• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Hướng dẫn dùng 2 nguồn (Dual PSU)

thinh777

New Member
- Cách nối dây:
1. Lấy đường 12V từ PSU1 (đường màu vàng + đường màu đen) nối với đường 12V của rơle (hình vẽ)

line1.jpg

2. Nối 2 chân còn lại của rơle với ATX connector của PSU2 như sau: 1 chân của rơle nối vào chân 14 (có dây màu xanh lá cây), chân còn lại nối với 1 đường GND bất kỳ của PSU2 (có dây màu đen).

khitrelay2.jpg


khitrelay3.jpg

- Như vậy bạn đã hoàn thành rồi, nguyên tắc hoạt động rất đơn giản: khi bật nút power của PC, nó sẽ khởi động PSU1. Khi PSU1 hoạt động, nó sẽ cấp 12V cho rơle điện, khi đó rơle sẽ nối mạch 2 chân của nó, do đó chân 14 và chân GND của PSU2 được nối với nhau và đương nhiên PSU2 được khởi động.

khitpc.jpg


khitpc2.jpg

- Trên đây chỉ là nguyên lý cơ bản, bạn có thể dùng chân cắm cho ATX connector của PSU2 (giống như trên mainboard) và chân cắm để nhận đường 12V từ PSU1 và bố trí trong case cho hợp lý và đảm bảo "mỹ quan".

* Chú ý: nếu dùng rơle có nhiều chân bạn phải đo xem chân nào là đường 12V vào và đường nào là công tắc. Bạn cũng có thể sử dụng rơle nhiều chân khi dùng Water Cooling để bật công tắc cho máy bơm của WC, hay bật đèn neon (loại 220V) trong case...

Chúc mọi người thành công!
khịt

(source: speedy3d and hardwareoc)


/Thanhskull:
Tôi có cách để sử dụng 2 PSU (đểu) cũng có thể hiệu quả nhiều hơn đó là:
- PSU1: cấp điện +-5V, +3.3V
- PSU2: cấp điện +-12V
Tiếp theo, bạn phải mod đường FeedBack của mỗi PSU sao cho:
- PSU1 chỉ nhận FB từ +5V và +3.3V.
- PSU2 chỉ nhận FB của đường +12V.
PSU rẻ tiền thường lấy FB từ cùng lúc 3 đường 3.3V, 5V và 12V cho nên khi main dùng đường 12V thì 12V sụt -> 5V tăng => FB vẫn không thay đổi khiến cho con PWM không thay đổi xung điều rộng => nguồn vẫn chạy với 12V sụt và 5V tăng. Với cách trên thì đường 12V và 5V sẽ ít bị biến thiên như bình thường hơn vì theo tôi được biết thì ở các PSU cao cấp đều có ổn định riêng cho từng đường chứ không chung nhau như các nguồn rẻ tiền, (tôi chưa có điều kiện để mổ 1 cái PSU xịn nên cũng chưa biết chính xác nó làm thế nào, ai có PSU xịn mà chết thì vứt cho tôi nghiên cứu nhé! ).


/TuanLinh:
Hừm...nối các chân 14 với nhau, các chân GND với nhau....có khi gây xốc điện cũng nên ? Nguồn loại này là nguồn phi tuyến (không có biến áp với cuộn sơ và cuộn thứ cấp, không có cách rời... ) nên dù điện 12 v, hay 3v3 cũng có thể giật và nó có điện áp so với đất có thể cao.... giữa hai điểm của hai chân có thể có điện thế chênh lệch lớn (lên tới 220V) có thể gây hỏng hệ thốgn. Nên cách đấu song song 2 nguồn cũng phải xem xét lại cho kỹ.

/Kuang2:
1- Cách nối 2 dây màu xanh (dây 14 vào với nhau) đã có nhiều người thử và đã có nhiều thất bại đến không ngờ luôn.
2- các nối rơle của mọi người là vẫn chưa đúng lý thuyết chút nào hết cả. bản thân trong rơle có parafin nên sẽ có hiện tượng điện xung ngược (trong trường hợp này là điện +12V xung ngược. Không hiểu giải thích như vậy có đúng không nữa?

/TuanLinh:
Đã ai làm thử đấu 2 nguồn chưa ? Nếu chạy được, thử đảo chiều nguồn vào 220 V của một PSU xem nó có làm sao không ?
Mình thấy chuyện dual này nghi ngờ lắm ?! Không biết ở đâu vẽ một cái mạch của PSU không nhỉ ? Xem mạch nó thế nào, có gây xốc điện không.
Trong PSU đều ghi rõ: "switching power supply". Như vậy nó sẽ biến 220 ~ thành một chiều (mình thấy nó nối tiếp với một con tụ - hay điện trở, hay trở nhiệt...gì đó trước khi nắn thành một chiều để hạn chế dòng). Từ đây thì mình không biết nó làm thế nào nữa (hay là nó gồm một chuyển mạch logic bằng điện tử: hạ 220V xuống <100V một chiều rồi đóng ngắt liên tục vào một con tụ chẳng hạn: con tụ điện áp tới 12 V thì ngắt, khi mức tiêu thụ hạ điện áp con tụ xuống dưới 12V thì lại đóng điện vào, và cứ thế...với tần số rất cao và bằng điện tử nên không gây hồ quang hay nhiễu loạn. Đây là suy luận của mình thôi - không biết nó thế nào).
Vì nguyên lý của nó hoàn toàn bằng điện tử (nếu dùng biến áp hạ 220V xuống 12V với công suất 300-400W đầu ra có lẽ khối lượng và kích thước của PSU sẽ to gấp ba và nặng gấp 30 !!!). Vì là điện tử nên có thể giữa hai chân cùng loại (ví dụ cùng đường +12V, +3V... của PSU 1 và PSU 2 sẽ có một điện thế, điện thế này có thể bằng 0 hoặc là lớn hơn nhiều tuỳ thuộc vào cách cắm điện đầu vào 220 của 2 PSU. Nếu dùng độc lập 2 con cho 2 thiết bị khác nhau thì có thể vẫn có điểm chung trong phần cable tín hiệu (IDE của HDD hay CDRom), điểm chung này lẽ ra có điện áp bằng nhau và không chênh lệch nhiều do dùng 1 PSU thì nay lại khác nhau do dùng 2 PSU. Nếu sự chênh lệch quá một ngưỡng nào đó nó sẽ đánh thủng các linh kiện ???!.
Ví dụ thế này: nếu nhà bạn dùng cả hai đường điện khác nhau (để dự phòng pha có, pha mất) thì khi bạn nối hai đường lửa (đường gây giật, dùng bút thử điện là biết) với nhau sẽ gây chập cháy vì hai đường lửa này có thể là hai pha khác nhau, và điện áp pha giữa chúng sẽ là 380 chứ không phải như nhau nữa. Nói cách khác: điện áp giữa hai pha đó là 380 chứ không thể đấu vào nhau cho khoẻ hơn được. Tất nhiên PSU phải an toàn hơn rất nhiều vì các mạch bảo vệ của nó, nhưng có lẽ người thiết kế ra nó không bao giờ nghĩ rằng sẽ có người dùng dual cho khoẻ thêm
Trên đây hoàn toàn là suy luận của mình bằng những kiến thức học sơ qua về điện tử. Mình không có 2 PSU, hay đồng hồ để thử đo xem PSU thế nào (chỉ có một con cũ đã hỏng từ thời mình dùng PenMMX để tháo ra ngó và suy luận vậy).
Mong được biết ý kiến của các bạn chuyên ngành điện tử.


/Chingachgook:
Ở đây có nhiều người rành điện tử nhưng nhát tay, không dám thực hành. Mình tuy không rành mấy nhưng máu liều lại nhiều nên có thử qua nay kể lại:
- Đầu tiên PSU 1 đang power on (màn hình windows báo đường 12v = 11,86v), PSU 2 cũng đang power on để bên ngoài, mình lấy đường 12v của PSU 2(đo được 12,15v) chích vô line 12v của PSU 1 => không có gì hết, màn hình vẫn báo là 11,86v.
- Giận quá mình quyết định lấy thêm đường GND của PSU 2 chích vô line GND của PSU 1 => màn hình báo đường 12v = 11.92v, có chuyển biến tốt.
Qua buổi thực hành này tui thấy chuyện mod 2 PSU lại thành 1 cũng có khả năng lắm chứ, đường nào mạnh thì để yên, đường nào yếu thì vực nó lên chút đỉnh, 1 chút đỡ 1 chút chứ bộ.

/M79:
Về cơ bản PSU hoạt động dựa vào con IC494 hoặc KA7500 (Pulse-Width-Modulation = PWM ==> điều chế độ rộng xung hay gọi tắt là điều rộng xung) dạng xung điều rộng này có tần số khoảng 30Khz được dùng để điều khiển 2 con Transistor công suất ngắt mở (Switching) thông qua cuộn sơ cấp biến áp Step-down (điện áp cấp cho 2 Trans này khoảng 240VDC được chỉnh lưu từ 220VAC của nguồn khu vực)... Điện áp ngã ra được lấy trên cuộn thứ cấp của biến áp này và được chỉnh lưu thành +-12V, +-5V, +3,3V... cung cấp cho tải tiêu thụ... việc ồn áp được thực hiện bằng mạch hồi tiếp (FeedBack) từ đường +12V và +5V đưa về chân 1 của TL494 hoặc KA7500... hihi... gửi bác cái sơ đồ bên dưới để tham khảo...
atx.jpg


/TuanLinh:
Nếu như mạch này thì các bro cứ vô tư chạy dual PSU vì nguồn 220 hoàn toàn độc lập với đầu ra DC.
Cám ơn M79 rất nhiều đã cho biết mạch con nguồn.
Nhưng có lẽ các thông số có hơi khác nhau giữa mạch này và một nguồn mình có trong tay, con TL494 giờ nó đặt tên (hay khác đời gì đó) là S494P, một con là LM339N, bộ cầu đi ốt giờ thu hẹp lại thành một con nắn.
Nhưng sờ vào nguồn hoặc case vẫn thấy tê tê...mình thấy trên mạch của mình có hai con tụ 102 từ 2 đầu 220V nối xuống phần bắt ốc - tức là dính với hệ thống case - hay chính là GND. Còn các phần bắt ốc còn lại thì nối với GND. Để an toàn chắc mình bỏ hai con này đi quá . nó có lẽ chỉ làm nhiệm vụ lọc nhiễu cao tần trên 220 đầu vào.

/tricoi:
to K2: Xung ngược nghĩa là sao K? Anh có phải dân điện tử nên chẳng hiểu gì cả? Xưa nay đấu nối điện DC chỉ toàn dùng kiến thức Vật Lý lớp 9 thôi
Giải thích kỹ hơn tí đi, chắc cũng còn nhiều người khác chưa/không hiểu

/TuanLinh:
Mình đang dò lại theo mạch này với nguồn của một con ATX 300W của hãng Z-Icon (chắc của TQ). Tuy nhiên thấy nó khác nhau...cũng nhiều đấy ! Nhưng có lẽ nguyên lý cơ bản thì vẫn giống nhau thôi.

/lem:
Tiếp sức bác M79, bổ sung tí.
Bác TuanLinh nhận xét chỉ đúng 50%, nguyên lý của PSU (và nguồn của TV, monitor...) là sự kết hợp hòan hảo giữa ĐIỆN TỬ và ĐIỆN TỪ chứ không phải hòan tòan bằng điện tử. Tôi xin lý giải rõ ràng hơn tại sao PSU có công suất lớn mà kích thước lại nhỏ gọn, nhẹ như vậy :
Ta có phương trình cơ bản của Máy Biến Áp : e = 4,44.B.S.f.W
Trong đó :
- e là Sức điện động (Đại diện cho công suất của PSU).
- S là Tiết diện mạch từ dẫn từ thông móc vòng vào cuộn dây (Đại diện cho kích thước của Biến áp).
- f là Tần số dòng điện.
- Để đơn giản, các đại lượng còn lại ta không cần quan tâm.
Theo phương trình trên thì muốn tăng công suất (e) ta phải tăng bốn đại lượng B, S, f, W. Ở đây ta chỉ xét S và f, muốn tăng công suất (e) thì phải :
- Tăng S, tức tăng kích thước mạch từ (lỏi sắt) => kích thước Biến áp to, nặng => tốn vật liệu.... => không áp dụng.
- Tăng f, tức tăng tần số dòng điện vào cuộn sơ cấp của Biến áp => dùng mạch điện tử làm được chuyện này không mấy khó khăn => ít tốn kém => khả thi.
Thực tế áp dụng cho PSU, ta thấy kích thước Biếp áp được thu nhỏ đến mức tối đa có thể (nhưng vẫn phải có nhé!) và Tần số dòng điện vào cuộn sơ cấp của Biến áp được tăng lên rất cao, từ 50Hz của điện lưới được đẩy lên khỏang vài chục KHz. Do đó bạn thấy PSU rất nhỏ và nhẹ.
Điểm nào không đúng nhờ các bro đính chính giúp.
W là số vòng dây của Biến áp, trong PSU nó cũng được thu nhỏ đến mức tối đa để có thể...quấn lên được cái lỏi sắt từ bé xíu kia chứ!

p/s : Nhìn vào phương trình e = 4,44.B.S.f.W ta thấy : nếu giảm S & W đi vài chục lần, đồng thời tăng f lên gần 1000 lần (50Hz lên vài chục KHz) thì e không giảm đi, thậm chí còn tăng nữa chứ.

/bobo: có thâý tiê`n diê.n tháng sau khi dùng dual PSU có tang ko ????
/thanhskull:
Không hề tăng lên bạn à, bạn có biết là khi mạch thứ cấp không có tải thì dòng idle của nó rất thấp không? Cho nên dùng mấy PSU đi chăng nữa thì công suất tiêu thụ vẫn do máy tính sử dụng bao nhiêu thôi. Không tốn hơn đáng kể đâu.

/nova.com:
Cac bac dua ra nhieu y kien qua lam toi khong biet phai lam nhu the nao nua. Mot thang nua cac bac van dung on dinh thi ban lai tiep van chua muon dau. Ban than toi chay dual nhung chi noi chan 14 va day den cua hai nguon vao nhau. Nhung Main chi nhan 20 chan tu mot nguon con lai duong 12V cho HDD+CD+Fan+Den thi dung cua nguon con lai thi thay khong cai thien duoc la bao nhieu ca nhung dung ca nam nay chang sao ca. Van de Dual can co thoi gian de moi nguoi kiem chung thuc te.

/TuanLinh:
Dù là tần số nào thì yêu cầu dòng điện tiêu thụ vẫn không đổi, với các dòng cỡ 15A của một nguồn 350W thì dây dẫn không thể quá nhỏ. Mặt khác mình không tin được rằng toàn bộ nguồn cung cấp cho PC lại cấp do một con biến áp nhỏ xíu mà bạn nhìn thấy.
Bạn có thấy cuộn hình xuyến không ?, dây nó rất to, dây đó chạy dòng 15A mới có lý !
Còn việc các bạn đấu các đầu với nhau thì có lẽ sẽ xảy ra thế này:
Mình thấy tất cả các đầu 12V thì nó hàn với nhau, 5V với nhau nên dù jack 20 chân thì cũng có điện áp ra như đầu cắm ổ.
Ở đầu ra 12V có một con tụ hoá 1000mF/16V, đầu 5V có con 2200 mF/10V.
Nếu bạn đấu PSU1 với PSU 2 song song nhau (bằng cách các chân 12V đấu với nhau chẳng hạn), giả sử điện áp con 1 là 11.8V, con 2 là 12,2V. tức là dòng tức thời con 2 chạy ngược lại nạp vào tụ con 1, sau đó mức điện áp hai con bằng nhau. Nhưng từ đây có lẽ sẽ có sự phức tạp của nó: Các mạch hồi của hai PSU sẽ hoàn toàn làm việc ở mức chung nhau (cùng mức đầu ra để hồi áp về điều khiển, cân bằng), nhưng thông số và chế độ làm việc của 2 PSU lại khác nhau (ví dụ nếu bạn dùng một con đi ốt ổn áp 5V: có con hoạt động ở 4,99V được coi là chuẩn, có con 5,02V lại coi là chuẩn 5V. các thông số linh kiện tuỳ theo nhưng có thể từ 0,5% đến 20% tuỳ loại).
Như vậy, trong 2 con PSU, sẽ có một con cố kìm áp xuống và một con cố nâng áp lên cho đủ điện áp (vì tính chất không đồng đều khi nó so sánh với chuẩn điện áp của nó). Lẽ ra trong vài ms nó sẽ điều chỉnh xong để đạt thông số ổn định (ổn định này cũng chỉ tương đối, thường trong khoảng vài giây) thì nay lúc nào cũng làm việc trong chế độ điều chỉnh liên tục mà không đạt thông số đầu ra . PSU quá mệt !!!

(Sưu tầm)
 

thinh777

New Member
Hướng dẫn dùng 2 nguồn (Dual PSU)

Chiếc nguồn (PSU) của bạn quá yếu (công suất quá nhỏ), trong khi PC của bạn lại có nhiều ổ, đèn, quạt... Tại sao ko xài 2 chiếc PSU cùng 1 lúc?
Về nguyên lý thì tương đối đơn giản, cái quan trọng nhất là bạn có kiếm được... 2 cái nguồn ko

- Trước tiên, hãy tìm hiểu cách kích hoạt PSU (loại nguồn ATX )
Tất nhiên, đó chỉ là thao tác nhấn vào nút power thì PSU sẽ hoạt động. Về nguyên lý thì khi ta nối chân số 14 (tức là đường dây màu xanh lá cây - hình vẽ) của ATX connector (tức là đầu cắm từ PSU vào mainboard - hình vẽ) với bất kỳ đường ground (GND - tức các đường dây màu đen) nào, thì PSU sẽ được kích hoạt.


atxconnector1.jpg



atxconnector2.jpg


Bạn có thể thử bằng cách nối chân 14 với 1 đường GND bất kỳ, sẽ thấy PSU hoạt động ngay.

- Có nhiều cách để kích hoạt PSU2 như: nối song song chân 14 và GND của 2 PSUs với nhau, hoặc nối chân 14 và GND của PSU2 với 1 chiếc công tắc (hình vẽ), nhưng làm như vậy rất "thủ công" và rất "mang tiếng" cho dân vOz

atxswitch.jpg

- Điều quan trọng là làm sao để khi PSU1 (dùng cho mainboard) hoạt động thì PSU2 (dùng cho HDD, fan, leds...) cũng tự hoạt động theo.
Bạn cần phải có 1 cái "rơle" điện (power relay switch), mất 5000VND + 10' chạy ra Chợ Trời (Hà Nội) và hỏi mua cái "rơle" 12V, bạn sẽ có thứ quan trọng nhất để chạy Dual PSU. Rơle điện thường thì có 4 chân (hình vẽ) hoặc nhiều hơn, nguyên tắc hoạt động của nó là: khi ta cho điện 12V vào chân 1,2 thì chân 3,4 sẽ được nối mạch.


relay.jpg


relayview.jpg


khitrelay.jpg
 
Top