Gần đây, tôi nhận thấy có nhiều người khiếu nại rằng các khoản điện thoại của họ bị trừ khi sử dụng các ứng dụng độc hại như báo Dân Trí hay 24h đưa tin. Tôi rất ngạc nhiên vì nó đang càng ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến; rất nhiều nạn nhân (bao gồm cả anh bạn thân nhất của tôi đã mất 15.000 đồng) trút cơn giận của họ lên các nhà phát triển ứng dụng – thực tế lại không phải là những người chịu trách nhiệm ở đây. Tôi là một tín đồ của điện thoại di động và đã tải về/sử dụng hàng trăm ứng dụng. May mắn thay, tôi chưa bao giờ bị lừa vào bất kỳ trò gian lận hút tiền nào. Dưới đây xin có vài lời giải thích và đóng góp vài lời khuyên đơn giản để tránh những vấn đề như trên.
Thực tế là cái quái gì đang diễn ra?
Những ứng dụng phổ biến mình đang sử dụng như UC browser, Facebook, Zing được sửa đổi bởi tin tặc và những kẻ lừa đảo, cố ý chèn thêm các mã độc hại hoặc các tiện ích cho ứng dụng để biến chúng thành 1 công cụ kiến tiền. Các tin tặc sau đó quảng bá các ứng dụng đã được chỉnh sửa trên Internet. Thật không may là một số người dùng lại là không nhận thức được điều này và bị lừa vào bẫy. Điều đáng nói là có thể, các tin tặc được cộng tác với các nhà cung cấp viễn thông mới lập nên được những cái bẫy online này. Hãy nhớ rằng, số tiền bị đánh cắp từ những người dùng đi trực tiếp vào túi các nhà cung cấp viễn thông, trong khi người dùng vẫn chưa thấy bất cứ động thái hay cảnh báo nào từ họ ...hừm ... Những kẻ lừa đảo cũng có thể tạo một app hoàn toàn mới nhưng copy các app nổi tiếng thì dễ dàng hơn và giúp chúng thu hút nhiều lượt download hơn.
Vậy bạn cần phải làm gì?
1. Các nguyên tắc cơ bản là: CHỈ NÊN tải ứng dụng phổ biến từ các trang web chính thức hoặc các cửa hàng ứng dụng, đừng bao giờ nên tải về từ các nhà cung cấp ứng dụng bên thứ ba hoặc từ các nguồn không rõ. Nói chung, các ứng dụng phổ biến đều có trang web riêng của họ (hãy ‘google’ nếu bạn không biết địa chỉ chính xác); nơi mà bạn có thể tải về các phiên bản chính thức lấy ví dụ như http://m.ucweb.com mới là wapsite chính thức của trình duyệt UC Browser. Hoặc dễ dàng hơn là bạn có thể và nên tìm thấy hầu như tất cả trong các cửa hàng ứng dụng. Đơn giản vì mọi ứng dụng trong các cửa hàng này được kiểm tra nghiêm túc trước khi phát hành.
2. Nếu bạn thực sự muốn tải về một ứng dụng từ một nguồn không rõ, cố gắng tìm hiểu thông tin trên Google để kiểm tra xem nó có bất kỳ yếu tố gian lận, không trung thực liên quan đến ứng dụng và site này không.
3. Nếu bạn đã tải về một ứng dụng không rõ nguồn gốc (hoặc một ứng dụng không có chữ ký) hãy cẩn trọng khi sử dụng nó. Không nên lúc nào cũng nhấp vào lựa chọn "có" khi một cửa sổ pop-up hiện lên. Xóa nó nếu bạn cảm thấy nghi ngờ.
4. Một khi bạn phát hiện tài khoản của mình bị trừ, chuyển điện thoại sang chế độ máy bay để ngắt sóng và kiểm tra các ứng dụng bạn đã tải về gần đây, hãy xóa chúng nếu bạn thấy cần thiết.
5. Tôi muốn nhấn mạnh rằng cả người dùng và các nhà phát triển ứng dụng ban đầu là nạn nhân của trò gian lận này. Bạn cũng có thể giúp nhiều người tránh khỏi cái bẫy này bằng cách: nhắc nhở mọi người tránh dùng các ứng dụng đáng ngờ; thông báo cho các nhà phát triển ứng dụng ngay sau khi bạn phát hiện thấy một ứng dụng đáng ngờ; hay đơn giản hơn là chia sẽ bài viết này đến các diễn đàn khác và trang web khác để nâng tầm nhận thức của nhiều người.
Thực tế là cái quái gì đang diễn ra?
Những ứng dụng phổ biến mình đang sử dụng như UC browser, Facebook, Zing được sửa đổi bởi tin tặc và những kẻ lừa đảo, cố ý chèn thêm các mã độc hại hoặc các tiện ích cho ứng dụng để biến chúng thành 1 công cụ kiến tiền. Các tin tặc sau đó quảng bá các ứng dụng đã được chỉnh sửa trên Internet. Thật không may là một số người dùng lại là không nhận thức được điều này và bị lừa vào bẫy. Điều đáng nói là có thể, các tin tặc được cộng tác với các nhà cung cấp viễn thông mới lập nên được những cái bẫy online này. Hãy nhớ rằng, số tiền bị đánh cắp từ những người dùng đi trực tiếp vào túi các nhà cung cấp viễn thông, trong khi người dùng vẫn chưa thấy bất cứ động thái hay cảnh báo nào từ họ ...hừm ... Những kẻ lừa đảo cũng có thể tạo một app hoàn toàn mới nhưng copy các app nổi tiếng thì dễ dàng hơn và giúp chúng thu hút nhiều lượt download hơn.
Vậy bạn cần phải làm gì?
1. Các nguyên tắc cơ bản là: CHỈ NÊN tải ứng dụng phổ biến từ các trang web chính thức hoặc các cửa hàng ứng dụng, đừng bao giờ nên tải về từ các nhà cung cấp ứng dụng bên thứ ba hoặc từ các nguồn không rõ. Nói chung, các ứng dụng phổ biến đều có trang web riêng của họ (hãy ‘google’ nếu bạn không biết địa chỉ chính xác); nơi mà bạn có thể tải về các phiên bản chính thức lấy ví dụ như http://m.ucweb.com mới là wapsite chính thức của trình duyệt UC Browser. Hoặc dễ dàng hơn là bạn có thể và nên tìm thấy hầu như tất cả trong các cửa hàng ứng dụng. Đơn giản vì mọi ứng dụng trong các cửa hàng này được kiểm tra nghiêm túc trước khi phát hành.
2. Nếu bạn thực sự muốn tải về một ứng dụng từ một nguồn không rõ, cố gắng tìm hiểu thông tin trên Google để kiểm tra xem nó có bất kỳ yếu tố gian lận, không trung thực liên quan đến ứng dụng và site này không.
3. Nếu bạn đã tải về một ứng dụng không rõ nguồn gốc (hoặc một ứng dụng không có chữ ký) hãy cẩn trọng khi sử dụng nó. Không nên lúc nào cũng nhấp vào lựa chọn "có" khi một cửa sổ pop-up hiện lên. Xóa nó nếu bạn cảm thấy nghi ngờ.
4. Một khi bạn phát hiện tài khoản của mình bị trừ, chuyển điện thoại sang chế độ máy bay để ngắt sóng và kiểm tra các ứng dụng bạn đã tải về gần đây, hãy xóa chúng nếu bạn thấy cần thiết.
5. Tôi muốn nhấn mạnh rằng cả người dùng và các nhà phát triển ứng dụng ban đầu là nạn nhân của trò gian lận này. Bạn cũng có thể giúp nhiều người tránh khỏi cái bẫy này bằng cách: nhắc nhở mọi người tránh dùng các ứng dụng đáng ngờ; thông báo cho các nhà phát triển ứng dụng ngay sau khi bạn phát hiện thấy một ứng dụng đáng ngờ; hay đơn giản hơn là chia sẽ bài viết này đến các diễn đàn khác và trang web khác để nâng tầm nhận thức của nhiều người.