TruongHan
Super V.I.P
Cuối cùng thì Nokia cũng nhận ra rằng Nền Tảng mà mình đã xây dựng đã không còn đứng vững nữa.Một bản ghi chú bị lộ ra từ nội bộ Nokia cho thấy tập đoàn này đã dám nhìn thẳng vào sự thật và thừa nhận tình hình nguy cấp hiện tại của mình. Bản ghi chú của vị giám đốc điều hành Stephen Elop cho biết Nokia đang phụ thuộc vào một nền tảng "đang chết" và họ buộc phải thay đổi cách hành xử của mình cho phù hợp với tình hình hiện tại.
Mình đã gắn bó với Symbian 1 thời gian rất lâu,nhưng từ S60v5 trở đi đã không còn hứng thú gì với HDH này nữa.Công nghệ thay đổi quá nhanh trong khi Nokia vẫn đứng đó và quên mất cái người dùng cần là SỰ TRẢI NGHIỆM
Tuy chưa nói rõ việc thay đổi ở đây sẽ là gì nhưng chúng ta vẫn phần nào hy vọng được vào sự phục hồi của Nokia sau khi bản ghi chú này bị lộ ra. Một khi người đứng đầu công ty đã thật sự nhận ra tình hình hiện tại, họ sẽ thực hiện mọi phương thức để khắc phục tình trạng này. Các bản ghi chú của lãnh đạo (CEO, kiến trúc sư trưởng...) đặc biệt quan trọng với các tập đoàn lớn. Nếu là người quan tâm đến Microsoft, hẳn bạn còn nhớ bản ghi chú The Internet Services Disruption vào năm 2005 của kiến trúc sư trưởng Ray Ozzie ảnh hưởng như thế nào tập đoàn này. Một ví dụ khác là bản ghi chú của Steve Jobs về Adobe Flash mà bạn có thể đọc lại tại đây. Hy vọng sau bản ghi chú của Elop, Nokia sẽ thật sự lột xác để xứng đáng với danh tiếng của họ. Kết hợp những tin đồn về việc cho nghỉ việc hàng loạt các quan chức cao cấp cùng với sự ra mắt của Nokia E7, E6, chiếc điện thoại Meego (N9) cũng như việc hợp tác với Microsoft để đưa ra sản phẩm chạy Windows Phone 7, Nokia hứa hẹn sẽ có một sự kiện bên lề MWC rất thú vị trong vài ngày tới (Nokia không tham gia MWC mà chỉ tổ chức sự kiện song song vào ngày 11/2 tới).
Mình đã gắn bó với Symbian 1 thời gian rất lâu,nhưng từ S60v5 trở đi đã không còn hứng thú gì với HDH này nữa.Công nghệ thay đổi quá nhanh trong khi Nokia vẫn đứng đó và quên mất cái người dùng cần là SỰ TRẢI NGHIỆM
Tuy chưa nói rõ việc thay đổi ở đây sẽ là gì nhưng chúng ta vẫn phần nào hy vọng được vào sự phục hồi của Nokia sau khi bản ghi chú này bị lộ ra. Một khi người đứng đầu công ty đã thật sự nhận ra tình hình hiện tại, họ sẽ thực hiện mọi phương thức để khắc phục tình trạng này. Các bản ghi chú của lãnh đạo (CEO, kiến trúc sư trưởng...) đặc biệt quan trọng với các tập đoàn lớn. Nếu là người quan tâm đến Microsoft, hẳn bạn còn nhớ bản ghi chú The Internet Services Disruption vào năm 2005 của kiến trúc sư trưởng Ray Ozzie ảnh hưởng như thế nào tập đoàn này. Một ví dụ khác là bản ghi chú của Steve Jobs về Adobe Flash mà bạn có thể đọc lại tại đây. Hy vọng sau bản ghi chú của Elop, Nokia sẽ thật sự lột xác để xứng đáng với danh tiếng của họ. Kết hợp những tin đồn về việc cho nghỉ việc hàng loạt các quan chức cao cấp cùng với sự ra mắt của Nokia E7, E6, chiếc điện thoại Meego (N9) cũng như việc hợp tác với Microsoft để đưa ra sản phẩm chạy Windows Phone 7, Nokia hứa hẹn sẽ có một sự kiện bên lề MWC rất thú vị trong vài ngày tới (Nokia không tham gia MWC mà chỉ tổ chức sự kiện song song vào ngày 11/2 tới).
Xin chào tất cả mọi người (nội bộ Nokia-người dịch).
Tôi có một câu chuyện rất ý nghĩa về chàng kỹ sư làm việc trên một giàn khoan dầu ở biển Bắc. Đêm nọ, anh ấy bất chợt tỉnh giấc sau một vụ nổ lớn, vụ nổ đã nhấn chìm hầu hết giàn khoan trong biển lửa. Ngọn lửa gần như táp vào mặt chàng kỹ sư chỉ trong một vài giây ngắn ngủi nữa thôi. Trong luồng khói và nhiệt liên tục phả vào người, chàng kỹ sư đã nhanh chóng thoát ra rìa của giàn khoan, khu vực mà lửa hãy còn chưa cháy tới. Dù vậy, anh chỉ thấy một biển nước Đại Tây Dương mênh mông, tối tăm và lãnh lẽo xung quanh mình.
Trong chỉ vài giây ngắn ngủi trước khi lửa cháy tới, chàng kỹ sư buộc phải hành động. Anh có thể đứng trên giàn khoan, tận hưởng như giây phút cuối cùng của cuộc đời để rồi chết cháy trong ngọn lửa dữ hay chúi đầu 30 mét xuống làn nước buốt giá. Chàng trai đó đang đứng trên một "nền tảng đang chết (burning platform)" và anh ta buộc phải đưa ra lựa chọn mang tính sinh tử.
Trong một tình huống bình thường, không ai đủ can đảm và điên đại để nhảy xuống biển Đại Tây Dương buốt giá mênh mông nhưng đó chính là cách duy nhất để chàng trai duy trì hy vọng sống sót của mình, khi mà toàn bộ giàn khoan đã ngập chìm trong biển lửa. Sau khi được cứu sống, chàng kỹ sư cho biết việc đứng trên một "nền tảng đang chết" đã tạo ra những thay đổi căn bản nhất trong hành vi của anh.
Chúng ta (nhân viên Nokia -người dịch) cũng vậy, chúng ta đang đứng trên một nền tảng đang dần chết và buộc phải quyết định thay đổi cách hành xử của mình sao cho phù hợp với thời cuộc.
Trong vài tháng vứa qua, tôi đã chia sẻ với các bạn những gì mà tôi nghe được từ những cổ đông, nhà mạng, nhà phát triển, các đối tác và cả bạn nữa. Ngày hôm nay, tôi sẽ nói về những gì tôi đã học được và những gì tôi tin tưởng.
Tôi đã hiểu rằng tất cả chúng ta đều đang đứng trên một nền tảng chết dần.
Và chúng ta không chỉ có 1 vụ nổ như chàng kỹ sư trên mà đang nằm trong vòng vây của hàng loạt ngọn lửa tiên tục tỏa ra những luồng khí nóng mãnh liệt.
Một ví dụ đơn giản thôi, năm 2008 thì thị phần của Apple ở phân khúc điện thoại trên 300$ chỉ là 25%, nhưng nó đã tăng lên tới 61% trong năm 2010 này. Họ đang cực kỳ hài lòng khi mà doanh thu quý 4 năm nay tăng đến 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple đã chứng minh được rằng nếu khách hàng sẵn sàng mua một sản phẩm có mức giá rất cao và lập trình viên sẵn sàng phát triển ứng dụng nếu như sản phẩm đó có thiết kế tốt và mang lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Apple đã thay đổi cuộc chơi và giờ đây, họ đang thống trị phân khúc điện thoại cao cấp.
Một ví dụ khác: Android. Chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi, Google đã xây dựng được một nền tảng hấp dẫn các lập trình viên, các nhà mạng và nhà sản xuất phần cứng. Android có mặt ở phân khúc điện thoại cao cấp, thống trị phân khúc trung cấp và nhanh thôi, họ cũng sẽ di cư xuống thị trường dưới 100 Euro. Google dường như đã có được sức hấp dẫn của trọng lực, họ thu hút được hàng loạt sáng tạo của ngành công nghiệp xoay quanh hệ điều hành của mình.
Chúng ta cũng không thể quên thị trường điện thoại giá rẻ. Vào năm 2008, công ty MediaTek đã cung cấp bản tham chiếu đầy đủ về thiết kế của chipset dành cho điện thoại, để rồi từ đó những nhà sản xuất nhỏ ở Thẩm Quyến, Trung Quốc cũng có thể sản xuất những thiết bị với tốc độ phát triển không thể tin được. Một số báo cáo cho biết hệ sinh thái Trung Quốc mà tôi vừa nhắc tới đang cho ra đời 1/3 sản lượng điện thoại bán ra trên toàn cầu, chiếm lĩnh thị phần của Nokia ở những thị trường mới nổi.
Trong khi những đối thủ liên tục dội lửa vào thị phần của chúng ta, điều gì đang xảy ra ở Nokia? Chúng ta rơi lại đằng sau, bỏ lỡ những xu hướng lớn nhất và quá chậm chạp so với đối thủ. Thời điểm đó, chúng ta cho rằng công ty đã đưa ra những quyết định đúng nhưng giờ đây Nokia đã thua kém nhiều năm so với các đối thủ của mình.
Chiếc iPhone đầu tiên ra mắt vào năm 2007 nhưng mãi đến thời điểm này thì Nokia vẫn chưa đưa ra được bất cứ một sản phẩm nào mang lại trải nghiệm tương tự cho người dùng. Android mới chỉ ra mắt 2 năm trước thôi nhưng họ vừa chiếm lấy vị thế dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh của Nokia trong tuần này, thật không thể tin nổi.
Cho dù chúng ta có một số nguồn lực tuyêt vời trong nội bộ Nokia nhưng chúng lại quá chậm chạp để ra mắt thị trường. Chúng ta cho rằng MeeGo sẽ là một nền tảng tuyệt vời để chiến thắng trong phân khúc điện thoại cao cấp nhưng có lẽ cho đến cuối năm 2011 thì cũng chỉ có 1 sản phẩm MeeGo duy nhất xuất hiện trên thị trường.
Ở phân khúc trung cấp, chúng ta có Symbian, một hệ điều hành đã thể hiện thiếu tính cạnh tranh ở khu vực Bắc Mỹ. Hơn thế nữa, môi trường phát triển của Symbian khá khó khăn để đưa thêm những tính năng mới, những tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng cao của khách hàng. Hệ quả của việc này là quá trình phát triển sản phẩm của chúng ta chậm chạp thêm, phần mềm không thể theo kịp những thay đổi quá nhanh của phần cứng. Nếu chúng ta cứ tiếp tục đi trên con đường hiện tại, chúng ta sẽ ngày càng tụt lại đằng sau trong khi các đối thủ liên tục vươn lên phía trước.
Tại phân khúc điện thoại giá rẻ, các nhà sản xuất OEM Trung Quốc đưa ra những sản phẩm nhanh hơn chúng ta quá nhiều, như lời của một nhân viên Nokia đã từng chế nhạo: thời gian đưa ra một sản phẩm mới của họ chỉ đủ để chúng ta tạo hiệu ứng cho một file trình chiếu PowerPoint. Các sản phẩm Trung Quốc rẻ hơn, phát triển nhanh chóng hơn và thách thức vị trí của Nokia tại phân khúc này.
Và một vấn đề không thể hiểu nổi ở đây là chúng ta vẫn đang chiến đấu với những vũ khí sai lầm. Nokia vẫn thường xuyên mong muốn chiếm lấy một phân khúc bằng những sản phẩm đơn lẻ.
Cuộc chiến thiết bị ngày nào giờ đây đã trở thành cuộc chiến của cả hệ sinh thái, nó không chỉ bao gồm cả phần cứng, phần mềm của một thiết bị mà còn bao hàm trong đó các lập trình viên, các ứng dụng, quảng cáo, tìm kiếm, các ứng dụng mạng xã hội, các dịch vụ định vị, các phương thức giao tiếp hợp nhất và hàng loạt nhưng tính năng khác. Đối thủ của Nokia không tấn công thị phần của chúng ta với những thiết bị của mình mà họ tấn công bằng toàn bộ hệ sinh thái của mình. Điều này có nghĩa là Nokia buộc phải quyết định chúng ta nên xây dựng từ đầu hay tham gia một hệ sinh thái nào đó.
Đây là một trong những quyết định mà chúng ta buộc phải đưa ra khi mà Nokia đang đánh mất thị phần, tinh thần và giời gian.
Thứ 3 rồi, Standard & Poors cho biết họ đã hạ mức tín nhiệm của Nokia xuống chỉ còn A-1 trong ngắn hạn và A trong dài hạn vì nhưng vấn đề liên quan đến tín dụng. Đây cũng là mức tín nhiệm tương tự như Moody đưa ra với chúng ta vào tuần trước. (Các tổ chức xếp hạng tín dụng như S&P, Moody hay Fitch rất có uy tín và tầm ảnh hưởng rất lớn, bạn có thể đọc thêm tại đây để hiểu rõ hơn. Mức cao nhất của các công ty này thường lại loại AAA hay Aaa, hiện chỉ số tiền tệ của Việt Nam là BB-, người dịch). Điều này đồng nghĩa với việc các tổ chức trên sẽ phân tích lại tình trạng của Nokia và có thể tiếp tục hạ bậc tín nhiệm xuống sâu hơn nữa. Vậy tại sao các công ty trên lại đưa ra thay đổi bất lợi này? Đó chính là vì họ nghi ngại khả năng cạnh tranh của chúng ta.
Người tiêu dùng ngày càng ít thích thương hiệu Nokia hơn trước kia trên phạm vi toàn cầu. Ở Anh, sự ưa thích Nokia đã giảm chỉ còn 20%, thấp hơn 8% so với 1 năm trước đó. Điều này có nghĩa là chỉ có 1 trên 5 người Anh muốn lựa chọn Nokia hơn các thương hiệu khác. Tình trạng này cũng xảy ra ở những quốc gia mà chúng ta coi là thành trì vững chắc của mình: Nga, Đức, Indonesia, UAE...
Chúng ta đã rơi xuống tình trạng tệ hại này như thế nào? Tại sao chúng ta lại tụt hậu trong khi thế giới xung quanh phát triển?
Đây chính là những điều mà tôi đang cố để hiểu. Tôi tin rằng một vài nguyên nhân đến chính từ thái độ của chúng ta trong nội bộ Nokia. Chúng ta càng đổ thêm dầu vào lửa khi thiếu trách nhiệm và tinh thần lãnh đạo để chỉnh đốn và hướng Nokia đi về phía trước trong giao đoạn khó khăn này. Chúng ta đã bỏ lỡ hàng loạt cơ hội, không đưa ra thị trường những sáng tạo của mình kịp thời và cũng không hợp tác tốt trong nội bộ.
Nokia, nền tảng của chúng ta đang cháy dần đấy.
Tất cả chúng ta đang cùng làm việc trên một con đường tiến lên phía trước, một con đường có thể lấy lại vị thế lãnh đạo của chúng ta. Khi Nokia chia sẻ chiến lược mới của mình vào ngày 11/2 tới, đó sẽ là một nỗ lực rất lớn để biến đổi toàn bộ công ty. Một sự biến đổi sẽ rất khó khăn nhưng tôi tin rằng cùng với nhau, chúng ta sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách phía trước. Cùng với nhau, chúng ta sẽ có thể tự định nghĩa tương lai cho mình.
Một giàn khoan đang cháy cũng là nơi mà chàng kỹ sư tìm thấy bản ngã của mình, anh đã dám làm những điều mà bản thân không dám thực hiện, dám nhảy vào một tương lai bất định. Bằng sự dũng cảm đó, anh đã sống sót để kể lại câu chuyện của mình. Giờ đây, chúng ta cũng có một cơ hội lớn để thực hiện hành động tương tự.
Stephen