bạ trong email, các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội về một mối duy nhất, đồng thời hợp nhất cả IM lẫn SMS về một kênh duy nhất.

Tiếp đến là Motorola Motoblur, một giao diện người dùng sáp nhập Facebook, Twitter, MySpace và các điểm đến quen thuộc khác về một kênh duy nhất trên màn hình chủ.

Giờ thì gần như tất cả anh tài đều đã "điểm danh". HTC Sense giới thiệu Friend Stream, Motorola Droid X pha trộn Motoblur với tính năng mở của Android. Ngay cả những hệ điều hành nổi danh truyền thống, kín cổng cao tường như Windows Phone 7 cũng có People Hub, nơi người dùng được cập nhật về status và ảnh chụp từ bạn bè của họ. Cuối cùng, BlackBerry OS 6 cũng trang bị ứng dụng mạng xã hội ảo.

Kết luận đầu tiên được rút ra, là thế mạnh vốn có của Sidekick, cũng như "thế mạnh" mà Microsoft nghĩ Kin sở hữu, là kết nối mạng xã hội ảo - chẳng có gì độc quyền cả. Nó đã trở thành chuyện "thường ngày ở huyện" rồi.

Đầy rẫy sự bất hợp lý

images1994311_tmobile_sidekick.jpg

Sidekick cũng vừa bị T-Mobile "kết liễu" mạng sống.​

Vấn đề thứ hai là smartphone đòi hỏi những gói cước rất đắt đi kèm với nó. Người dùng chấp nhận gói cước đó vì họ sẽ sử dụng smartphone hết công suất, từ giải trí cho đến lướt Web hay làm việc. Nhưng Kin - con dế được Microsoft đặt cho cái tên "Chiếc điện thoại xã hội", lại thất bại thảm hại vì gói cước 30 USD hàng tháng của nó không hề hợp lý chút nào. Đơn giản, mức cước đó là quá đắt nếu xét đến danh sách dài dằng dặc những tính năng mà Kin thiếu vắng.

Ngay từ khi mới ra đời, Kin đã tỏ ra dặt dẹo. Dù chưa có nguyên nhân chính thức nào được công bố, song người ta có thể nhận thấy thiết kế nghèo nàn, khung giá bất hợp lý, thiếu vắng những tính năng giải trí... là các thủ phạm chính.
Giờ thì mọi người không ngần ngại gọi Kin là đứa con ghẻ đáng thương trong gia đình di động của Microsoft. Nó không sở hữu sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp như những người anh em dùng hệ điều hành Windows Mobile, cũng không được trang bị những tính năng hùng mạnh của hệ điều hành sắp ra mắt Windows Phone 7.

Nói cách khác, Kin đã thực sự khủng hoảng khi "định vị mình trên sàn đấu". Nó ra đời để phục vụ thế hệ mạng xã hội ảo nhưng lại thiếu ứng dụng chat nhanh IM, thiếu hộp thư tích hợp và những tính năng cơ bản của mạng xã hội. Không có bất cứ quầy ứng dụng nào chống lưng cho Kin, biến Kin trở thành đứa trẻ lạc lõng không nơi nương tựa.

Nó không có khả năng chỉnh sửa ảnh và video - thứ mà giới trẻ yêu thích - cũng như khả năng tải ảnh/video trực tiếp lên Twitter, YouTube. Kỳ quặc nhất, giá bán của nó lên đến 150 USD và đòi hỏi một gói cước dữ liệu ở mức cao nhất.

Sự thất bại của Kin cũng là một bài học quá đỗi xót xa cho Microsoft, nhất là khi gã khổng lồ phần mềm đang vùng vẫy một cách tuyệt vọng để cải thiện công việc kinh doanh di động của mình. Hãng đã quá chủ quan và phiến diện khi thiết kế Kin, quá nóng vội khi tung sản phẩm này ra thị trường mà không qua công đoạn "thẩm định". Phải chăng chính vì Microsoft đã học theo phong cách "giữ bí mật tuyệt đối" của đối thủ Apple nên mới để xảy ra cơ sự này?

Không thể cạnh tranh

images1994315_Kinone_camera_web_2.jpg

Sidekick có phần may mắn hơn khi bám trụ được trong lòng người dùng suốt một thời gian dài. Nhưng thực lòng mà nói, khi Sidekick mới xuất hiện, người dùng đâu có nhiều sự lựa chọn. Giờ đây, với mức cước hàng tháng tương đương với Sidekick, bạn có thể lựa chọn đủ mẫu smartphone khác nhau với công năng đương nhiên là mạnh hơn.

Đầu tháng 6, AT&T đã quyết định ngừng cung cấp gói cước dữ liệu smartphone "không giới hạn" mà thay vào đó là gói cước mới: 15 USD/tháng cho 200MB dữ liệu. Hiển nhiên dung lượng này không hề lý tưởng để xem video hay nghe nhạc live, nhưng nó là quá đủ nếu bạn chỉ muốn lướt Facebook hay Twitter. Sau AT&T, Verizon cũng đang cân nhắc đến gói cước kiểu này vì chúng tỏ ra rất phù hợp với smartphone bình dân.

Động thái đó đã gây ra một áp lực cực lớn lên vai của mạng T-Mobile. Sidekick khó lòng cạnh tranh với tất cả những đối thủ smartphone dày đặc tính năng kết nối mạng xã hội mới ra, và vì vậy, việc nó bị T-Mobile kết liễu cũng không có gì quá sốc.

Càng ngày, ranh giới giữa smartphone và một chiếc điện thoại chuyên dụng càng mờ nhạt. Do đó, những mẫu dế như Kin hay Sidekick, vốn muốn xoáy sâu vào sự khác biệt, sẽ sớm trở nên lạc lõng và không tìm được chỗ đứng.

Theo VietnamNet
 

saodoingoi142

Moderator
Apple loại bỏ hàng loạt iPhone Apps của một nhà phát triển người Việt !!!

iphone_apps.jpg

Apple hôm nay vừa loại bỏ một số lượng lớn các ứng dụng (app) được tạo bởi một nhà phát triển iPhone của Việt Nam sau khi các công ty đối thủ tuyên bố rằng công ty ở Việt Nam này đã đẩy phần mềm của mình vào danh sách TOP các phần mềm bán chạy nhất nhờ vào việc mua chúng với các thẻ tín dụng bị đánh cắp.

Tất cả các ứng dụng trước đó được bán bởi một nhà phát triển có tên là Thuật Nguyễn đã bị loại bỏ khỏi iTunes App Store, theo Apple, hãng vừa xác nhận việc nghi ngờ nhà phát triển này có hành vi gian lận.

“Nhà phát triển Thuật Nguyễn và các ứng dụng của anh ta đã được loại bỏ khỏi gian hàng App Store vì đã vi phạm các thỏa thuận về giấy phép chương trình dành cho nhà phát triển (Program License Agreement), bao gồm các hình thức mua bán gian lận,” hãng đã xác nhận như vậy trong một thông cáo gửi cho Engadget vào hôm thứ Hai vừa qua. Apple không bình luận thêm về trường hợp này.

Như vậy là có hơn 40 ứng dụng của Nguyễn – người được mô tả là một nhà phát triển iPhone đã “gần như vượt ra khỏi khuôn phép bản địa hóa các ứng dụng truyện tranh tiếng Việt ” – bất ngờ vượt qua các chương trình e-book phổ biến khác ở tuần trước để leo lên danh sách TOP 50 ứng dụng bán chạy nhất trên gian hàng trực tuyến của Apple. Điều này đặt ra những cảnh báo nhất định đối với các nhà phát triển iPhone.

Alexandru Brie, một nhà phát triển iPhone người Rumani và là người viết ra ứng dụng e-book có tên là Self Help Classics với mức giá 99-cent, ngay lập tức đã nghi ngờ về sự tăng trưởng nóng của phần mềm do Nguyễn đưa lên.

Brie bức xúc: Các ứng dụng của người Việt đã được mua với các thẻ tín dụng chùa đã hack từ dịch vụ iTunes của Apple. “Có vẻ như tài khoản iTunes của nhiều người dùng đã bị hack và được dùng để mua một số lượng lớn các ứng dụng của cùng một nhà phát triển,” Brie đã viết trên blog của anh vào hôm Chủ Nhận vừa qua.

Brie dựa trên suy đoán từ thực tế rằng phần mềm của Nguyễn trước đó vốn chưa từng xuất hiện trong danh sách Top download, đã đột ngột chiếm tới 40 trong tổng số 50 ứng dụng bán chạy nhất ở trương mục e-book, trong khi không hề có công ty hay trang hỗ trợ nào dành cho Nguyễn trên iTunes, và cũng có rất ít đánh giá của người dùng về các ứng dụng của anh ta.

Thậm chí các đánh giá và nhận xét có được từ các khách hàng dành cho phần mềm của Nguyễn chỉ là các tuyên bố rằng tài khoản iTunes của họ đã bị hack và được dùng để đặt mua các ứng dụng mà không có sự cho phép của họ.

Một nhà phát triển iPhone khác – được yêu cầu được giấu tên – cũng đã đồng quan điểm với những nghi ngờ của Brie. “Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một sự kiện như vậy,” nhà phát triển này phát biểu trong một cuộc phỏng vấn vào hôm Thứ Ba vừa rồi.

“Gian hàng App Store rất dễ bị đánh cắp, nhưng sự kiện lần này rất bất thường,” anh nói thêm, cần lưu ý rằng các ứng dụng sử dụng tiếng nước ngoài (ý nói là tiếng Việt) của Nguyễn đã bất ngờ đánh chiếm toàn bộ bảng xếp hạng ở Mỹ. “Không có nhận xét hay lời bình nào được viết dành cho các ứng dụng đó, và thực tế là 40 ứng dụng từ một nhà phát triển cá nhân độc chiếm một loạt các vị trí từ thứ10 đến 50 trong bảng xếp hạng là một điều đáng bị nghi ngờ.”

Theo Voz
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top